Kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid sở hữu 6 màng lọc chống nắng hiện đại, công nghệ độc quyền Netlock với chỉ số SPF 50+, PA (++++) và PPD 42. Cùng với kết cấu dạng sữa lỏng nhẹ, thấm nhanh, không tạo vệt trắng, mang đến cảm giác vô hình khi dùng trên da chính là điểm đặc biệt nhất của phiên bản được ra mắt lần này. Hãy cùng Beaudy.vn review chi tiết về kem chống nắng L’Oreal Invisible Fluid (vạch đỏ) sau khi đã có trải nghiệm thực tế, xem sản phẩm có thật sự “thần kỳ” không nhé!
- Bao bì, thiết kế của kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid
- Thành phần của kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid
- Công dụng của kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid
- Cảm nhận khi dùng kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid có tốt không?
- Ưu điểm, nhược điểm của kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid
- Cách sử dụng kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid
- Mua kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid ở đâu? Giá bao nhiêu?
- Thông tin sản phẩm
- Bảng phân tích dựa trên các thành phần
- Bảng chi tiết các thành phần
Bao bì, thiết kế của kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid
Nằm trong bộ sản phẩm kem chống nắng cùng dòng “UV Defender” trước đó, L’Oreal Invisible Fluid được thiết kế đặc trưng với thân chai nhựa, hình chữ nhật có màu trắng, nắp vặn màu vàng đồng giúp tổng thể trở nên rất sang trọng và bắt mắt. Nét đặc trưng để phân biệt kem chống nắng L’Oreal Invisible Fluid so với các sản phẩm cùng dòng nhờ vào vạch đỏ nằm ngang có in cụm từ “Invisible Fluid”.

Bao bì ở mặt trước được thiết kế tối giản chỉ nhấn mạnh vài thông tin đặc trưng nhất như chỉ số SPF 50+, PA (++++), cùng các đặc điểm nổi bật khác của sản phẩm như: không dính, không bóng mặt, không tạo vệt trắng,… Mặt sau sản phẩm hướng dẫn cách sử dụng cơ bản. Bên trong kem chống nắng L’Oreal Invisible Fluid có thiết kế dạng vòi đơn thuần, nên sẽ không thể điều chỉnh được lượng sản phẩm mỗi lần dùng tuy nhiên nhờ đầu vòi được thiết kế phù hợp nên không lo bị “lố tay” đâu nhé.

Texture của kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid giống như tên gọi, được lai giữa 2 dạng serum và Fluid nên có kết cấu sữa lỏng, mỏng nhẹ và có màu hơi vàng ngà. Mùi hương của kem chống nắng L’Oreal Invisible Fluid có thể là điểm trừ với một vài bạn, bởi sản phẩm có mùi hương liệu hóa học khá nồng và sau tầm 15 đến 30 phút mùi hương mới dịu xuống.
Thành phần của kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid
Bảng thành phần chi tiết: Aqua/Water, Alcohol Denat, Diisopropyl Sebacate, Silica, Isopropyl Myristate, Ethylhexyl Salicylate, Ethylhexyl Triazone, Bis-Ethylhexyloxyphenol Methoxyphenyl Triazine, Butyl Methoxydibenzoylmethane, Glycerin, Propanediol, C12-22 Alkyl Acrylate/Hydroxyethylacrylate Copolymer, Drometrizole Trisiloxane, Perlite, Caprylic/Capric Triglyceride, Tocopherol, Hydroxyacetophenone, Hydroxyethylcellulose, Sodium Hyaluronate, Triethanolamine, Trisodium Ethylenediamine Disuccinate, Silica Silylate, Limonene, Linalool, Caprylyl Glycol, Alpha-Isomethyl Ionone, Terephthalylidene Dicamphor Sulfonic Acid, Acrylates/C10-30 Alkyl Acrylate Crosspolymer, Hexyl Cinnamal, Parfum/Fragrance
- Là kem chống nắng thuần hóa học.
- Màng lọc chống nắng: Ethylhexyl Salicylate (Octisalate), Ethylhexyl Triazone (Uvinul T150), Bis-Ethylhexyloxyphenol Methoxyphenyl Triazine (Tinosorb S), Butyl Methoxydibenzoylmethane (Avobenzone), Drometrizole Trisiloxane (Mexoryl XL), Terephthalylidene Dicamphor Sulfonic Acid (Mexoryl SX).
- Silica,Silica Silylate: giúp kiềm dầu, giảm nhờn.
- Hydroxyacetophenone, Sodium Hyaluronate, Glycerol, Sodium Hyaluronate, Vitamin E: chống oxy hóa, dưỡng ẩm và làm dịu da, giảm bong tróc
- Có chứa hương liệu như: Limonene, Linalool (hương cam quýt), Fragrance , Alpha-Isomethyl Ionone, Hexyl Cinnamal (chất tạo mùi hương) và cồn khô (Alcohol Denat). Các thành phần có thể gây kích ứng cho da.
Thành phần Kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid sở hữu bộ 6 màng lọc chống nắng hữu cơ mạnh mẽ, trong đó có 2 màng lọc độc quyền của tập đoàn L’Oreal chính là Mexoryl XL, Mexoryl SX được dùng trong kem chống nắng nổi tiếng như La-Roche Posay. Đặc biệt bổ sung công nghệ Netlock giúp ngăn cản tia UV có bước sóng từ 380nm đến 400nm. Và được bổ sung thêm các hoạt chất chống oxy hóa, cấp ẩm cho da như: Sodium Hyaluronate, vitamin E, Glycerin.

Công dụng của kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid
- Chỉ số SPF 50+, PA (++++), PPD 42 chống lại tia UVA và UVB toàn diện.
- Kết cấu mỏng nhẹ 20X thấm nhanh, mỏng nhẹ tạo cảm giác vô hình trên da.
- Độ bám cao trên da, bền bỉ dưới tác động của ô nhiễm, khói bụi và nhiệt độ cao.
- Có khả năng kháng nước và chống mồ hôi.
- Phù hợp với mọi loại da, đặc biệt da thâm sạm, không đều màu, da dầu, da hỗn hợp và dùng được cho da đang treatment.
Cảm nhận khi dùng kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid có tốt không?
L’Oreal là tập toàn thương hiệu mỹ phẩm rất lớn và vô cùng uy tín tại Pháp, nên mình rất tin tưởng về hiệu quả và những công nghệ độc quyền trong sản phẩm của hãng. Kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid là phiên bản mới nhất trong năm 2023 được rất nhiều KOLs, Beauty Blogger liên tục khen ngợi. Nên mình rất tò mò và quyết định mua về để trải nghiệm xem sản phẩm có thật sự tốt không.

Khi bắt đầu bôi kem chống nắng L’Oreal Invisible Fluid mình rất ấn tượng bởi chất kem dạng sữa mỏng nhẹ, thấm nhanh, không nâng tone và đặc biệt không gây vón cục, không tạo vệt trắng nên rất dễ bôi. Vì thế các bạn mới bắt đầu dùng kem chống nắng có thể dễ dàng làm quen được luôn. Tuy nhiên mùi hương theo mình nghĩ cũng chính là nhược điểm của sản phẩm, theo mình cảm nhận đây là mùi hương hóa học pha lẫn mùi cồn nên khá nồng gắt, sẽ không phù hợp với các bạn không thích hương liệu và da quá nhạy cảm.
Được khen ngợi là kem chống nắng rất phù hợp cho da dầu và da hỗn hợp thiên dầu, đối với mình có da hỗn hợp thiên dầu khi dùng L’Oreal Invisible Fluid cũng rất mong đợi về hiệu quả kiềm dầu trên da. Sau khi kem chống nắng tệp vào da sẽ tạo nên lớp màng mỏng nhẹ nhưng vẫn có một chút độ ẩm hơi dính dính và bóng nhẹ trên da, nên nếu mang khẩu trang sẽ hơi dính ra ngoài một tí. Hiệu quả kiềm dầu chỉ có thể duy trì được khoảng 3 tiếng cho vùng chữ U, và các vùng da chữ T đổ dầu rất nhanh.

Mình có sử dụng kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid trong một đợt đi biển thì rất ấn tượng về hiệu quả bảo vệ trên da. Khả năng kháng nước dừng lại ở mức trung bình nếu ở trong nước quá lâu lớp finish sẽ bị chảy ra nhưng không loang lỗ, đặc biệt không gây cay mắt. Cuối ngày hôm đó da mình chỉ xỉn màu đi rất ít chỉ cần vài hôm phục hồi da đã trở về bình thường. Nên hiệu quả chống nắng của sản phẩm thật sự rất chất lượng vì thế các bạn có da treatment nên thử nhé.
Ưu điểm, nhược điểm của kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid
Ưu điểm
- Là kem chống nắng thuần hóa học với màng lọc hiện đại bảo vệ da rất hiệu quả.
- Chỉ số chống nắng cao với: SPF 50+, PA (++++), PPD 42 cùng công nghệ độc quyền Netlock.
- Kết cấu dạng sữa lỏng nhẹ, dễ bôi, thấm nhanh trên da, không gây bí da.
- Không gây vón cục, không nâng tone, không tạo vệt trắng, không gây nặng mặt nhiều.
- Kháng nước và kháng mồ hôi ở mức độ trung bình, không bị loang thành vệt trắng sau khi ra mồ hôi.
- Không gây cay mắt.
- Giúp da có độ ẩm nhẹ nên hạn chế tình trạng da bị kiềm dầu “quá đà”.
- Phù hợp nhất cho da hỗn hợp thiên dầu, thiên khô, da đang treatment và dùng được cho hoạt động ngoài trời như: đi biển, tiếp xúc ánh nắng nhiều giờ liên tục,…
Nhược điểm
- Hiệu quả kiềm dầu không quá tốt cho da dầu, da tiết nhiều dầu nhờn.
- Hơi dính nhẹ sau khi bôi và có thể dây ra khẩu trang.
- Có cồn khô và hương liệu khá nồng.
- Thường xuyên hết hàng.
Cách sử dụng kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid
- Làm sạch da.
- Lắc đều sản phẩm trước khi bôi kem chống nắng L’Oreal Invisible Fluid.
- Đối với làn da quá nhiều dầu có thể kết hợp các loại serum giúp kiềm dầu như: Niacinamide, Zinc Gluconate trước bước kem chống nắng.
- Sau khi bôi kem chống nắng có thể dùng thêm phấn phủ kiềm dầu để hút dầu thừa tốt hơn.
- Nên bôi đủ lượng kem chống nắng L’Oreal Invisible Fluid khoảng 2 lóng ngón tay cho cả da mặt, và đừng quên bôi cho vùng da cổ.
- Bôi lại kem chống nắng sau 3 đến 4 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mua kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid ở đâu? Giá bao nhiêu?
Bạn có thể mua kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid với giá 349.000 VNĐ/chai 50ml (giá chính hãng).
Thông tin sản phẩm
- Công dụng: chống nắng, kiềm dầu, dưỡng ẩm nhẹ.
- Dung tích/Trọng lượng: 50ml.
- Kết cấu: dạng sữa lỏng, có màu vàng.
- Loại da: mọi loại da, đặc biệt da hỗn hợp thiên dầu – thiên khô, da treatment.
- Thương hiệu: L’Oreal.
- Xuất xứ: Pháp.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài review về kem chống nắng L’Oreal UV Defender Serum Invisible Fluid. Hi vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin về sản phẩm, đây là trải nghiệm của cá nhân mình nên các bạn có thể cho biết trải nghiệm qua phần bình luận bên dưới nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài review mỹ phẩm sắp tới của Beaudy.vn nhé!
Bảng phân tích dựa trên các thành phần
Bảng chi tiết các thành phần
Thành phần | Công dụng | Điểm CIR | Điểm EWG | Mô tả thành phần | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Tên gọi khác | Bài viết chi tiết về thành phần | Các sản phẩm có chứa thành phần |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Acrylates C10-30 Alkyl Acrylate Crosspolymer | Chất tạo độ nhớt, Chất kết dính, Ổn định nhũ tương, Giữ nếp tóc | A – An toàn | 1 – Nguy cơ thấp | Thành phần này là một polyme của axit acrylic và các hóa chất liên quan. Có công dụng là chất làm tăng độ nhớt, chất hấp thụ, chất kết dính hoặc được dùng để làm móng nhân tạo, chất ổn định nhũ tương và chất cố định tóc. EWG đánh giá rằng khả năng gây ung thư, gây kích ứng da, phơi nhiễm hoặc gây độc cho cơ thể đều ở mức nguy cơ thấp và không có hạn chế sử dụng trong mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân. |
| ||||
Alcohol Denat | Dưỡng ẩm, Chất làm sạch | 4 – Nguy cơ trung bình | Alcohol Denat hay Alcohol hay cồn, từ này dùng để chỉ một nhóm hợp chất hữu cơ trong mỹ phẩm. Cồn sẽ có hai loại, cồn béo có trọng lượng phân tử cao và cồn xấu có trọng lượng phân tử thấp. Một số loại cồn lành tính có tác dụng dưỡng ẩm, chất làm sạch bề mặt da. Đối với cồn khô khả năng gây kích ứng da là rất cao, các loại cồn cần lưu ý là ethanol hoặc ethyl alcohol, denatured alcohol, methanol, isopropyl alcohol, SD alcohol, and benzyl alcohol. Mặc dù cồn có khả năng giúp các hoạt chất như retinol hoặc vitamin C đi sâu vào da, và thúc đẩy tác dụng của hoạt chất nhưng cồn khô có thể khiến da bị tổn thương kéo dài. Những bề mặt da phải tiếp xúc với cồn thường xuyên có thể gây tổn thương nặng, gây lão hóa da. Ngoài ra có các loại cồn béo sẽ thường là nhân tố có lợi cho làn da và không gây kích ứng. Hội đồng chuyên gia CIR kết luận rằng các dữ liệu có sẵn là không đủ để hỗ trợ tính an toàn của Alcohol Denat…. |
| |||||
Alpha-Isomethyl Ionone | Chất tạo mùi hương | B – Nguy cơ trung bình | 5 – Nguy cơ trung bình | Alpha-Isomethyl Ionone là hợp chất hữu cơ. Ionone là một nhóm các hóa chất tạo mùi hương tự nhiên và tổng hợp. Đây là một thành phần hương thơm phổ biến, là một trong “các loại chất tạo EU 26” phải được dán nhãn riêng (và không thể chỉ đơn giản đưa vào thuật ngữ “hương thơm/nước hoa” trên nhãn) vì khả năng gây dị ứng. Đây là một thành phần được EWG xếp vào nhóm có khả năng gây kích ứng ở mức cao. | Gây kích ứng | ||||
Butyl Methoxydibenzoylmethane | Chống nắng, Chất bảo quản | 1 – Nguy cơ thấp | Butyl Methoxydibenzoylmethane có khả năng hấp thụ ánh sáng cực tím trong một loạt các bước sóng và sau đó chuyển đổi nó thành bức xạ hồng ngoại (nhiệt) ít gây hại hơn, hiểu đơn giản đây là một chất chống nắng hóa học. Tại Hoa Kỳ, khi thành phần này được sử dụng trong các sản phẩm chống nắng, nó sẽ được liệt kê trên nhãn là Avobenzone. Ngoài việc gây cháy nắng, bức xạ tia cực tím là một nguyên nhân quan trọng gây lão hóa da sớm và góp phần vào sự phát triển của khối u ác tính và các dạng ung thư da khác. Butyl Methoxydibenzoylmethane cũng có thể được sử dụng để bảo vệ mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khỏi bị hư hỏng do hấp thụ tia UV. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã xem xét tính an toàn của Butyl Methoxydibenzoylmethane và phê duyệt việc sử dụng nó như một thành phần hoạt chất trong các sản phẩm thuốc chống nắng Không kê đơn (OTC) ở nồng độ lên tới 3%. EWG xếp thành phần này vào nhóm các chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân với khả năng kích ứng ở mức thấp nhất. | Avobenzone |
| ||||
Bis-Ethylhexyloxyphenol Methoxyphenyl Triazine | Chống nắng, Kem chống nắng hóa học | 1 – Nguy cơ thấp | Bis-Ethylhexyloxyphenol Methoxyphenyl Triazine là một hợp chất hữu cơ hấp thụ tia cực tím (UV). Đây là một bộ lọc tia cực tím đã được phê duyệt, có nghĩa là thành phần này có thể được thêm vào các sản phẩm kem chống nắng được thiết kế để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Bis-Ethylhexyloxyphenol Methoxyphenyl Triazine là một hóa chất hòa tan trong dầu. Ủy ban Khoa học về Sản phẩm Mỹ phẩm và Sản phẩm Phi Thực phẩm dành cho Người tiêu dùng (SCCNFP) của Ủy ban Châu Âu đã kết luận rằng việc sử dụng thành phần này trong các sản phẩm mỹ phẩm làm chất hấp thụ tia UV ở nồng độ tối đa 10% sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe, không gây kích ứng và không gây mẫn cảm, không gây độc gen và không gây ảnh hưởng đến sinh sản. Sự hấp thụ qua da của thành phần này rất thấp. | Tinosorb S |
| ||||
C12-22 Alkyl Acrylate Hydroxyethylacrylate Copolymer | |||||||||
Caprylic Triglyceride | Chất giữ ẩm, Chống mất nước | A – An toàn | 1 – Nguy cơ thấp | Caprylic/Capric Triglyceride là một este hỗn hợp dầu bao gồm axit béo caprylic và capric có nguồn gốc từ dầu dừa và glycerin, thành phần này có kết cấu lỏng hơi nhờn. Prylic/Capric Triglyceride được sử dụng trong công thức của son môi, trang điểm mắt, phấn nền, phấn má hồng, nước hoa, kem dưỡng ẩm, sản phẩm chống nắng và nhiều sản phẩm khác. Với khả năng làm chậm quá trình mất nước của da bằng cách hình thành một rào cản trên bề mặt da, từ đó giúp tránh việc da bị mất ẩm. Tổ chức CIR đánh giá Caprylic/Capric Triglyceride không gây kích ứng da hoặc mắt, cũng không phải là chất gây mẫn cảm cho da. | Caprylic Capric Triglyceride |
| |||
CAPRYLYL GLYCOL | Chất bảo quản | A – An toàn | 1 – Nguy cơ thấp | Caprylyl Glycol với 8 nguyên tử cacbon trong chuỗi carbon. Chất này được dùng chủ yếu trong sản phẩm tắm, trang điểm mắt, sản phẩm làm sạch. Thường được sử dụng kết hợp với chất bảo quản trong mỹ phẩm. Hội đồng chuyên gia CIR đã xem xét dữ liệu khoa học và kết luận rằng những thành phần này an toàn khi được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Hội đồng chuyên gia CIR đã xem xét dữ liệu chỉ ra rằng Caprylyl Glycol và các hợp chất nhỏ hơn dễ dàng hấp thụ vào da. Các nghiên cứu bổ sung cho thấy rằng các hợp chất này được chuyển hóa ở da trước khi chúng đến hệ tuần hoàn. Các nghiên cứu về liều lặp lại với các hợp chất này không dẫn đến tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đáng kể nào đối với sự sinh sản hoặc phát triển. Các hợp chất này không gây độc gen. Các sản phẩm có chứa thành phần 1,2-glycol không gây kích ứng hoặc mẫn cảm cho da. |
| ||||
Diisopropyl Sebacate | Tạo kết cấu, Nhũ hóa | A – An toàn | 1 – Nguy cơ thấp | Diisopropyl Sebacate là một diester của isopropyl alcohol và axit sebacic. Thành phần này đóng vai trò như 1 chất tạo kết cấu và nhũ hoá trong sản phẩm. Cả EWG và hội đồng CIR đều xếp thành phần này vào nhóm hoạt chất an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. | |||||
Drometrizole Trisiloxane | Chống nắng, Chất bảo quản | N/A – Not Available | 4 – Nguy cơ trung bình | Drometrizole Trisiloxane là một hợp chất hữu cơ hấp thụ tia cực tím (UV). Ở Châu Âu, Drometrizole Trisiloxane là một chất lọc tia cực tím đã được phê duyệt, có nghĩa là thành phần này có thể được thêm vào các sản phẩm chống nắng được thiết kế để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Ở Châu Âu, sản phẩm kem chống nắng được coi là mỹ phẩm. Tại Hoa Kỳ, các sản phẩm kem chống nắng là thuốc không kê đơn (OTC) và chỉ một số thành phần nhất định đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để sử dụng trong các sản phẩm này. Khi đánh giá các hoạt chất chống nắng, FDA xem xét cả tính an toàn và hiệu quả. Tính an toàn và hiệu quả của Drometrizole Trisiloxane vẫn chưa được FDA xem xét cho việc sử dụng kem chống nắng và nó không thể được sử dụng trong các sản phẩm thuốc chống nắng. Đối với mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân ở Hoa Kỳ, Drometrizole Trisiloxane có thể được sử dụng làm chất hấp thụ tia cực tím. Trong trường hợp này, thành phần này có tác dụng bảo vệ sản phẩm khỏi bị hư hỏng do hấp thụ tia UV. Ủy ban Khoa học về Thẩm mỹ (SCC) của Ủy ban Châu Âu đã tiến hành đánh giá độ an toàn của Drometrizole Trisiloxane. Dựa trên đánh giá của họ, họ kết luận rằng việc sử dụng thành phần này trong các sản phẩm mỹ phẩm như một chất hấp thụ tia UV ở nồng độ tối đa 15% sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe. | |||||
Ethylhexyl Salicylate | Chống nắng, Bảo vệ da khỏi UV | B – Nguy cơ trung bình | 3 – Nguy cơ trung bình | Ethylhexyl Salicylate có tên khác là Octisalate, là một chất lỏng nhờn không màu đến hơi vàng nhạt hoạt động như một bộ lọc chống nắng UVB (280-320nm) với độ hấp thụ cực đại ở 306 nm. Bản thân nó không phải là một bộ lọc mạnh, nó luôn được sử dụng kết hợp với các chất chống nắng khác để tăng cường hơn nữa SPF và để hòa tan các bộ lọc UV rắn khác. Nó có hồ sơ an toàn tốt và được phép sử dụng với nồng độ tối đa là 5% ở cả Hoa Kỳ và Châu Âu (10% được phép sử dụng ở Nhật Bản). | Octisalate |
| |||
Ethylhexyl Triazone | Chống nắng | 1 – Nguy cơ thấp | Ethylhexyl Triazone là một hợp chất hữu cơ hấp thụ tia cực tím (UV). Ở Châu Âu, Ethylhexyl Triazone là một bộ lọc tia cực tím đã được phê duyệt, có nghĩa là thành phần này có thể được thêm vào các sản phẩm chống nắng được thiết kế để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Tại Hoa Kỳ, các sản phẩm kem chống nắng là thuốc không kê đơn (OTC) và chỉ một số thành phần nhất định đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để sử dụng trong các sản phẩm này. Tính an toàn và hiệu quả của Ethylhexyl Triazone vẫn chưa được FDA xem xét cho việc sử dụng kem chống nắng và nó không thể được sử dụng trong các sản phẩm thuốc chống nắng.Ủy ban Khoa học về Thẩm mỹ của Ủy ban Châu Âu đã đánh giá mức độ an toàn của Ethylhexyl Triazone. Dựa trên đánh giá của họ, họ kết luận rằng việc sử dụng thành phần này trong các sản phẩm mỹ phẩm như một chất hấp thụ tia UV ở nồng độ tối đa 5% sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ủy ban Khoa học về Thẩm mỹ (SCC) của Ủy ban Châu Âu đã kết luận rằng không có bằng chứng nào cho thấy Ethylhexyl Triazone là chất độc phát triển hoặc chất độc gen. Ethylhexyl Triazone đã được thử nghiệm âm tính với khả năng gây dị ứng và khả năng thẩm thấu qua da rất thấp. EWG xếp thành phần này vào nhóm các chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân với khả năng kích ứng ở mức thấp nhất. |
| |||||
Parfum | Nước hoa, Chất tạo mùi, Tạo hương thơm | 8 – Nguy cơ cao | Parfum là các chất tự nhiên hoặc tổng hợp được sử dụng chỉ để tạo mùi cho sản phẩm mỹ phẩm và thường được ghi tên gọi chung là Parfum, Parfume, Fragrance. Mặc dù FDA không yêu cầu ghi nhãn chất gây dị ứng đối với thành phần Parfum, tuy nhiên một số thành phần này có thể có khả năng gây phản ứng dị ứng da hoặc nhạy cảm đối với một số người. (Ngoại trừ 26 chất gây dị ứng hương thơm đã được công nhận thì phải được liệt kê theo tên riêng khi có trong sản phẩm ở nồng độ lớn hơn 0,001% (đối với sản phẩm không rửa trôi), hoặc 0,01% đối với sản phẩm rửa sạch như Rượu benzyl, Cinnamyl Alcohol,..). | Dị ứng, Nhạy cảm với mùi hương | Dị ứng, Nhạy cảm | Fragrance, Perfume |
| ||
HYDROXYACETOPHENONE | Chất tăng cường bảo quản, Chất chống oxy hóa, Làm dịu da | N/A – Not Available | 1 – Nguy cơ thấp | HYDROXYACETOPHENONE là hợp chất hữu cơ.Hydroxyacetophenone là một chất chống oxy hóa tổng hợp và thành phần dưỡng da. Hợp chất chống oxy hóa cụ thể thực sự được gọi là p-hydroxyacetophenone, một chất chống oxy hóa phenolic có khả năng vô hiệu hóa một số loại gốc tự do khác nhau. Lợi ích thứ hai của nó là thúc đẩy hệ thống bảo quản trong mỹ phẩm. Điều này thuận lợi vì nó cho phép các nhà hóa mỹ phẩm sử dụng lượng chất bảo quản thấp hơn (chẳng hạn như phenoxyethanol) mà không làm giảm hiệu quả mà còn giảm nguy cơ phản ứng dị ứng. Hydroxyacetophenone cũng có khả năng làm dịu vì nó có thể ức chế một loại enzyme (được gọi là COX-2) trên bề mặt da có thể dẫn đến các dấu hiệu kích ứng. EWG xếp thành phần này vào nhóm các chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân với khả năng kích ứng ở mức thấp nhất. |
| ||||
Hexyl Cinnamal | N/A – Not Available | 3 – Nguy cơ trung bình | Hexyl Cinnamal là một thành phần mùi hương tự nhiên hoặc được sản xuất tổng hợp. Đây là một thành phần hương thơm phổ biến có mùi giống như hoa nhài. Đây là một trong “26 loại nước hoa của EU” phải được dán nhãn riêng vì khả năng gây dị ứng. Tốt nhất nên tránh nếu da bạn nhạy cảm. EWG đánh giá thành phần này có khả năng gây kích ứng ở da cao. | Kích ứng da | |||||
Hydroxyethylcellulose | Chất làm dày kết cấu sản phẩm | A – An toàn | 1 – Nguy cơ thấp | Hydroxyethylcellulose là một polymer cellulose biến đổi; được sử dụng như một chất làm dày. Hội đồng chuyên gia CIR đã đánh giá dữ liệu khoa học và kết luận rằng thành phần này an toàn như thành phần mỹ phẩm. Các dẫn xuất cellulose về cơ bản không thay đổi đi qua đường tiêu hóa sau khi uống. Chúng thực tế không độc hại khi dùng bằng đường hít hoặc bằng đường uống, trong màng bụng, dưới da hoặc da. Các nghiên cứu cận mãn tính và mãn tính về răng miệng chỉ ra rằng các dẫn xuất cellulose không độc hại. Các nghiên cứu về kích ứng mắt và da cho thấy rằng các dẫn xuất cellulose gây kích ứng tối thiểu cho mắt và không gây kích ứng hoặc kích ứng nhẹ cho da khi thử nghiệm ở nồng độ lên tới 100%. Không có hoạt động gây đột biến của các thành phần này đã được chứng minh. Các dẫn xuất cellulose ở nồng độ lên tới 100% không gây kích ứng nhẹ, không nhạy cảm và không nhạy cảm với ánh sáng khi được đánh giá trong các nghiên cứu lâm sàng. | Kích ứng mắt |
| |||
Isopropyl Myristate | Chất kết dính, Chất điều hòa da, Hương liệu, Chất làm mềm da | A – An toàn | 1 – Nguy cơ thấp | Isopropyl Myristate bao gồm isopropyl alcohol và axit myristic, đây là một chất béo phổ biến trong tự nhiên. Axit Myristic là một axit béo có tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Axit Myristic tinh khiết xuất hiện dưới dạng chất rắn kết tinh bóng, trắng hoặc hơi vàng, cứng, hoặc dưới dạng bột màu trắng hoặc trắng vàng. Chất này có tác dụng chính là điều hòa da và tóc, hoặc đóng vai trò là chất kết dính trong mỹ phẩm. Ngoài ra đây cũng có thể là một loại hương liệu hoặc chất làm mềm da. Hội đồng chuyên gia CIR đã kết luận rằng chất này không độc hại, không gây mẫn cảm và có kết quả âm tính trong các thử nghiệm về độc tính di truyền và không gây ung thư. | Kích ứng mắt nhẹ |
| |||
Limonene | Hương liệu, Dung môi | 6 – Nguy cơ trung bình | Limonene là một chất lỏng không màu có mùi cam quýt nhẹ, tươi và ngọt được sử dụng để tạo ra nước hoa và hương vị. Nó là chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại trái cây họ cam quýt. Limonene là một hợp chất thơm tự nhiên được tìm thấy trong vỏ trái cây họ cam quýt. Nó cũng có thể được sản xuất tổng hợp. Limonene có chức năng như một thành phần hương thơm và như một dung môi. Tiêu chuẩn của Hiệp hội Nước hoa Quốc tế (IFRA) đã được thiết lập. Tiêu chuẩn IFRA hạn chế việc sử dụng Limonene trong nước hoa vì khả năng gây mẫn cảm. Ở Châu Âu, Limonene được đưa vào danh sách các chất “gây dị ứng”. Sự hiện diện của Limonene phải được chỉ định trong danh sách các thành phần khi nồng độ của nó vượt quá: 0,001% trong các sản phẩm để lại trên da 0,01% trong các sản phẩm được rửa sạch khỏi da. Quá trình Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (CIR) trì hoãn việc xem xét các thành phần hương thơm riêng lẻ cho chương trình IFRA trừ khi thành phần đó có những công dụng quan trọng khác ngoài công dụng tạo hương thơm. | Kích ứng |
| ||||
Linalool | Hương liệu, Tạo hương vị | 3 – Nguy cơ trung bình | Linalool là chất lỏng không màu đến vàng rất nhạt, có mùi hoa tương tự như mùi của dầu cam bergamot và hoa oải hương Pháp. Nó là một chất tự nhiên được sử dụng để tạo ra nước hoa và hương vị. Linalool có chức năng như một thành phần hương thơm. Linalool là một chất tạo mùi thơm tự nhiên được sản xuất bởi nhiều loại thực vật như bạc hà, quế, trái cây họ cam quýt và cây bạch dương. Sự an toàn của Linalool đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia của Viện nghiên cứu về nguyên liệu tạo hương thơm (REXPAN). Dựa trên đánh giá này, Tiêu chuẩn Hiệp hội Nước hoa Quốc tế (IFRA) đã được thiết lập. Tiêu chuẩn IFRA hạn chế việc sử dụng Linalool trong nước hoa vì khả năng gây mẫn cảm. Hội đồng chuyên gia của Hiệp hội các nhà sản xuất hương liệu và chiết xuất đã xem xét mức độ an toàn của linalool và xác định rằng nó được công nhận chung là an toàn (GRAS) để sử dụng làm chất tạo hương vị. Quá trình Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (CIR) trì hoãn việc xem xét các thành phần hương thơm riêng lẻ cho chương trình IFRA trừ khi thành phần đó có những công dụng quan trọng khác ngoài công dụng tạo hương thơm. |
| |||||
Perlite | Chất hấp thụ | N/A – Not Available | 1 – Nguy cơ thấp | Perlite là một khoáng chất silic trơ về mặt hóa học bao gồm chủ yếu là các oxit silic, nhôm, natri và kali. Công dụng chính của thành phần này là hấp thụ. Perlite là một loại thủy tinh núi lửa vô định hình có hàm lượng nước tương đối cao, thường được hình thành do quá trình hydrat hóa của obsidian. Nó xảy ra một cách tự nhiên và có đặc tính khác thường là nở ra rất nhiều khi được làm nóng đủ mức. Nó là một khoáng chất công nghiệp, thích hợp “làm chất trợ dung gốm để giảm nhiệt độ thiêu kết” và là một sản phẩm thương mại hữu ích vì mật độ thấp sau khi chế biến. | |||||
Propanediol | Cấp ẩm, Dung môi, Chất làm giảm độ nhớt, Thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất | A – An toàn | 2 – Nguy cơ thấp | Propanediol ở ngoài tự nhiên có nguồn gốc từ ngô, là một hoạt chất thường được dùng thay thế propylene glycol. Công dụng chính của Propanediol là thúc đẩy quá trình hấp thụ các dưỡng chất vào da. Chất này cũng có tính hydrat hóa nên sẽ mang đến cảm giác mịn mượt cho sản phẩm và tăng độ ẩm cho da. Trong một số sản phẩm thì Propanediol đóng vai trò là dung môi hoặc chất giảm độ nhớt. Theo báo cáo vào tháng 06/2018 của CIR thì Propanediol có độ lành tính cao, an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm có công thức bào chế không gây kích ứng. Ngoài ra EWG cũng công nhận chất này không gây ung thư, không làm gián đoạn nội tiết, tuy nhiên trong một vài sản phẩm có thể gây kích ứng cho mắt. | Kích ứng mắt | 2 2 Propanediol, 1 1 Propanediol, 1 3 Propanediol |
| ||
Silica | Chất hấp thụ, Chất làm đặc, Kiểm soát độ nhớt, Chất chống đông vón | A – An toàn | 1 – Nguy cơ thấp | Silica là một dạng khoáng vật có thể được tìm thấy trong đá sa thạch, đất sét, đá granite. Ngoài ra thành phần này cũng có thể được thành bằng phương pháp sản xuất tổng hợp. Trong mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân, hoặc mỹ phẩm thì thành phần này có công dụng như một chất hấp thụ hoặc chất làm đặc, ngoài ra cũng có thể kiểm soát độ nhớt, chất chống đông vón. EWG xếp thành phần này vào nhóm chất an toàn, khả năng kích ứng da thuộc nhóm thấp nhất và đây không phải chất có khả năng gây ung thư. |
| ||||
Silica Silylate | Hấp thụ dầu và bã nhờn, Chất làm đặc | B – Nguy cơ trung bình | 1 – Nguy cơ thấp | Silica Silylate là một dẫn xuất silica kỵ nước trong đó một số nhóm hydroxyl trên bề mặt của silica bốc khói đã được thay thế bằng các nhóm trimethylsiloxyl. Silica Silylate, Silica Dimethyl Silylate, Trimethylsiloxysilicate và Trifluoropropyldimethyl/Trimethylsiloxysilicate là các polyme siloxan. Polyme siloxane là các polyme trong đó cấu trúc xương sống bao gồm các nguyên tử silic và oxy xen kẽ. Nó là một loại bột trắng tiện dụng thích hấp thụ những thứ nhờn. Nó có khả năng hấp thụ dầu và bã nhờn tuyệt vời (hay còn gọi là làm mờ) và cũng có thể hoạt động như một chất làm đặc trong pha dầu của công thức. Hội đồng chuyên gia CIR đã xem xét tính an toàn của Silica Silylate, Silica Dimethyl Silylate, Trimethylsiloxysilicate và Trifluoropropyldimethyl/Trimethylsiloxysilicate cùng nhau vì những polyme lớn này có cấu trúc tương tự nhau và được sử dụng trong mỹ phẩm theo những cách tương tự. Những thành phần này là chất rắn ổn định không hòa tan trong nước và do đó không có khả năng xâm nhập vào da. Hội đồng chuyên gia CIR đã xem xét thông tin cho thấy các hợp chất này không gây ra tác dụng phụ. Chúng không gây độc gen hoặc gây ung thư. Ứng dụng ngoài da của các hợp chất này không gây kích ứng đáng kể và các hợp chất này không phải là chất gây mẫn cảm. EWG xếp thành phần này vào nhóm các chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân với khả năng kích ứng ở mức thấp nhất. | |||||
Sodium hyaluronate | Giảm bong tróc, Làm mềm da | A – An toàn | 1 – Nguy cơ thấp | Sodium Hyaluronate là muối natri của axit hyaluronic, một loại polysacarit tự nhiên được tìm thấy trong các mô liên kết như sụn. Thành phần này được liệt kê trong hướng dẫn Chăm sóc Người tiêu dùng của PETA có nguồn gốc từ các nguồn động vật. Sodium Hyaluronate thường có dạng bột màu trắng hoặc kem, với tác dụng chính là giảm bong tróc và phục hồi sự mềm mại của da. Hyaluronic Acid cũng được sử dụng để làm đặc phần nước (nước) trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Hội đồng chuyên gia CIR đã đánh giá dữ liệu khoa học và kết luận rằng Sodium Hyaluronate là an toàn khi làm thành phần mỹ phẩm. Không tìm thấy độc tính gen trong các xét nghiệm đột biến ngược, xét nghiệm vi nhân và xét nghiệm sai lệch nhiễm sắc thể. |
| ||||
Terephthalylidene Dicamphor Sulfonic Acid | Chất hấp thụ tia cực tím, Chất bảo quản | N/A – Not Available | 2 – Nguy cơ thấp | Terephthalylidene Dicamphor Sulfonic Acid, còn được gọi là Ecamsule, là một hợp chất hữu cơ hấp thụ tia cực tím (UV). Một chất chống nắng độc quyền của tập đoàn L’Oréal thường được gọi là Mexoryl SX. Trái ngược với hầu hết các chất chống nắng, nó hòa tan trong nước và bảo vệ trong phạm vi tia UVA với độ hấp thụ cực đại ở 345 nm. Ở Châu Âu, Terephthalylidene Dicamphor Sulfonic Acid là một bộ lọc tia cực tím đã được phê duyệt, có nghĩa là thành phần này có thể được thêm vào các sản phẩm kem chống nắng được thiết kế để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Đối với mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân ở Hoa Kỳ, Terephthalylidene Dicamphor Sulfonic Acid có thể được sử dụng làm chất hấp thụ tia cực tím. Trong trường hợp này, thành phần bảo vệ sản phẩm khỏi hư hỏng bằng cách hấp thụ tia UV. Khi được sử dụng để bảo vệ sản phẩm, thành phần này được gọi là Terephthalylidene Dicamphor Sulfonic Acid. Khi thoa lên da, các thành phần chống nắng sẽ hấp thụ, làm chệch hướng hoặc tán xạ các tia UV. FDA chỉ phê duyệt việc sử dụng thành phần chống nắng này trong một số ít sản phẩm. Nó là một bộ lọc tia UVA tốt với ít lo ngại về kích ứng. Ủy ban Châu Âu đã đánh giá mức độ an toàn của Terephthalylidene Dicamphor Sulfonic Acid. Dựa trên đánh giá của họ, họ kết luận rằng việc sử dụng thành phần này trong các sản phẩm mỹ phẩm như một chất hấp thụ tia UV ở nồng độ tối đa 10% sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe. | Ecamsule, Mexoryl SX | ||||
Tocopherol | Chất dưỡng da, Chống oxy hóa | A – An toàn | 1 – Nguy cơ thấp | Tocopherol, hay vitamin E, một loại vitamin tan trong chất béo là một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể được phân lập từ dầu thực vật. Khi cô lập Tocopherol, là một loại dầu nhớt có màu thay đổi từ vàng sang đỏ nâu. Thay vì bản thân Tocopherol, các este của Tocopherol thường được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Chức năng chính của thành phần này là chất dưỡng da và chống oxy hóa. Tocopherol được đánh giá dữ liệu khoa học và kết luận rằng Tocopherol và các thành phần liên quan là an toàn khi được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Tocopherol không phải là chất gây kích ứng hoặc nhạy cảm. Ngoài ra, các nghiên cứu về độc tính sinh sản và khả năng gây ung thư đều âm tính. Hoạt động chống đột biến được quy cho các hợp chất này phù hợp với đặc tính chống oxy hóa của chúng. | Vitamin E |
| |||
Triethanolamine | Hình thành nhũ tương, Chất hoạt động bề mặt, Điều chỉnh độ pH | B – Nguy cơ trung bình | 6 – Nguy cơ trung bình | Triethanolamine (viết tắt là TEA) là chất lỏng đặc, trong, không màu, có mùi giống như amoniac. Chất này giúp hình thành nhũ tương bằng cách giảm sức căng bề mặt của các chất cần nhũ hóa để các thành phần tan trong nước và tan trong dầu có thể hòa trộn với nhau. Chúng cũng được sử dụng như chất hoạt động bề mặt hoặc chất điều chỉnh độ pH trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Triethanolamine có thể được sử dụng trong mỹ phẩm không tẩy rửa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm khác với nồng độ tối đa là 2,5%. |
| ||||
Trisodium Ethylenediamine Disuccinate | Giữ nước, Trung hòa ion khoáng | EWG VERIFIED – An toàn | Trisodium Ethylenediamine Disuccinate là một hợp chất được dùng để giữ nước và chelating (hiểu đơn giản là trung hòa các ion khoáng trong công thức). Điểm đặc biệt của Trisodium Ethylenediamine Disuccinate là nó có tác dụng với các ion khoáng khó trung hòa như đồng (Cu-copper) và sắt (Fe-iron) hơn là các ion khoáng của canxi (Ca-calcium) và magie (Mg-magnesium). Theo EWG thì thành phần này có độ lành tính khá cao, khả năng kích ứng da, hoặc ảnh hưởng đến nội tiết và sinh sản đều được xếp vào mức thấp nhất. |
| |||||
Water | Dung môi, Chất hoà tan, Ổn định nhũ tương, Làm sạch | A – An toàn | EWG VERIFIED – An toàn | Water (Aqua) chính là nước được sử dụng trong công thức của hầu hết mọi loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Nước chủ yếu được sử dụng làm dung môi trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, trong đó nước hòa tan nhiều thành phần mang lại lợi ích cho da, chẳng hạn như chất điều hòa và chất làm sạch. Nước cũng tạo thành nhũ tương khi các thành phần dầu và nước của sản phẩm được kết hợp để tạo thành kết cấu kem và lotion. Nước tinh khiết USP được pha chế từ nước và phải tuân thủ các quy định của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đối với nước uống. Độ an toàn của nước trong mỹ phẩm phải tuân theo giám sát của Good Manufacturing Practices được nêu trong Hướng dẫn của FDA về Nguyên tắc Thực hành Sản xuất Mỹ phẩm và trong hướng dẫn quốc tế về Thực hành Sản xuất Tốt được gọi là ISO 22716. | Aqua Water, Aqua, Nước cất, Nước |
| |||
Glycerin | Dưỡng ẩm da, Giữ ẩm da, Dưỡng tóc, Chất giảm độ nhớt, Tạo hương thơm, Chất làm biến tính | A – An toàn | 2 – Nguy cơ thấp | Glycerin hoặc Glycerol là một hợp chất cồn tự nhiên được tìm thấy trong tất cả các mô của động vật, thực vật và con người, bao gồm cả da và máu. Glycerin được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân có thể được lấy từ các nguồn tự nhiên (ví dụ: đậu nành, mía hoặc siro ngô) hoặc được sản xuất tổng hợp. Glycerin là một chất giữ ẩm nổi tiếng giúp ngăn ngừa khả năng da bị mất ẩm. Các chức năng khác của glycerin sử dụng như một thành phần tạo hương thơm, chất làm biến tính, chất dưỡng tóc, chất dưỡng da— chất giữ ẩm, chất bảo vệ da và chất làm giảm độ nhớt của sản phẩm. Glycerin là thành phần được sử dụng phổ biến thứ ba trong mỹ phẩm (sau nước và nước hoa), theo Personal Care Products Council (Hội đồng Sản phẩm Chăm sóc Cá nhân), nồng độ của Glycerin trong một số sản phẩm làm sạch da có thể lên tới 99,4%. Theo đánh giá CIR, glycerin đã chứng minh tác dụng phụ, không có phản ứng dị ứng da, không ảnh hưởng đến sinh sản và không gây ung thư. | Glycerol, Propantriol |
|
Mình đánh giá cao về hiệu quả chống nắng của sản phẩm. Tuy nhiên đối với da dầu như mình thì khả năng kiềm dầu chỉ ở mức trung bình, finish hơi bóng nhẹ và đổ dầu khá nhanh ở vùng chữ T. Các bạn có làn da khô, da sạm đen hoặc da treatment thì nên thử nhé.
- Thiết kế, bao bì9
- Thương hiệu9
- Trải nghiệm và công dụng8.5
Mình rất mong muốn được nghe suy nghĩ của các bạn về chủ đề này, hãy để lại comment nhé.