Mọi loại da đều cần sử dụng kem chống nắng, đặc biệt đối với da đang treatment với các hoạt chất mạnh như: AHA, BHA, Retinol,… thì càng bắt buộc phải dùng kem chống nắng vì lúc này da dễ bị bắt nắng, tổn thương bởi tia UVA/UVB. Lựa chọn kem chống nắng cho da treatment cần kết hợp nhiều yếu tố như kết cấu phù hợp, màng lọc chống nắng tốt, thành phần an toàn và tránh gây nhạy cảm cho da. Hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu cách chọn kem chống nắng cho da treatment ngay nhé!

Sponsor

Cách hoạt động của kem chống nắng

Kem chống nắng là một “người bạn đồng hành” hằng ngày không thể thiếu của làn da chúng ta. Kem chống nắng có nhiệm vụ bảo vệ làn da khỏi tác động gây hại từ ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa các hắc sắc tố như đốm đen, thâm nám hình thành trên da từ đó giúp nuôi dưỡng một làn da trắng khỏe, rạng ngời. Cơ chế hoạt động của kem chống nắng trên da được phân chia ra thành 2 loại kem chống nắng cơ bản theo thành phần, đó là:

Kem chống nắng vật lý

Là nhóm các thành phần vô cơ gồm có Titanium Dioxide, Zinc Oxide và Sắt Oxit. Nhóm hoạt chất hoạt động trên da theo cơ chế chủ yếu tạo ra một lớp lá chắn nhằm ngăn ngừa và phản xạ lại sự tác động của các tia UV như UVA, UVB lên da nhằm mục đích bảo vệ da, ngăn cho các tia UV không thể đi xuyên vào bên trong da và gây hại cho làn da của bạn. Ngoài tia UV thì kem chống nắng vật lý còn giúp bảo vệ da tránh khỏi các loại bụi bẩn, vi khuẩn ngoài môi trời từ đó giúp nuôi dưỡng da khỏe mạnh hơn.

cach chon kem chong nang cho da treatment 1 1c980cce
Cách hoạt động của kem chống nắng vật lý và hóa học? (Nguồn: Internet)

Kem chống nắng hóa học

Ngược lại, kem chống nắng hóa học thường chứa các thành phần hóa học có chứa các nối đôi và vòng thơm trong công thức cấu tạo như Avobenzone hay Oxybenzone, bên cạnh đó hiện nay phổ biến nhất đó chính là các màng lọc thế hệ mới như Uvinul A+, Uvinul T150, Tinosorb S, Tinosorb M,…. Không giống như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học giúp hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời, chuyển hóa tia UV thành những dạng năng lượng dễ dàng tiêu biến trước khi chúng kịp xâm nhập và gây hại cho làn da.

Kem chống nắng cho da treatment hoạt động như thế nào?

  • Kem chống nắng vật lý: bao gồm nhóm thành phần vô cơ đơn giản như Zinc Oxide, Titanium Dioxide hay sắt oxit có khả năng tạo ra một lớp màng chắn có tác dụng phản chiếu lại các tia UV tác động gây hại lên da, đồng thời còn phần nào ngăn chặn lại các loại vi khuẩn, bụi bẩn ngoài môi trường giúp nuôi dưỡng làn da thật khỏe mạnh.
  • Kem chống nắng hóa học: gồm có các nối đôi và vòng thơm trong công thức cấu tạo nên nhờ thế chúng có khả năng hấp thụ và “biến” tia UV thành những dạng năng lượng “tốt” không gây tổn hại cho làn da, kịp thời ngăn chặn tia UV trước khi chúng tác động lên làn da của bạn.
Kem chống nắng cho da treatment hoạt động như thế nào? (Nguồn: Internet)

Cách lựa chọn kem chống nắng dành cho treatment: chống nắng toàn diện, bảo vệ da hiệu quả

1. Lựa chọn kết cấu mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh

Làn da trong quá trình treatment rất dễ bị các yếu tố từ bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn, tia UV,… tác động gây tổn thương cho da. Vì vậy kem chống nắng cho da treatment cần có kết cấu mỏng nhẹ, độ thẩm thấu nhanh để không làm tăng nguy cơ da bị tiếp xúc với các tác nhân gây hại dẫn đến làn da dễ bị tổn thương, cấu trúc da bị phá vỡ và khiến da bị mắc phải nhiều vấn đề khác.

Vì vậy tiêu chí đầu tiên trong việc lựa chọn kem chống nắng cho làn da treatment đó chính là độ thẩm thấu nhanh. Những sản phẩm kem chống nắng có dạng lỏng như sữa lỏng (Emulsion/Lotion), gel-cream (dạng kem), dạng gel sẽ có độ thẩm nhanh, đặc biệt phù hợp cho những làn da dầu mụn đang sử dụng treatment.

Ngoài ra, ưu tiên sử dụng những sản phẩm kem chống nắng có độ thẩm thấu nhanh còn vì để tránh gây bết dính hay tắc nghẽn lỗ chân lông trên da nữa nhé.

Sponsor
Cách lựa chọn kem chống nắng cho da treatment – Lựa chọn kết cấu mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh (Nguồn: Internet)

2. Chỉ số chống nắng SPF, PA phù hợp

Những làn da treatment là những làn da đang trong quá trình điều trị bằng những hoạt chất mạnh như Retinol, AHA, BHA,…Trong quá trình này, hàng rào bảo vệ da là mỏng mảnh nhất, nếu không lựa chọn được sản phẩm kem chống nắng phù hợp sẽ rất dễ tạo điều kiện cho tia UV xâm nhập gây hại cho da và cản trở quá trình điều trị của da. Thậm chí có thể gây ra những hậu quả xấu khiến da trở nên thâm, sạm, xuất hiện nhiều nếp nhăn,…

Cách lựa chọn kem chống nắng cho da treatment – Chỉ số chống nắng SPF, PA phù hợp (Nguồn: Internet)
Sponsor

Vì vậy sản phẩm kem chống nắng phù hợp dành cho da treatment cần đảm bảo có chỉ số chống nắng SPF 30+ (tốt nhất nên bắt đầu ở SPF 50), PA (++++) theo tiêu chuẩn Châu Á. Đặc biệt nên ưu tiên sản phẩm chống nắng quang phổ rộng (Broad Spectrum) ngăn chặn được cả tia UVA và UVB.

Bên cạnh đó, chỉ số PPD được đánh giá theo thang điểm của Châu Âu cũng vô cùng quan trọng, nên chọn sản phẩm có chỉ số PPD cao ( PPD 8 đến PPD 16) tăng khả năng “lọc” được tia UVA nhiều hơn. Như vậy làn da sẽ được bảo vệ tốt hơn, toàn diện hơn đồng thời góp phần hỗ trợ quá trị điều trị treatment của da đạt được hiệu quả như mong muốn.

3. Ưu tiên lựa chọn kem chống nắng lai giữa vật lý và hóa học

Da treatment là một làn da vô cùng “rắc rối” và khó chăm sóc, nên là khi chọn lựa kem chống nắng bạn cần phải chú ý khá nhiều điều. Nếu chọn kem chống nắng thuần hóa học tình trạng kích ứng, mẩn đỏ rất dễ xảy ra, hơn nữa còn có thể gây mụn cho da, còn nếu lựa chọn kem chống nắng thuần vật lý thì rất dễ gây bí bách, nhờn rít và đổ dầu cho da khi sử dụng.

Vì vậy chọn loại nào thì đều tồn tại nguy cơ cho làn da treatment bởi sản phẩm nào cũng có nhược điểm riêng. Nên một sản phẩm kem chống nắng lai giữa vật lý và hóa học sẽ giúp cân bằng, bù trừ cho nhau cũng như phần nào giảm thiểu tối đa rủi ro mà da treatment có thể gặp phải.

Cách lựa chọn kem chống nắng cho da treatment – Lựa chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học? (Nguồn: Internet)

4. Lựa chọn thành phần tối ưu dành cho da treatment

Lựa chọn thành phần dưỡng ẩm

  • Hyaluronic Acid: thành phần dưỡng ẩm ưu việt, cấp ẩm và khóa ẩm từ sâu bên trong da giúp mang lại làn da căng bóng, ẩm mịn.
  • Allantoin: dưỡng da mềm mại, cân bằng độ pH trên da, đồng thời còn giúp cải thiện tình trạng sạm, nám trên da và thúc đẩy quá trình phục hồi hư tổn trên da.
  • Butylene Glycol, Glycerin: thành phần cấp ẩm quen thuộc, phổ biến trong hầu hết các sản phẩm làm đẹp, giúp nuôi dưỡng làn da mềm mại tự nhiên.
Lựa chọn thành phần chống nắng – Thành phần dưỡng ẩm, chống lão hóa và phục hồi da (Nguồn: Internet)
Sponsor

Lựa chọn thành phần chống lão hóa và phục hồi cho da

  • Ceramides: tái tạo và trẻ hóa làn da, ngăn ngừa lão hóa giúp da đàn hồi và tươi sáng hơn, giảm sự hình thành các vết thâm nám, sạm, đốm đen trên da.
  • Niacinamide: thúc đẩy tăng sinh tế bào và quá trình tái tạo và phục hồi trên da, giúp dưỡng da trắng sáng và khỏe mạnh từ bên trong.
  • Adenosine: kháng viêm, ngăn ngừa kích ứng, kích thích sản sinh collagen và elastin giúp làm chậm quá trình lão hóa và thúc đẩy quá trình tái tạo, dưỡng da trắng sáng hơn.
  • Cách hoạt chất vitamin như Vitamin E, Vitamin C, Pro – Vitamin B5, Pro – Vitamin D,….có tác dụng giúp chống oxy hóa, tăng cường bảo vệ da, nuôi dưỡng da khỏe mạnh và trắng sáng.

Kết hợp màng lọc chống nắng vật lý và hóa học

  • Zinc Oxide, Titanium Dioxide: đều là màng lọc chống nắng vật lý, có tác dụng ngăn chặn tia UV tác động lên da, không gây kích ứng và vô cùng lành tính cho làn da.
  • Avobenzone, Mexoryl SX: hoạt chất chống nắng hóa học có tác dụng hấp thụ tia UVA tác động lên da và phân hủy chúng, đây là màng lọc chống nắng thường thấy trong các loại kem chống nắng quang phổ rộng.
  • Octinoxate: cũng là một màng lọc chống nắng hóa học nhưng Octinoxate có tác dụng hấp thụ tia UVB tác động lên da. Vì vậy Octinoxate và Avobenzone thường được kết hợp với nhau trong thành phần kem chống nắng quang phổ rộng.
  • Tinosorb S và M: một màng lọc chống nắng lành tính, dịu nhẹ có khả năng bảo vệ khỏi tia UVA và UVB, ngoài ra còn có tác dụng chống oxy hóa và chống ánh sáng xanh vô cùng hiệu quả.
  • Cùng với đó kết hợp với các màng lọc chống cả tia UVB để tránh làm da bị bỏng rát như là: Uvinul T150, Octocrylene, Octisalate, Ensulizole,
Lựa chọn thành phần chống nắng – Màng lọc chống nắng và thành phần thiên nhiên (Nguồn: Internet)

Lựa chọn các thành phần chiết xuất thiên nhiên

Một điều không thể chối cãi đó là các thành phần chiết xuất thiên nhiên không những vô cùng lành tính, dịu nhẹ cho da mà còn có thể mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ. Ví dụ như chiết xuất rễ cây cam thảo, chiết xuất nha đam, chiết xuất lá trà, chiết xuất tảo biển…vừa giúp thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi trên da, dưỡng da mềm mịn vừa tăng cường bảo vệ cho da được khỏe mạnh hơn.

5. Cân nhắc các thành phần dễ kích ứng cho da đang treatment

Tránh hương liệu tổng hợp

Hương liệu có thể mang lại mùi hương dễ chịu cho sản phẩm khi sử dụng nhưng đối với những làn da treatment có độ nhạy cảm với mùi hương thì rất dễ xuất hiện tình trạng bị kích ứng, khô da. Vì vậy tốt nhất trong lúc điều trị treatment bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa Fragrance vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến da.

Tránh sử dụng cồn

Tương tự, cồn cũng là một chất không có lợi cho làn da, đặc biệt là những làn da yếu ớt như da nhạy cảm hay làn da treatment. Cồn sẽ gây khô da, khiến da mất nước hay thậm chí gây kích ứng, mẩn đỏ trên da. Các nhóm cồn khô phổ biến như là Alcohol Denat, Ethanol, Methanol, Benzyl Alcohol,…. Vì vậy bạn không nên sử dụng những sản phẩm kem chống nắng có chứa cồn đặc biệt là làn da treatment hay da nhạy cảm nên lưu ý nhé!

Thành phần cần tránh trong kem chống nắng cho da treatment (Nguồn: Internet)

Tránh sử dụng chất bảo quản

Chất bảo quản (Parabens) là không thể thiếu trong các sản phẩm làm đẹp, nhưng thực chất chúng lại không hề có lợi cho làn da nếu sử dụng. Tương tự như cồn và hương liệu, Parabens sẽ gây khô da, gây kích ứng và mẩn đỏ trên da. Mặc dù hiện đã có một số chất bảo quản được cho là an toàn, không gây hại cho da, song, vẫn còn rất nhiều tranh cãi về vấn đề này. Vì vậy da treatment tốt nhất hãy tránh sử dụng các loại kem chống nắng có chất bảo quản để đảm bảo an toàn cho làn da của mình nhé!

Sponsor

Hướng dẫn cách sử dụng kem chống nắng dành cho da treatment

Để sử dụng kem chống nắng cho da treatment đạt hiệu quả bảo vệ cao thì bạn có thể tham khảo quy trình sau:

  • Làm sạch da và cấp ẩm với toner
  • Với làn da treatment nên cấp ẩm thêm cho da với toner, serum hoặc kem dưỡng ẩm
  • Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 20 – 30 phút
  • Cách từ 2 – 4 giờ bạn nên apply lại kem chống nắng để đảm bảo làn da luôn được bảo vệ

Xem thêm bài viết: Top 10 kem chống nắng dành cho da điều trị, da treatment: Toàn “trùm cuối” giúp bảo vệ da đỉnh cao

Như vậy, chúng mình vừa cùng nhau tìm hiểu qua về cơ chế hoạt động của kem chống nắng cũng như những tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm kem chống nắng cho da treatment. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều thông tin để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất. Đừng quên ghé thăm Beaudy.vn thường xuyên để biết thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé!

Bảng phân tích dựa trên các thành phần

Các thành phần Titanium Dioxide, Zinc Oxide, Hyaluronic Acid, Allantoin, Butylene Glycol, Glycerin, Ceramides, Niacinamide, Adenosine, Vitamin E, Vitamin C, Vitamin B5, Vitamin D, Avobenzone, Mexoryl SX, Octinoxate
Công dụng Chống nắng, Dưỡng da, Làm mềm da, Phục hồi da, Bảo vệ da, Làm dịu da, Giữ ẩm da
Điểm CIR
Điểm EWG
Loại da phù hợp Da khô
NÊN kết hợp với các thành phần Retinol, Niacinamide, Panthenol, BHA, Hyaluronic Acid, Vitamin C, Vitamin E Acetate
KHÔNG NÊN kết hợp với các thành phần Benzoyl Peroxide, AHA BHA, Tretinoin
Tác dụng phụ của thành phần Kích ứng mắt, Hút ẩm ngược, Bít tắc lỗ chân lông
Bài viết chi tiết về các thành phần

Bảng chi tiết các thành phần

Thành phần Công dụng Điểm CIR Điểm EWG Loại da phù hợp NÊN kết hợp với các thành phần KHÔNG NÊN kết hợp với các thành phần Tác dụng phụ Tên gọi khác Bài viết chi tiết về thành phần Các sản phẩm có chứa thành phần
Titanium Dioxide Chống nắng, Chất tạo màu, Thành phần chống nắng vật lý 2 – Nguy cơ thấp Oxit titan, Titania, Ci 77891
Zinc Oxide Chống nắng, Chất độn, Chất tạo màu, Chất bảo vệ da 3 – Nguy cơ trung bình ZnO
Hyaluronic Acid Dưỡng ẩm cho da, Làm mềm da, Chất tạo độ nhớt, Phục hồi da A – An toàn 1 – Nguy cơ thấp Panthenol, Retinol, Niacinamide Hút ẩm ngược, Bít tắc lỗ chân lông HA
Allantoin Dưỡng da, Bảo vệ da, Làm dịu da, Chất điều hòa A – An toàn 1 – Nguy cơ thấp
Butylene Glycol Dung môi, Chất điều hòa, Chất làm giảm độ nhớt, Hương liệu tổng hợp A – An toàn 1 – Nguy cơ thấp Da khô Kích ứng mắt 1 3 Butanediol
Glycerin Dưỡng ẩm da, Giữ ẩm da, Dưỡng tóc, Chất giảm độ nhớt, Tạo hương thơm, Chất làm biến tính A – An toàn 2 – Nguy cơ thấp Glycerol, Propantriol
Ceramides
Niacinamide Chống lão hóa, Kiềm dầu, Se khít lỗ chân lông, Dưỡng tóc, Dưỡng da, Phục hồi da, Làm sáng da A – An toàn 1 – Nguy cơ thấp BHA, Retinol, Hyaluronic Acid, Vitamin C Kích ứng mắt Vitamin B3, Nicotinamide, Niacin
Adenosine Chống lão hóa, Làm mềm da A – An toàn 1 – Nguy cơ thấp
Vitamin E Dưỡng da, Chống oxy hóa A – An toàn 1 – Nguy cơ thấp
Vitamin C Chống oxy hóa, Sản sinh collagen, Kháng viêm, Làm đều màu da, Dưỡng trắng da A – An toàn 1 – Nguy cơ thấp Vitamin E Acetate, Niacinamide Benzoyl Peroxide, AHA BHA, Retinol, Tretinoin Ascorbic acid
Vitamin B5 Chất bôi trơn, Cho da mềm mịn, Phục hồi tóc, Giữ ẩm da, Làm dịu da A – An toàn 1 – Nguy cơ thấp Panthenol, Pantothenic Acid, D Pantothenyl Alcohol, D panthenol, DL Panthenol
Vitamin D Cải thiện chức năng của tế bào, Giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu, Duy trì nồng độ calci trong máu N/A – Not Available 5 – Nguy cơ trung bình
Avobenzone Chống nắng, Chất bảo quản N/A – Not Available 1 – Nguy cơ thấp Butyl Methoxydibenzoylmethane
Mexoryl SX Chống nắng hữu cơ, Bảo vệ da N/A – Not Available 1 – Nguy cơ thấp
Octinoxate Chống nắng, Chất bảo quản N/A – Not Available 5 – Nguy cơ trung bình Ethylhexyl Methoxycinnamate
Bạn thấy bài này hay không?
Có 10 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Tìm kiếm & phân tích thông tin thành phần mỹ phẩm

Nhập tên các thành phần/từ khoá (công dụng, loại da, chống chỉ định, tác dụng phụ...) bạn muốn phân tích theo cú pháp mỗi thành phần/từ khoá phân cách nhau bằng , (dấu phẩy) hoặc ; (dấu chấm phẩy) hoặc xuống dòng (enter).
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version