Là một cô nàng Á Đông chắc hẳn bạn không ít lần mong muốn bản thân có được một làn da trắng sáng và đều màu. Tuy nhiên quá trình dưỡng trắng da luôn đòi hỏi các cô nàng nỗ lực, kiên trì và hiểu biết về các thành phần làm trắng có trong sản phẩm để chăm sóc da tốt nhất. Hôm nay mình sẽ tổng hợp 10 thành phần dưỡng trắng da trong sản phẩm mỹ phẩm thường thấy nhất vì chúng an toàn và hiệu quả, cùng Beaudy.vn tìm hiểu và lựa chọn thành phần tốt nhất cho làn da của bạn nhé.
- Tại sao cần tìm hiểu về thành phần dưỡng trắng da?
- Tổng hợp 10 thành phần dưỡng trắng da được dùng trong mỹ phẩm hiện nay
- 1. Vitamin C
- 2. Niacinamide (Vitamin B3)
- 3. Retinol
- 4. AHA (Alpha Hydroxy Acid)
- 5. Tranexamic Acid
- 6. Glutathione
- 7. Kojic Acid
- 8. Arbutin
- 9. Hydroquinone
- 10. Phe Resorcinol
- Cần lưu ý gì khi chọn thành phần dưỡng trắng da?
- Bảng phân tích dựa trên các thành phần
- Bảng chi tiết các thành phần
- Sản phẩm nên sử dụng kết hợp cùng
Tại sao cần tìm hiểu về thành phần dưỡng trắng da?
Chúng ta vẫn luôn skincare dựa trên những gì được các thương hiệu mỹ phẩm “công bố” hay qua những lời truyền tai nhau về hiệu quả “thần kỳ” chỉ sau một vài ngày sử dụng. Nhưng lại bỏ qua một điều quan trọng đó là soi xét bảng thành phần trong sản phẩm có thật sự đáp ứng được yêu cầu thực tế là làm trắng da hay không?

Chẳng hạn như bạn bắt đầu tìm hiểu về một lọ serum (tinh chất dưỡng da) hoặc kem dưỡng làm trắng da nhưng thành phần chủ yếu lại là các hoạt chất cấp ẩm, tạo mùi và cồn khô. Còn các thành phần thật sự có hiệu quả thì nằm “xa tít trời mây” ở cuối bảng thành phần với nồng độ thấp vậy sản phẩm liệu có mang đến công dụng như đã công bố?
Vì thế xu hướng chăm sóc da hiện nay ngày càng khoa học và hiện đại hơn rất nhiều, cần các cô nàng liên tục cập nhật về các thành phần, trong đó thành phần dưỡng trắng da luôn là chủ đề được đông đảo hội chị em quan tâm nhất. Trước khi chọn mua hay trải nghiệm sản phẩm hãy luôn tìm hiểu thật kỹ về bảng thành phần, tuy không thể cho rằng thành phần là yếu tố quyết định vì vẫn cần trải nghiệm thực tế. Nhưng thành phần sẽ là bước “sàng lọc” giúp bạn chọn mua đúng mỹ phẩm theo nhu cầu làn da và tiết kiệm chi phí.
Tổng hợp 10 thành phần dưỡng trắng da được dùng trong mỹ phẩm hiện nay
Dưới đây mình sẽ giúp các bạn liệt kê các TOP 10 thành phần làm trắng da được các cô nàng yêu thích và có mặt trong các loại mỹ phẩm dùng hằng ngày nhé!

1. Vitamin C
Mở đầu trong list thành phần làm trắng da chính là vitamin C, hoạt chất này đã có mặt trên thị trường hơn 100 năm nhưng vẫn luôn được yêu thích bởi hiệu quả mang lại. Vitamin C có hơn 7 dẫn xuất khác nhau, trong đó: L-Ascorbic Acid (LAA) và Ethyl Ascorbic Acid (EAA) là hai dạng nổi bật nhất và có hiệu quả làm sáng da vượt trội.
Vitamin C tham gia vào quá trình ức chế sản sinh hắc sắc tố melanin nhờ thế ngăn chặn được tình trạng sạm, nám và tàn nhang. Đồng thời giúp bề mặt da đều màu, cải thiện tone da sáng khỏe. Tăng cường khả năng chống oxy hóa và chống lão hóa về lâu dài.
- Loại da phù hợp: phù hợp với mọi loại da, da nhạy cảm nên chọn dẫn xuất EAA.

Ưu điểm của vitamin C
- Có nhiều nồng độ (từ 5% đến hơn 20%) và nhiều dẫn xuất cho từng loại da.
- Có công dụng: chống oxy hóa, tăng sinh collagen, làm sáng da, tăng độ ẩm.
- Có thể dùng được hằng ngày giúp tăng hiệu quả của kem chống nắng.
- Thích hợp cải thiện tình trạng da xỉn màu, kém sức sống.
- Cho kết quả nhanh chóng chỉ sau 4 đến 8 tuần sử dụng.
Nhược điểm của vitamin C
- Dễ bị oxy hóa khi điều kiện bảo quản không tốt.
- Dễ bị châm chích, kích ứng và ngứa rát ở dẫn xuất LAA.
Xem thêm bài viết: Vitamin C có tác dụng gì? Cách dùng Vitamin C dưỡng da an toàn, không gây kích ứng
2. Niacinamide (Vitamin B3)
Hoạt chất làm sáng và trắng da xuất hiện nhiều nhất hiện nay chính là Niacinamide (Vitamin B3). Niacinamide tan tốt trên da, bền vững hơn vitamin C nên ít bị oxy hóa và dùng được lâu dài. Trong mỹ phẩm Niacinamide có tác dụng “đa-zi-năng” từ làm sáng da, kiểm soát dầu thừa và bã nhờn, tăng sinh ceramide tự thân, phục hồi và kháng viêm.
Riêng với công dụng làm trắng da thì Niacinamide hoạt động theo cơ chế ức chế enzyme tyrosinase ngăn chặn hình thành melanin. Nồng độ hiệu quả của Niacinamide dao động từ 3% trở lên (được nghiên cứu có hiệu quả) cho lên đến 10%, 20% để đẩy nhanh công dụng dưỡng trắng da.
- Loại da phù hợp: da dầu, da hỗn hợp thiên dầu, da thường, da nhạy cảm (chọn nồng độ thấp) và da bị xỉn màu.

Ưu điểm của Niacinamide
- Bền vững và ít bị oxy hóa hơn so với vitamin C.
- Có nhiều công dụng: dưỡng sáng da, chống lão hóa, kháng viêm, kiềm dầu.
- Thích hợp với nhiều tình trạng da.
- Có nhiều nồng độ từ thấp đến cao cho người mới bắt đầu và đã quen skincare.
Nhược điểm của Niacinamide
- Có thể gây nhạy cảm với một số làn da khi dùng Niacinamide nồng độ cao.
- Nên kết hợp với các thành phần làm trắng da khác để thấy hiệu quả rõ ràng hơn.
Tham khảo bài viết về TOP 11 sản phẩm chứa Niacinamide tốt nhất ngay tại đây
3. Retinol
Retinol là dẫn xuất của vitamin A có họ hàng với nhóm Retinoids, đây được xem là thần dược của cho làn da. Retinol có khả năng liên kết các tế bào từ bên dưới da giúp tăng sinh nhanh chóng hàm lượng collagen và elastin cần thiết dưỡng da săn mịn, đàn hồi. Hơn hết retinol còn giúp làm bạt sừng loại bỏ da chết nhờ thế cải thiện bề mặt da tươi sáng rạng rỡ, chống lão hóa cho da.
Retinol có 2 dạng cơ bản đó là Pure Retinol (retinol thuần khiết) và Blend Retinol (retinol pha tạp). Mỗi dẫn xuất sẽ có ưu điểm, nhược điểm khác nhau và từ đó hiệu quả thực tế trên da cũng khác biệt. Vì thế khi lựa chọn retinol bạn hãy cân nhắc xem mình phù hợp với dẫn xuất nào nhé.
- Loại da phù hợp: da có vấn đề sắc tố, da lão hóa, da mụn.

Ưu điểm của Retinol
- Có công dụng chống lão hóa, làm sáng da và cải thiện mụn hiệu quả.
- Không cần kê toa như các dạng dẫn xuất của vitamin A khác.
- Cho kết quả nhanh và cảm nhận rõ ràng được trên da.
- Có thể kết hợp cùng với các hoạt chất khác để tăng sức mạnh retinol.
Nhược điểm của Retinol
- Dễ gây kích ứng và nhiều tác dụng phụ: bong da, đỏ da và châm chích.
- Giá thành retinol thường cao.
- Luôn cần có các sản phẩm phục hồi da đi kèm.
Tham khảo bài viết về TOP 10 serum retinol tốt nhất dành cho từng vấn đề da
4. AHA (Alpha Hydroxy Acid)
Nhắc đến làm sáng da sẽ không thể bỏ qua bước tẩy da chết, trong đó AHA là nhóm hoạt chất có công dụng làm sáng bề mặt da hiệu quả. AHA có nhiều dạng dẫn xuất và nổi bật nhất chính là phân tử Glycolic Acid có kích thước nhỏ nên thẩm thấu sâu giúp làm bạt sừng, sáng da nhanh chóng.
AHA làm đứt gãy các liên kết của tế bào già ngay lớp trên cùng cải thiện kết cấu da mềm mại hơn, đồng thời ức chế quá trình sản sinh sắc tố nên giảm: nám, sạm và tàn nhang. AHA cũng có nhiều nồng độ khác nhau từ 5%, 8% hay 10%,… Nồng độ càng cao khả năng tẩy da chết càng mạnh nhưng song song cũng gây kích ứng mạnh hơn.
- Loại da phù hợp: da khô, da thường, da nhiều tế bào chết, da xỉn màu kém sức sống.

Ưu điểm của AHA
- Là dạng tẩy da chết hóa học phổ biến dễ tìm trên thị trường.
- Có tác dụng tẩy da chết, làm mềm da và cải thiện tone da hiệu quả.
- AHA có mặt trong mọi bước dưỡng da từ: rửa mặt, serum, kem dưỡng,…
- Kết hợp AHA vào buổi tối cùng Vitamin C/Niacinamide buổi sáng để sáng da.
Nhược điểm của AHA
- Vẫn có hiện tượng châm chích, ngứa rát trên da.
- Hiệu quả làm sáng da cần kiên trì sử dụng mới thấy được.
Tham khảo bài viết chi tiết về thành phần AHA và cách sử dụng AHA cho người mới bắt đầu tại đây
5. Tranexamic Acid
Tranexamic Acid (TA) là thành phần làm sáng cũng rất nổi tiếng, cấu tạo của TA cho phép các phân tử hoà tan trong nước nên thẩm thấu vào da tốt hơn. Trong làm đẹp TA được sử dụng ở cả 3 con đường đó là: đường bôi da trực tiếp, đường uống và đường tiêm. Các nghiên cứu cho thấy tranexamic acid có tác dụng tương đương hydroquinone có hiệu quả trị nám và giảm sắc tố chỉ sau 12 tuần.
Tranexamic Acid làm sáng da bằng cách ức enzyme plasmin làm giảm tổng hợp sắc tố melanin. Nhờ thế TA nhanh chóng làm đều màu da, làm mờ thâm mụn nhanh chóng. Và TA còn được dùng kết hợp với Retinol/Vitamin C để tăng hiệu quả làm trắng sáng da.
- Loại da phù hợp: da khô, da thường, da hỗn hợp và da nhạy cảm.

Ưu điểm của Tranexamic Acid
- Được nghiên cứu rõ ràng có tác dụng làm sáng da, trị nám chỉ sau 12 tuần.
- Có khả năng chống oxy hóa cao và bền vững nhiều hơn.
- Dễ dàng kết hợp với các hoạt chất khác trong dưỡng da.
Nhược điểm của Tranexamic Acid
- Vẫn có nguy cơ gây kích ứng với một số làn da.
- Giá thành điều chế Tranexamic Acid có hiệu quả thường khá đắt.
Tham khảo bài review về TOP 12 serum dưỡng trắng da hiệu quả nhất tại đây
6. Glutathione
Hoạt chất làm trắng da và chống oxy hóa mạnh mẽ phải kể đến Glutathione. Cấu tạo của Glutathione được tạo nên bởi: cysteine (nhóm amin), Glutamat (nhóm cacboxyl) và nhóm khử Thiol. Glutathione làm trắng da theo cả 2 cơ chế: đó là hạn chế melanin xuất hiện trên lớp thượng bì, đồng thời ngăn chặn enzyme tyrosinase từ bên trong. Bên cạnh đó Glutathione còn giúp chống lão hóa thần kỳ.
- Loại da phù hợp: mọi loại da.

Ưu điểm của Glutathione
- Bền vững và ít bị oxy hóa hơn các loại vitamin C và Retinol.
- Hạn chế được nhiều rủi ro gây kích ứng da.
- Có thể bổ sung vào cơ thể qua nhiều đường: uống, ăn và bôi mỹ phẩm.
- Công dụng làm sáng da và dưỡng trắng được kiểm nghiệm.
Nhược điểm Glutathione
- Thời gian dùng Glutathione làm trắng da ở đường bôi chậm hơn so với đường tiêm và đường uống.
Tham khảo bài viết về TOP 7 sản phẩm chứa Glutathione làm trắng da hiệu quả tại đây
7. Kojic Acid
Thành phần dưỡng trắng Kojic Acid được tìm thấy trong quá trình sản xuất rượu sake. Qua quá trình tìm hiểu về hoạt chất này người ta nhận thấy công dụng dưỡng sáng và làm đều màu da hiệu quả trong phòng thí nghiệm. Cơ chế tác dụng của Kojic Acid đó là can thiệp ngay vào giai đoạn ức chế tyrosinase, đồng thời tăng sinh bạch cầu giúp hạn chế hắc tố da ngay từ bên dưới.
- Loại da phù hợp: da khô, da hỗn hợp và da thường.

Ưu điểm của Kojic Acid
- Kojic Acid kết hợp cùng glycolic acid và hydroquinone sẽ có tác dụng trị nám và dưỡng trắng da nhanh chóng.
- Kojic Acid bền vững trước các tác nhân oxy hóa.
- Hiệu quả vượt trội cho các làn da xỉn màu, thâm sạm.
Nhược điểm của Kojic Acid
- Kojic Acid liều cao vẫn đang bị cấm trong mỹ phẩm của Nhật và Úc.
- Có nhiều tình trạng da lạm dụng Kojic Acid khiến da bị mỏng đi.
8. Arbutin
Arbutin vẫn được liệt kê là thành phần làm trắng da tương đối an toàn so với hydroquinone, kojic acid. Bởi arbutin có nguồn gốc từ thực vật là cây bearberry có tính chống oxy hóa cao. Arbutin ở dạng alpha sẽ có tác dụng làm trắng sáng da hiệu quả nên được ưa chuộng trong mỹ phẩm. Arbutin giúp kiểm soát quá trình oxy hóa của phân tử L-cystine nên ngăn chặn sản sinh melanin nhờ thế da luôn sáng khỏe và đều màu.
- Loại da phù hợp: mọi loại da.

Ưu điểm của Arbutin
- Được chứng nhận của FDA Hoa Kỳ là thành phần an toàn và hiệu quả.
- Tác dụng của arbutin tương đương với hydroquinone trong làm sáng da.
- Ít nguy cơ kích ứng và tác dụng phụ so với nhiều thành phần khác.
- Dễ dàng kết hợp cùng các hoạt chất Niacinamide/Vitamin C…
Nhược điểm của Arbutin
- Arbutin trên thị trường có nồng độ thấp (<2%) nên hiệu quả dưỡng trắng còn chậm.
- Tuy ít gây kích ứng nhưng đối với một số làn da nhạy cảm vẫn nên patch-test trước để kiểm tra an toàn.
9. Hydroquinone
Hydroquinone không được liệt kê là thành phần làm trắng da thường quy (không phải lúc nào cũng tự ý dùng được). Thành phần hydroquinone cần có kê toa và theo dõi của bác sĩ trong suốt quá trình sử dụng. Nhưng không vì thế mà phủ nhận công dụng của hoạt chất mang lại. Hydroquinone làm trắng da nhanh chóng bằng cách ức chế enzyme tyrosine làm giảm hoạt động của tế bào melanocytes (tế bào melanin). Ngăn chặn được tình trạng: nám, sạm, đồi mồi và da bị tăng sắc tố.
- Loại da phù hợp: da nhiều sạm nám, da bị tăng sắc tố nhiều.

Ưu điểm của Hydroquinone
- Khắc phục các rối loạn về sắc tố da như sạm da, đen da nhanh chóng.
- Theo FDA công nhận Hydroquinone nồng độ nhỏ hơn 2% có thể dùng mà không cần kê toa của bác sĩ.
Nhược điểm Hydroquinone
- Dễ gây kích ứng và nặng hơn có thể làm da bị mất sắc tố.
- Luôn chống nắng và phục hồi da trong quá trình dùng hydroquinone.
10. Phe Resorcinol
Hoạt chất Resorcinol còn khá xa lạ so với thành phần làm trắng da truyền thống như vitamin C, niacinamide hay retinol. Nhưng hiệu quả mà resorcinol mang lại rất vượt trội: mạnh gấp 100 lần vitamin C và mạnh gấp 10 lần kojic acid. Suốt thời gian dùng Phe Resorcinol da nhanh chóng được khắc phục hắc sắc tố, giảm thâm, mờ sạm nám. Và thành phần này cũng được nhiều brand mỹ phẩm lớn nghiên cứu dùng trong công thức.
- Loại da phù hợp: mọi loại da.

Ưu điểm của Phe Resorcinol
- Thành phần mới dưỡng trắng da an toàn và bền vững.
- Hiệu quả nổi bật hơn so với vitamin C và Kojic Acid.
- Có thể kết hợp cùng nhiều thành phần khác nhau để tăng hiệu quả làm trắng.
Nhược điểm của Phe Resorcinol
- Vẫn có khả năng gây kích ứng với một số làn da.
- Giá thành của sản phẩm chứa resorcinol thường khá đắt.
Cần lưu ý gì khi chọn thành phần dưỡng trắng da?
- Thành phần làm trắng da an toàn và ít gây hại cho sức khỏe luôn có điểm chung đó là cho kết quả chậm (trung bình hơn 6 tuần để cảm nhận rõ ràng). Nên đừng vội tin các loại kem có thể thay đổi làn da sau 1 hoặc 2 lần sử dụng. Hãy luôn cân nhắc và tránh các sản phẩm chứa corticoid (trong kem trộn) để tránh làm da tổn thương.

- Trong quá trình làm trắng da hãy luôn cân nhắc yếu tố chống nắng và tẩy da chết. Chống nắng sẽ giúp da ngăn chặn tác hại của tia UV, tránh được tình trạng tăng sắc tố, ngừa sạm nám. Tẩy tế bào chết sẽ giúp “mở đường” cho các dưỡng chất làm trắng da thẩm thấu tốt hơn.
- Ưu tiên các sản phẩm có nhiều thành phần làm trắng da kết hợp cùng với nhau như: Tranexamic Acid, Vitamin C, Kojic Acid,… Để vừa tiết kiệm chi phí mua mỹ phẩm, hạn chế layer nhiều dưỡng chất khiến da bí bách.
Đừng quên theo dõi các bài viết làm đẹp sắp tới của mình nhé! Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng mình trong suốt thời gian vừa qua.
Bảng phân tích dựa trên các thành phần
Bảng chi tiết các thành phần
Thành phần | Công dụng | Điểm CIR | Điểm EWG | Mô tả thành phần | NÊN kết hợp với các thành phần | KHÔNG NÊN kết hợp với các thành phần | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Tên gọi khác | Bài viết chi tiết về thành phần | Các sản phẩm nên sử dụng kết hợp | Các sản phẩm có chứa thành phần |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Vitamin C | Chống oxy hóa, Sản sinh collagen, Kháng viêm, Làm đều màu da, Dưỡng trắng da | A – An toàn | 1 – Nguy cơ thấp | Vitamin C hay còn gọi là Ascorbic Acid. Mức cho phép hàng ngày được đề xuất của Hoa Kỳ (RDA) đối với Axit ascoricic là 75 mg/kg/ngày đối với phụ nữ và 90 mg/kg/ngày đối với nam giới. Trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi, chanh), cà chua và khoai tây là nguồn thực phẩm giàu axit ascorbic. Đối với các sản phẩm chứa vitamin C nguyên chất nên được bảo quản ở lọ tối màu, tránh ánh nắng, các sản phẩm này thường bị oxy hóa và bị đổi màu sau khi mở nắp một thời gian. Ascorbic Acid và muối của nó được sử dụng trong công thức mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân với khả năng dưỡng sáng da, đây cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, sửa chữa mô và tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh. Nó cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa, có vai trò chống nhiễm trùng và được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa bệnh còi. Hội đồng chuyên gia CIR đã xem xét lại dữ liệu khoa học và kết luận rằng Axit ascoricic và muối của nó an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. ội đồng chuyên gia CIR lưu ý rằng Axit ascoricic không gây độc gen trong hầu hết các hệ thống xét nghiệm, nhưng đã mang lại phản ứng tích cực trong một số hệ thống xét nghiệm. Khi hoạt động như một chất chống oxy hóa, Hội đồng chuyên gia CIR đã kết luận rằng Axit ascoricic không gây độc cho gen. Axit ascorbic không phải là chất gây ung thư trong các nghiên cứu do Chương trình Chất độc Quốc gia tiến hành. Do khả năng một số ion kim loại nhất định có thể kết hợp với Axit ascoricic và các thành phần liên quan tạo ra hoạt động tiền oxy hóa, Hội đồng chuyên gia CIR cảnh báo các nhà lập công thức phải chắc chắn rằng các thành phần này hoạt động như chất chống oxy hóa trong các công thức mỹ phẩm. | Vitamin E Acetate, Niacinamide | Benzoyl Peroxide, AHA BHA, Retinol, Tretinoin | Ascorbic acid |
|
|
| ||
Niacinamide | Chống lão hóa, Kiềm dầu, Se khít lỗ chân lông, Dưỡng tóc, Dưỡng da, Phục hồi da, Làm sáng da | A – An toàn | 1 – Nguy cơ thấp | Niacinamide là một loại Vitamin nhóm B hay còn gọi là Vitamin B3 chứa nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm tắm, dầu gội đầu, thuốc bổ tóc, dưỡng ẩm da. Niacinamide thường được dùng trong các trường hợp da có vấn đề về mụn, lỗ chân lông, da không đều màu,… Bên cạnh đó, Niacinamide cũng có khả năng tăng sinh collagen hiệu quả, duy trì và bảo vệ hàng rào bảo vệ da, tăng cường độ đàn hồi của da, vô cùng lành tính, an toàn cho mọi làn da. Hội đồng chuyên gia CIR đã xem xét Niacinamide và Niacin đủ giống nhau để kết hợp các dữ liệu có sẵn và đưa ra kết luận về độ an toàn của cả hai thành phần mỹ phẩm. Nhìn chung, thông tin hiện có cho thấy Niacinamide và Niacin đều không độc hại. Những thành phần này không phải là chất gây kích ứng da đáng kể và không phải là chất gây mẫn cảm cho da hoặc chất nhạy cảm với ánh sáng. Những thành phần này cũng không liên quan đến sự phát triển của lỗ chân lông bị tắc. Hội đồng chuyên gia CIR đã công nhận rằng một số công thức nhất định có thể gây kích ứng mắt nhẹ và khuyến nghị rằng ngành công nghiệp nên biết về điều này và xây dựng các sản phẩm để ngăn ngừa kích ứng mắt. Niacinamide không phải là độc tố sinh sản hoặc phát triển, và đã được chứng minh là làm giảm độc tính của một số độc tố sinh sản hoặc phát triển đã biết. Niacinamide và niacin không gây đột biến. Một nghiên cứu về Niacinamide một mình chỉ ra rằng nó không gây ung thư. Dựa trên dữ liệu có sẵn, Hội đồng chuyên gia CIR đã kết luận rằng Niacinamide và Niacin an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân theo các thông lệ sử dụng và nồng độ được báo cáo. | BHA, Retinol, Hyaluronic Acid, Vitamin C | Kích ứng mắt | Vitamin B3, Nicotinamide, Niacin |
|
| |||
Retinol | Chống lão hóa, Điều trị mụn | A – An toàn | 9 – Nguy cơ cao | Retinol là một dẫn xuất hay phái sinh của vitamin A (tan trong dầu) thuộc họ Retinoids nói chung. Retinol thẩm thấu sâu vào lớp da bên dưới, tăng sinh collagen hiệu quả, giúp chống lão hóa và hỗ trợ điều trị mụn. Retinol sẽ có 2 dạng chủ yếu nhất đó chính là: Pure Retinol – (retinol tinh khiết) và Blend Retinol (retinol hỗn hợp) Theo EWG, dữ liệu từ một nghiên cứu của FDA chỉ ra rằng các thành phần retinoid có thể đẩy nhanh quá trình phát triển các khối u da và tổn thương trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc thoa kem vitamin A lên da hàng ngày có thể góp phần làm tăng lượng vitamin A quá mức đối với phụ nữ mang thai. | Niacinamide, Azelaic Acid, AHA, BHA, Vitamin B5, Hyaluronic Acid, Vitamin C, Tranexamic Acid, Bakuchiol | Phụ nữ mang thai và cho con bú | Khô da, Kích ứng, Mẩn đỏ, Đẩy mụn, Dễ bắt nắng | Retinoids |
|
| ||
AHA | Làm đều màu da, Tẩy tế bào chết hóa học, Làm mềm da, Điều chỉnh độ pH | B – Nguy cơ trung bình | Axit Alpha Hydroxy (AHA) là một nhóm các hợp chất hóa học có tự nhiên trong trái cây, sữa và đường mía. Mặc dù chúng được gọi là axit nhưng không nên nhầm lẫn với các axit công nghiệp mạnh như axit clohydric và axit sunfuric. AHA được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm mỹ phẩm là axit glycolic (có nguồn gốc từ đường mía) và axit lactic (chất giúp bạn đốt cháy cơ bắp khi tập thể dục). Các AHA khác được sử dụng bao gồm axit citric (từ cam, chanh, v.v.), axit 2-hydroxyoctanoic và axit 2-hydroxydecanoic. AHA có thể được lấy từ các nguồn tự nhiên của chúng hoặc có thể được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp. Từ năm 1992, đã có những sản phẩm được bán trên thị trường dưới dạng mỹ phẩm dùng để tẩy tế bào chết và làm sạch da. Những sản phẩm này thường chứa axit glycolic và lactic. Chúng giúp làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn trên da, làm đều màu da và làm mềm và mịn da. AHA được sử dụng trong mỹ phẩm có thể hoạt động như chất tẩy tế bào chết. Chúng hoạt động trên bề mặt da bằng cách loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt, do đó cải thiện vẻ ngoài của da. AHA cũng có chức năng như chất điều chỉnh độ pH. Hội đồng chuyên gia CIR nhận xét rằng khả năng khiến da nhạy cảm với tia UV do sử dụng AHA là rất thấp nên trong hầu hết các trường hợp, các thành phần thông thường của sản phẩm sẽ đủ để loại bỏ hiệu ứng này. Tuy nhiên, AAD khuyên bạn nên tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian cao điểm từ 10:00 sáng đến 4:00 chiều, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15 trở lên, đồng thời mặc quần áo và đội mũ bảo hộ. Các nghiên cứu không phát hiện ra rằng các sản phẩm có chứa AHA góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư da. Theo EWG độ an toàn của AHA dao động từ 1-4, và cần phải phụ thuộc nhiều vào nồng độ hoạt chất và cách các nhãn hiệu tạo dựng công thức cho sản phẩm. | BHA | Peptide, Niacinamide, Retinol, Vitamin C | Kích ứng da, Đỏ da | Alpha Hydroxy Acid |
| ||||
Tranexamic Acid | Dưỡng trắng da, Trị nám, Dưỡng da, Trị mụn trứng cá, Làm sáng da | 1 – Nguy cơ thấp | Tranexamic Acid là một acid hữu cơ, chất này thường xuất hiện trong mỹ phẩm như một chất dưỡng trắng da. Các nghiên cứu cho thấy, chất này có thể trở thành một hoạt chất trị nám, làm sáng da nếu được sử dụng ở nồng độ khoảng 3%. Tuy nhiên thành phần này chưa có quá nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Theo EWG thì Tranexamic Acid có độ lành tính cao, khả năng gây kích ứng ở mức thấp nhất và thành phần này cũng không phải là chất có thể gây ung thư. | Da đỏ ngứa, Kích ứng da nhẹ, Khô da | TXA |
|
| |||||
Glutathione | Làm sáng da, Phục hồi da, Chống oxy hóa | 1 – Nguy cơ thấp | Glutathione là một tripeptide gồm có ba axit amin (cysteine, glutamic acid, và glycine), có khả năng phục hồi và làm sáng da khi sử dụng trong sản phẩm bôi ngoài da. Thành phần này có thể sử dụng ở dạng bôi, dạng thoa, dạng uống, một số thí nghiệm trong ống nghiệm đã chứng minh rằng glutathione cho thấy tác dụng kháng sinh; do đó, nó có liên quan đến sản xuất melanin. Được biết, glutathione có thể thúc đẩy tổng hợp pheomelanin, ức chế các enzym tạo hắc tố nội bào, và chứng minh tác dụng chống oxy hóa cũng như chống ung thư. Hàm lượng glutathione ở mỗi cách thức sử dụng là khác nhau và sẽ phụ thuộc vào độ tuổi cũng như công dụng của sản phẩm chăm sóc da. Hiện nay EWG xếp Glutathione vào nhóm chất an toàn, còn CIR thì chưa có đánh giá cụ thể. |
| ||||||||
Kojic Acid | Làm sáng da, Chống oxy hóa | B – Nguy cơ trung bình | 7 – Nguy cơ cao | Kojic Acid là một hợp chất dị vòng, là một sản phẩm phụ tự nhiên của lúa mạch đen lên men được sử dụng cho rượu gạo Nhật Bản được biết đến như là sake. Trong chăm sóc da, axit kojic chống oxy hoá và có thể được sử dụng làm chất làm sáng da, chống oxy hóa. Nhược điểm của Kojic acid là rất thiếu ổn định trong các công thức mỹ phẩm. Kojic acid có tính kích ứng cao và có thể gây ra viêm da tiếp xúc, thậm chí ở nồng độ bình thường dưới 4%. EWG đánh giá thành phần này thuộc nhóm chất có khả năng gây kích ứng da, thậm chí có thể là nguyên nhân gây ung thư ở mức trung bình, chính vì vậy bị xếp vào nhóm hạn chế sử dụng. | ||||||||
Arbutin | Làm mờ đốm nâu, Dưỡng trắng da | 1 – Nguy cơ thấp | Arbutin là một thành phần khá nổi tiếng và thường được sử dụng với khả năng làm mờ các đốm nâu thần kì. Nó được sử dụng theo truyền thống ở Nhật Bản và có thể được tìm thấy tự nhiên trong một số loại cây, bao gồm lá của cây lê, lúa mì và cây dâu tây. Arbutin ngăn cản một loại enzyme gọi là tyrosinase sản sinh, đây là enzyme cần thiết để tạo ra melanin (sắc tố gây ra các đốm nâu) và trong khi một số chất làm sáng da khác có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp tyrosinase (như vitamin C hoặc cam thảo), thì arbutin lại để tyrosinase hoạt động và cản trở quá trình sản xuất melanin. (Vì vậy, rất nhiều sản phẩm kết hợp arbutin với một số chất ức chế tyrosinase trực tiếp để có thêm hiệu quả làm sáng da.) EWG xếp thành phần này vào nhóm các chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân với khả năng kích ứng ở mức thấp nhất. Hội đồng CIR vẫn chưa có đánh giá và kết luận chính thức về thành phần này. | Vitamin C, Niacinamide | AHA BHA, Retinol |
| ||||||
Hydroquinone | Chất tạo mùi, Chống oxy hóa, Chất ức chế trùng hợp | C – Nguy cơ cao | 8 – Nguy cơ cao | Hydroquinone là một hợp chất hữu cơ thơm. Tại Hoa Kỳ, Hydroquinone có thể được sử dụng như một thành phần tích cực trong các sản phẩm thuốc OTC. Khi được sử dụng như một thành phần hoạt tính của thuốc, tên được đặt là Hydroquinone. Hydroquinone là tên gọi chung của thành phần 1,4-dihydroxybenzene và có thể được sử dụng an toàn trong nhiều loại mỹ phẩm. Hydroquinone được sử dụng trong mỹ phẩm như một chất chống oxy hóa, thành phần hương liệu và chất oxy hóa trong thuốc nhuộm tóc. Hydroquinone cũng có thể được sử dụng như một chất ổn định ức chế sự trùng hợp của chất kết dính trong móng tay giả. Tính an toàn của hydroquinone đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) trong bốn lần riêng biệt kể từ năm 1986. CIR kết luận rằng hydroquinone an toàn ở nồng độ ≤ 1% trong các công thức mỹ phẩm được thiết kế để sử dụng trong thời gian ngắn, không liên tục, sau đó rửa sạch da và tóc. Ngoài ra, hydroquinone an toàn khi sử dụng làm chất ức chế polyme hóa trong chất kết dính móng tay và lớp phủ móng nhân tạo được xử lý bằng ánh sáng LED. Tuy nhiên, hydroquinone không an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm có lưu lại trên da. EWG đánh giá thành phần này là một chất có liên quan đến khả năng gây ung thư và gây kích ứng da ở mức cao nên được hạn chế sử dụng trong các sản phẩm mỹ phảm. | Kích ứng da, Liên quan đến ung thư | |||||||
Phe Resorcinol | Làm sáng da, Chống oxy hóa | N/A – Not Available | 1 – Nguy cơ thấp | Phe Resorcinol tên đầy đủ là Phenylethyl Resorcinol. Đây là một hoạt chất làm sáng da và chống oxi hóa chiết xuất từ phân tử tồn tại tự nhiên trong cây Thông. Theo kết quả lâm sàng của nhà sản xuất, 0,5% phenylethyl resorcinol hiệu quả hơn 1% axit kojic làm sáng da nổi tiếng.Mặc dù kết quả từ nhà sản xuất nghe có vẻ khá hứa hẹn, nhưng một nghiên cứu về làm sáng da từ năm 2013 liên quan đến phenylethyl resorcinol cho thấy kết quả khá khiêm tốn. Trong 80 người tham gia, nghiên cứu kéo dài 12 tuần, phenylethyl resorcinol được kết hợp với ba hoạt chất khác (disodium glycerophosphate, L-leucine và undecylenoyl phenylalanine) và chỉ 57% số người tham gia ít nhất có phản ứng vừa phải và 17% không cải thiện ở mức độ vừa phải. EWG xếp thành phần này vào nhóm các chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân với khả năng kích ứng ở mức thấp nhất. |