Beaudy.vnBeaudy.vn
  • Thành phần làm đẹp
    • Tra cứu & phân tích thành phần mỹ phẩm
  • Mỹ phẩm
    • Review mỹ phẩm
    • Top mỹ phẩm
  • Làm đẹp da
    • Spa
  • Tóc đẹp
    • Chăm sóc tóc
    • Salon tóc
    • Tóc nữ đẹp
    • Tóc nam đẹp
  • Thời trang
  • Trang điểm
    • Son môi
    • Nail đẹp

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

Facebook Twitter Instagram
  • Beaudy.vn
  • Google News
Facebook Pinterest Twitter RSS Vimeo YouTube Dribbble Tumblr LinkedIn Reddit TikTok Twitch Telegram Flickr SoundCloud VKontakte Steam Last.fm BlogLovin
Beaudy.vnBeaudy.vn
  • Thành phần làm đẹp
    • Tra cứu & phân tích thành phần mỹ phẩm
  • Mỹ phẩm
    • Review mỹ phẩm
    • Top mỹ phẩm
  • Làm đẹp da
    • Spa
  • Tóc đẹp
    • Chăm sóc tóc
    • Salon tóc
    • Tóc nữ đẹp
    • Tóc nam đẹp
  • Thời trang
  • Trang điểm
    • Son môi
    • Nail đẹp
Beaudy.vnBeaudy.vn
Home»Làm đẹp»Thành phần làm đẹp»8 tác dụng phụ của Retinol và cách khắc phục từng vấn đề hiệu quả nhất

8 tác dụng phụ của Retinol và cách khắc phục từng vấn đề hiệu quả nhất

Thành phần làm đẹp zoelee99By zoelee99Updated:10/02/2023141 Views
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp Email Reddit VKontakte Telegram
tac dung phu khi dung retinol anh dai dien 38be017a
Share
Facebook Twitter LinkedIn WhatsApp Pinterest Email Tumblr Reddit VKontakte Telegram

Retinol được xem là thần dược cho làn da nhờ khả năng chống lão hóa và hỗ trợ trị mụn vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách, đặc biệt với người mới lần đầu dùng Retinol thì da sẽ dễ gặp phải những phản ứng không mong muốn. Hãy cùng Beaudy.vn tham khảo ngay 8 tác dụng phụ của Retinol thường gặp nhất và cách khắc phục thông qua bài viết sau đây nha.

Nội dung chính
  • Retinol là gì ?
  • Tham khảo 8 tác dụng phụ của Retinol và cách khắc phục từng vấn đề
    • 1. Da kích ứng và mẩn đỏ
    • 2. Da bị bùng mụn (break out)
    • 3. Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
    • 4. Phản ứng với AHA và BHA
    • 5. Vùng da ở mắt bị kích ứng
    • 6. Da có cảm giác ngứa rát
    • 7. Da bị bong tróc, vảy trắng
    • 8. Da bị sạm lại, trông đen hơn
  • Cách sử dụng Retinol đúng cách hạn chế tác dụng phụ
  • Tổng kết một vài lưu ý khi dùng Retinol trong skincare
  • Bảng phân tích dựa trên các thành phần
  • Bảng chi tiết các thành phần
  • Sản phẩm nên sử dụng kết hợp cùng

Retinol là gì ?

Retinol là dẫn xuất vitamin A, thuộc nhóm retinoid và lành tính nên khá an toàn khi sử dụng. Retinol thường được ưu tiên xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, serum, kem dưỡng. Cơ chế hoạt động của Retinol sẽ tác động vào sâu bên trong tế bào da, giúp kháng khuẩn và kích thích tái tạo tế bào da mới. Vì thế, hoạt chất này mang lại nhiều lợi ích cho da như trị mụn, cải thiện da thâm sạm, tàn nhang và tạo hàng rào bảo vệ da. Retinol chính là “cạ cứng” của những nàng da khô, da không đều màu và nổi nhiều mụn.

Retinol mang lại nhiều lợi ích cho da (Nguồn: Internet)
Retinol mang lại nhiều lợi ích cho da (Nguồn: Internet)

Tham khảo 8 tác dụng phụ của Retinol và cách khắc phục từng vấn đề

1. Da kích ứng và mẩn đỏ

Da bị kích ứng và mẩn đỏ là tác dụng phụ khi dùng Retinol thường gặp đối với những cô nàng lần đầu sử dụng hoặc có làn da quá nhạy cảm, quá mỏng. Ngoài ra, việc dùng Retinol với nồng độ và tần suất quá cao khiến da chưa kịp thích nghi. Việc lười sử dụng sản phẩm phục hồi và cấp ẩm cũng gây ra tình trạng da bị mẩn đỏ và dị ứng. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến tình trạng da trở nặng thậm chí gây viêm da diện rộng.

Dùng Retinol ở nồng độ cao và tần suất dày đặc khiến da bị kích ứng, mẩn đỏ (Nguồn: Internet)
Dùng Retinol ở nồng độ cao và tần suất dày đặc khiến da bị kích ứng, mẩn đỏ (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Bạn nên điều chỉnh việc sử dụng Retinol khi thấy da có dấu hiệu kích ứng. Chỉ dùng một lượng nhỏ với nồng độ thấp hơn 1% và tần suất từ 1-2 lần/ ngày để da quen dần rồi hẳng “tăng đô” lên nhé. Ngoài ra hãy chăm chỉ dùng các sản phẩm phục hồi và cấp ẩm để da luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Nếu việc điều chỉnh không hiệu quả, da kích ứng nặng hơn thì bạn nên ngưng dùng Retinol một thời gian và nếu vẫn không hết thì đi khám da liễu nhé.

Nên điều chỉnh nồng độ và tần suất dùng Retinol khi da bị kích ứng, mẩn đỏ (Nguồn: Internet)
Nên điều chỉnh nồng độ và tần suất dùng Retinol khi da bị kích ứng, mẩn đỏ (Nguồn: Internet)

2. Da bị bùng mụn (break out)

Với đặc tính trị mụn thì tình trạng đẩy mụn là tác dụng phụ khi dùng Retinol khá phổ biến. Điều này chứng tỏ Retinol đang tác động vào tế bào da và đẩy nhanh quá trình làm sạch lỗ chân lông, cải thiện tình trạng viêm mụn. Việc đẩy các nốt mụn ẩn lên trên bề mặt sẽ giúp da mịn màng hơn. Đẩy mụn thường bị nhầm lẫn với hiện tượng kích ứng da nhưng sẽ thuyên giảm trong vòng 2-6 tuần mà không gây châm chích, ngứa rát.

Đẩy mụn là phản ứng thường bị nhầm lẫn với kích ứng (Nguồn: Internet)
Đẩy mụn là phản ứng thường bị nhầm lẫn với kích ứng (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Bạn nên sử dụng Retinol ở nồng độ thấp dưới 1% với tần suất 1 lần/ tuần rồi mới tăng dần lên. Cần vệ sinh da sạch sẽ bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và thường xuyên dùng sản phẩm cấp ẩm, phục hồi da có chứa ceramide, hyaluronic acid, Vitamin B5. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm các loại kem chấm mụn có chứa Benzoyl Peroxide giúp kháng khuẩn, làm khô cồi mụn và cải thiện các vết thâm mụn. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh cũng giúp làn da giảm mụn đáng kể.

Nên dùng thêm sản phẩm trị mụn có chứa Benzoyl Peroxide khi gặp tình trạng đẩy mụn (Nguồn: Internet)
Nên dùng thêm sản phẩm trị mụn có chứa Benzoyl Peroxide khi gặp tình trạng đẩy mụn (Nguồn: Internet)

3. Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Làn da khi sử dụng retinol sẽ trở nên mỏng và dễ nhạy cảm với tia UV từ ánh nắng mặt trời. Khi lớp hàng rào bảo vệ da bị mỏng đi sẽ tạo điều kiện cho tia UV dễ dàng thâm nhập vào bên trong da, khiến da lão hóa và thâm sạm hơn. Ngoài ra, Retinol dễ mất ổn định và bị oxy hóa dưới tác động của nhiệt độ và tia UV. Những ai thường tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao lại hay bỏ qua bước chống nắng sẽ dễ gặp tình trạng này.

Dùng Retinol khiến da mỏng và nhạy cảm hơn với tia UV (Nguồn: Internet)
Dùng Retinol khiến da mỏng và nhạy cảm hơn với tia UV (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Rất đơn giản, hãy chăm sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 và thường xuyên che chắn bằng kính mát, khẩu trang để da được bảo vệ toàn diện. Kem chống nắng bảo vệ da tốt khi dùng retinol ngoài các màng lọc phổ thông như: Titanium Dioxide, Zinc Oxide, Avobenzone,… Bạn nên cân nhắc bổ sung thêm màng lọc hiện đại như: Tinosorb, Uvinul, Mexoryl,… Nên bôi cả những lúc trời râm và những lúc bạn ngồi ở nhà, và tiếp xúc với máy vi tính, điện thoại vì lúc này tia cực tím, ánh sáng xanh vẫn hoạt động mạnh mẽ vào bất kỳ thời điểm nào. Tốt hơn hết, bạn nên chỉ dùng Retinol vào ban đêm để hạn chế da bị bắt nắng, ban ngày hãy tập trung vào việc dưỡng ẩm và chống nắng cho da nhé.

Nên có các biện pháp chống nắng cho da khi dùng Retinol (Nguồn: Internet)
Nên có các biện pháp chống nắng cho da khi dùng Retinol (Nguồn: Internet)

4. Phản ứng với AHA và BHA

Xu hướng layers treatment đang được nhiều tín đồ làm đẹp ưa chuộng bởi công dụng thúc đẩy quá trình cải thiện da. Ấy thế mà, nhiều nàng đang lạm dụng phương pháp này dẫn đến chăm da sai cách. Việc sử dụng cùng lúc các hoạt chất acid với tần suất dày đặc sẽ khiến da bị quá tải. Khi da chưa kịp thích nghi với một loạt thành phần được apply sẽ sinh ra những tác dụng phụ như da châm chích, bong tróc thậm chí kích ứng da.

Việc kết hợp BHA và AHA sai cách có thể khiến da bị kích ứng (Nguồn: Internet)
Việc kết hợp BHA và AHA sai cách có thể khiến da bị kích ứng (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Tốt nhất, nên sử dụng các hoạt chất có nồng độ thấp và tần suất từ 1-2 lần/ tuần để da được làm quen. Bạn có thể sử dụng xen kẽ các hoạt chất theo công thức ngày-đêm, chẳn-lẽ hoặc cách tuần. Nên apply AHA/BHA trước vì chúng hoạt động tốt trong môi trường có độ pH thấp, sau tầm 30 phút thì apply thêm Retinol. Và đừng quên sử dụng kem chống nắng chỉ số SPF 30 và dưỡng ẩm để da “dễ thở” hơn khi skincare nhé.

Hãy cẩn trọng khi kết hợp Retinol cùng các hoạt chất acid khác (Nguồn: Internet)
Hãy cẩn trọng khi kết hợp Retinol cùng các hoạt chất acid khác (Nguồn: Internet)

5. Vùng da ở mắt bị kích ứng

Nhiều nàng thường có thói quen thoa Retinol lên cả vùng da dưới mắt. Trên thực tế, nếu bạn sử dụng Retinol ở nồng độ thấp sẽ giúp cải thiện nếp nhăn và quầng thâm ở mắt. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng da rất mỏng và nhạy cảm. Trong khi đó, Retinol khi apply lên da với nồng độ cao sẽ và gây bỏng rát, kích ứng thậm chí sưng viêm mắt. Để sử dụng đúng cách và an toàn thì bạn nên áp dụng theo cách khắc phục dưới đây nha.

Da mắt rất mỏng và dễ bị dị ứng, sưng viêm khi dùng Retinol sai cách (Nguồn: Internet)
Da mắt rất mỏng và dễ bị dị ứng, sưng viêm khi dùng Retinol sai cách (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Đầu tiên, hãy chọn các sản phẩm chứa retinol ở nồng độ thấp và ít thành phần gây dị ứng. Mỗi lần sử dụng chỉ nên lấy một lượng nhỏ bằng hạt đậu và dùng ngón đeo nhẫn để apply lên vùng da mắt. Tránh tán Retinol xung quanh vùng mi mắt vì dễ gây kích ứng. Trong trường hợp bạn lỡ tay thoa Retinol quá nhiều và da có dấu hiệu đau rát nên nhanh chóng rửa sạch bằng nước ấm và thoa một lớp kem dưỡng ẩm để da dịu lại.

Chỉ thoa một lượng Retinol vừa đủ tránh ảnh hưởng đến mắt (Nguồn: Internet)
Chỉ thoa một lượng Retinol vừa đủ tránh ảnh hưởng đến mắt (Nguồn: Internet)

6. Da có cảm giác ngứa rát

Đây là tác dụng phụ khi dùng Retinol khá phổ biến với những cô nàng có làn da khô, mỏng, nhạy cảm hoặc chưa quen sử dụng. Hoạt chất Retinol khi apply lên da sẽ hoạt động mạnh mẽ, khiến da mất cân bằng độ ẩm và gây ra tình trạng ngứa rát và châm chích nhẹ. Lúc này, việc bỏ qua bước dưỡng ẩm và phục hồi càng khiến tình trạng da nặng thêm. Để chúng mình bật mí với bạn cách ứng phó với trường hợp này nhé!

Ngứa rát da là phản ứng thường xảy ra khi da bị thiếu lượng ẩm cần thiết (Nguồn: Internet)
Ngứa rát da là phản ứng thường xảy với cô nàng da khô và nhạy cảm (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Nên thoa một ít Retinol lên khuỷu tay hoặc cổ tay, chờ tầm 1-2 giờ để test phản ứng của da. Nếu thấy da có dấu hiệu bị châm chích, đỏ rát thì nên rửa sạch mặt bằng nước ấm, đợi da bình thường trở lại có thể test thêm lần nữa. Mỗi lần sử dụng Retinol chỉ nên apply một lượng vừa phải với nồng độ thấp rồi mới tăng dần lên. Ngoài ra, bạn nên chăm chỉ dưỡng ẩm và phục hồi cho da bằng Hyaluronic Acid, Glycerin, Peptide, Vitamin B5.

Nên dùng kem dưỡng và các sản phẩm phục hồi da để giảm tình trạng ngứa rát (Nguồn: Internet)
Nên dùng kem dưỡng và các sản phẩm phục hồi da để giảm tình trạng ngứa rát (Nguồn: Internet)

7. Da bị bong tróc, vảy trắng

Cơ chế hoạt động của Retinol sẽ thẩm thấu vào sâu bên trong da, thúc đẩy quá trình thay da và kích thích sản sinh tế bào da mới. Lúc này, các tế bào chết sẽ bị đẩy lên trên bề mặt da và bong tróc ra ngoài. Ngoài ra, nhiều bạn có thói quen dùng Retinol ở nồng độ cao và tần suất dày đặc. Dưới tác động mạnh mẽ của Retinol có thể khiến da mất đi độ ẩm cần thiết, đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng khô và bong tróc da.

Việc mất đi lượng ẩm cần thiết khiến da bị bong tróc (Nguồn: Internet)
Việc mất đi lượng ẩm cần thiết khiến da bị bong tróc (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Hãy điều chỉnh nồng độ và tần suất sử dụng Retinol phù hợp với da, nên dùng Retinol sau bước làm sạch và trước bước dưỡng ẩm. Bạn nên ưu tiên các sản phẩm rửa mặt cùng các tinh chất dưỡng da có chứa HA, chiết xuất rau má, peptides, B5 giúp da dịu lại. Ngoài ra, nếu đang áp dụng layers treatment thì nên điều chỉnh công thức phù hợp. Không nên chà xát hoặc dùng tay xé đi lớp bong tróc sẽ khiến tình trạng da nặng thêm.

Ưu tiên những sản phẩm chứa thành phần tự nhiên giúp làm dịu da và hạn chế bong tróc (Nguồn: Internet)
Ưu tiên những sản phẩm chứa thành phần tự nhiên giúp làm dịu da và hạn chế bong tróc (Nguồn: Internet)

8. Da bị sạm lại, trông đen hơn

Quá trình thúc đẩy tái tạo tế bào da mới sẽ làm lớp hàng rào bảo vệ da bị mỏng đi, từ đó mà da trở nên yếu, nhạy cảm và dễ bị bắt nắng hơn. Với người thường hoạt động dưới môi trường nhiệt độ cao, lại bỏ qua bước chống nắng, tia UV sẽ tác động trực tiếp vào sâu bên trong da, gây cảm giác ngứa rát, căng da. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến da nhanh chóng bị lão hóa, xuất hiện các vết sạm, vết nám và tàn nhang.

Dùng Retinol có thể khiến da bị đen sạm do ảnh hưởng bởi tia cực tím (Nguồn: Internet)
Dùng Retinol có thể khiến da bị đen sạm do ảnh hưởng bởi tia cực tím (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Như đã nói ở trên, để cải thiện tình trạng sạm da thì bước chống nắng cực kỳ quan trọng. Nên có biện pháp che chắn và chăm dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 cách hai tiếng mỗi ngày để hạn chế da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn nên dùng thêm các loại kem dưỡng ẩm, đắp mặt nạ và dùng tinh chất dưỡng da chiết xuất thiên nhiên để hạn chế việc tăng sắc tố melanin khiến da xỉn màu.

Tăng cường chống nắng và các loại kem dưỡng để tránh da bị thâm sạm, tàn nhang (Nguồn: Internet)
Tăng cường chống nắng và các loại kem dưỡng để tránh da bị thâm sạm, tàn nhang (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng Retinol đúng cách hạn chế tác dụng phụ

Với làn da khô và nhạy cảm nên dùng Retinol ở nồng độ thấp từ 0,1%-0,5% để da được làm quen với hoạt chất này. Sau khi đã quen dần lên, hãy tăng nồng độ Retinol lên 0,5%-1% với tần suất phù hợp. Làn da thường, da dầu và hỗn hợp có thể sử dụng Retinol với nồng độ từ 0,3% trở lên để cải thiện các vấn đề của da mà không gây tác dụng phụ. Nếu bạn may mắn sở hữu làn da khỏe mạnh và muốn thúc đẩy quá trình tái tạo da có thể dùng Retinol ở nồng độ từ 0,5%-1% và theo dõi tình trạng của da thường xuyên nhé!

Nên sử dụng Retinol ở nồng độ phù hợp với từng loại da (Nguồn: Internet)

Nên sử dụng Retinol ở nồng độ phù hợp với từng loại da (Nguồn: Internet)

Tổng kết một vài lưu ý khi dùng Retinol trong skincare

  • Dùng Retinol với một lượng vừa đủ, nồng độ và tần suất phù hợp rồi tăng dần lên.
  • Nên test Retinol ở vùng da cố định trước khi thoa lên toàn khuôn mặt.
  • Chọn các sản phẩm được đựng trong chai kín tránh không khí và ánh nắng.
  • Dùng sản phẩn dạng gel dành cho da dầu và dạng kem dành cho da khô.
  • Luôn sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng để tránh khô da, sạm da.
  • Dùng Retinol sau bước làm sạch và sau bước dưỡng ẩm.
Nên lưu ý những điều trên giúp sử dụng Retinol hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)
Nên lưu ý những điều trên giúp sử dụng Retinol hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)
  • Apply sản phẩm theo quy tắc lỏng trước – đặc sau và độ pH từ thấp đến cao.
  • Hạn chế dùng Retinol khi đang mang thai hay cho con bú.
  • Dùng thêm các tinh chất phục hồi da như HA, chiết xuất thiên nhiên, Peptide.
  • Tránh thoa Retinol lên vùng dưới mi mắt dễ nhạy cảm hơn.
  • Cho da nghỉ từ 15-30 phút mới apply các hoạt chất khác.
  • Kiên trì sử dụng từ 2-3 tháng để thấy kết quả rõ rệt.

Trên đây là tổng hợp 8 tác dụng phụ khi dùng Retinol cùng cách giải quyết hiệu quả. Đừng quá lo lắng vì hầu hết làn da của tụi mình sẽ gặp một trong những vấn đề này. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn trong việc chủ động khắc phục những phản ứng bất ngờ khi dùng Retinol. Bình luận ngay nếu bài viết hữu ích và đừng bỏ qua những bài viết thú vị hơn trong chuyên mục Làm đẹp đến từ nhà Beaudy.vn nhé!

Bảng phân tích dựa trên các thành phần

Các thành phầnRetinol
Công dụngChống lão hóa, Điều trị mụn
Điểm CIRA – An toàn (1 thành phần)
Điểm EWG9 – Nguy cơ cao (1 thành phần)
Mô tả thành phầnRetinol là một dẫn xuất hay phái sinh của vitamin A (tan trong dầu) thuộc họ Retinoids nói chung. Retinol thẩm thấu sâu vào lớp da bên dưới, tăng sinh collagen hiệu quả, giúp chống lão hóa và hỗ trợ điều trị mụn. Retinol sẽ có 2 dạng chủ yếu nhất đó chính là: Pure Retinol – (retinol tinh khiết) và Blend Retinol (retinol hỗn hợp) Theo EWG, dữ liệu từ một nghiên cứu của FDA chỉ ra rằng các thành phần retinoid có thể đẩy nhanh quá trình phát triển các khối u da và tổn thương trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc thoa kem vitamin A lên da hàng ngày có thể góp phần làm tăng lượng vitamin A quá mức đối với phụ nữ mang thai.
NÊN kết hợp với các thành phầnNiacinamide, Azelaic Acid, AHA, BHA, Vitamin B5, Hyaluronic Acid, Vitamin C, Tranexamic Acid, Bakuchiol
Chống chỉ định của thành phầnPhụ nữ mang thai và cho con bú
Tác dụng phụ của thành phầnKhô da, Kích ứng, Mẩn đỏ, Đẩy mụn, Dễ bắt nắng
Bài viết chi tiết về các thành phần
  • Tác dụng retinol là gì? Hướng dẫn cách dùng retinol đúng cách cho từng vấn đề da
  • Kết hợp Retinol và B5: combo hoàn hảo giúp chống lão hóa, dưỡng ẩm và phục hồi cho da
  • Cách dùng Retinol và Azelaic Acid hiệu quả: trị mụn, dưỡng sáng và đều màu da
  • Cách chọn nồng độ Retinol phù hợp cho từng vấn đề da
  • Cách dùng Bakuchiol và Retinol: chống lão hóa và ngừa mụn hiệu quả
  • Cách kết hợp Retinol và HA: bộ đôi ngăn ngừa lão hóa, làm dịu da
  • Cách kết hợp Retinol và Vitamin C: dưỡng da trắng khỏe, chống lão hóa và mờ thâm mụn
  • Cách dùng Retinol và Ceramide đúng cách: dưỡng da căng bóng, phục hồi “cấp tốc”
  • Cách kết hợp Niacinamide và Retinol đúng cách: trị mụn, căng bóng da hiệu quả
  • Cách dùng Tranexamic Acid và Retinol cùng các thành phần làm đẹp da đúng cách
  • Cách dùng AHA và Retinol đúng cách giúp da sáng khỏe mịn màng
  • Cách kết hợp Retinol và Peptide: chống lão hóa và giảm nếp nhăn cho da
  • Retinol không nên kết hợp với thành phần nào trong dưỡng da?
  • Hướng dẫn cách dùng Retinol cho người mới bắt đầu
  • 11 lưu ý khi dùng Retinol để có làn da khỏe đẹp, không kích ứng

Bảng chi tiết các thành phần

Thành phầnCông dụngĐiểm CIRĐiểm EWGMô tả thành phầnNÊN kết hợp với các thành phầnChống chỉ địnhTác dụng phụTên gọi khácBài viết chi tiết về thành phầnCác sản phẩm nên sử dụng kết hợpCác sản phẩm có chứa thành phần
RetinolChống lão hóa, Điều trị mụnA – An toàn9 – Nguy cơ cao
Retinol là một dẫn xuất hay phái sinh của vitamin A (tan trong dầu) thuộc họ Retinoids nói chung. Retinol thẩm thấu sâu vào lớp da bên dưới, tăng sinh collagen hiệu quả, giúp chống lão hóa và hỗ trợ điều trị mụn. Retinol sẽ có 2 dạng chủ yếu nhất đó chính là: Pure Retinol – (retinol tinh khiết) và Blend Retinol (retinol hỗn hợp) Theo EWG, dữ liệu từ một nghiên cứu của FDA chỉ ra rằng các thành phần retinoid có thể đẩy nhanh quá trình phát triển các khối u da và tổn thương trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc thoa kem vitamin A lên da hàng ngày có thể góp phần làm tăng lượng vitamin A quá mức đối với phụ nữ mang thai.
Niacinamide, Azelaic Acid, AHA, BHA, Vitamin B5, Hyaluronic Acid, Vitamin C, Tranexamic Acid, BakuchiolPhụ nữ mang thai và cho con búKhô da, Kích ứng, Mẩn đỏ, Đẩy mụn, Dễ bắt nắngRetinoids
  • Tác dụng retinol là gì? Hướng dẫn cách dùng retinol đúng cách cho từng vấn đề da
  • Kết hợp Retinol và B5: combo hoàn hảo giúp chống lão hóa, dưỡng ẩm và phục hồi cho da
  • Cách dùng Retinol và Azelaic Acid hiệu quả: trị mụn, dưỡng sáng và đều màu da
  • Cách chọn nồng độ Retinol phù hợp cho từng vấn đề da
  • Cách dùng Bakuchiol và Retinol: chống lão hóa và ngừa mụn hiệu quả
  • Cách kết hợp Retinol và HA: bộ đôi ngăn ngừa lão hóa, làm dịu da
  • Cách kết hợp Retinol và Vitamin C: dưỡng da trắng khỏe, chống lão hóa và mờ thâm mụn
  • Cách dùng Retinol và Ceramide đúng cách: dưỡng da căng bóng, phục hồi “cấp tốc”
  • Cách kết hợp Niacinamide và Retinol đúng cách: trị mụn, căng bóng da hiệu quả
  • Cách dùng Tranexamic Acid và Retinol cùng các thành phần làm đẹp da đúng cách
  • Cách dùng AHA và Retinol đúng cách giúp da sáng khỏe mịn màng
  • Cách kết hợp Retinol và Peptide: chống lão hóa và giảm nếp nhăn cho da
  • Retinol không nên kết hợp với thành phần nào trong dưỡng da?
  • Hướng dẫn cách dùng Retinol cho người mới bắt đầu
  • 11 lưu ý khi dùng Retinol để có làn da khỏe đẹp, không kích ứng
  • Review Serum Some By Mi Retinol – 3 thế hệ Retinol, sự trở lại đáng được mong chờ
  • Review Serum Zakka Anti Blemish Niacinamide B3- sáng da và mờ thâm, ngăn ngừa mụn tái phát
  • Review gel trị mụn giảm thâm Actidem Derma: tạm biệt mụn và thâm mụn
  • Review kem dưỡng da tay Olay Body Cellscience – vị cứu tinh cho bàn tay khô ráp
  • Review kem trị thâm Skarfix-TX Fixderma: giảm thâm mờ nám hiệu quả
  • Review nước hoa hồng Pond’s Bright Beauty – làm sáng và đều màu da
  • TOP 10 sản phẩm chứa retinol tốt nhất: dưỡng da sáng khỏe, chống lão hóa và hỗ trợ trị mụn
  • Review Serum Some By Mi Retinol – 3 thế hệ Retinol, sự trở lại đáng được mong chờ

Sản phẩm nên sử dụng kết hợp cùng

Review Serum Some By Mi Retinol - 3 thế hệ Retinol, sự trở lại đáng được mong chờ - ket-cau-cua-retinol-some-by-mi-4bd8a849.jpg
Review Serum Some By Mi Retinol – 3 thế hệ Retinol, sự trở lại đáng được mong chờ
By beaudy.vn 13/03/2023

Review Serum Zakka Anti Blemish Niacinamide B3- sáng da và mờ thâm, ngăn ngừa mụn tái phát - hinh-nen-cua-serum-zakka-anti-blemish-niacinamide-10-590b2a10.jpg
Review Serum Zakka Anti Blemish Niacinamide B3- sáng da và mờ thâm, ngăn ngừa mụn tái phát
By Kim Trang Le 04/03/2023

Review gel trị mụn giảm thâm Actidem Derma: tạm biệt mụn và thâm mụn - gel-tri-mun-giam-tham-actidem-derma-c4f99e10.jpg
Review gel trị mụn giảm thâm Actidem Derma: tạm biệt mụn và thâm mụn
By huynhngan 03/02/2023

Review kem dưỡng da tay Olay Body Cellscience - vị cứu tinh cho bàn tay khô ráp - kem-duong-da-tay-olay-anh-bia-524d8bb6.jpg
Review kem dưỡng da tay Olay Body Cellscience – vị cứu tinh cho bàn tay khô ráp
By phamngocanh 16/02/2023

Review kem trị thâm Skarfix-TX Fixderma: giảm thâm mờ nám hiệu quả - kem-tri-tham-fixderma-skarfix-tx-cream-d2ce1699.jpg
Review kem trị thâm Skarfix-TX Fixderma: giảm thâm mờ nám hiệu quả
By huynhngan 14/03/2023

Review nước hoa hồng Pond's Bright Beauty - làm sáng và đều màu da - nuoc-hoa-hong-lam-sang-da-ponds-bright-beauty-4-1-8d306643.jpg
Review nước hoa hồng Pond's Bright Beauty – làm sáng và đều màu da
By thuhuyen0941 25/03/2023

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tìm kiếm & phân tích thông tin thành phần mỹ phẩm

Nhập tên các thành phần/từ khoá (công dụng, loại da, chống chỉ định, tác dụng phụ...) bạn muốn phân tích theo cú pháp mỗi thành phần/từ khoá phân cách nhau bằng , (dấu phẩy) hoặc ; (dấu chấm phẩy) hoặc xuống dòng (enter).
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email Reddit VKontakte Telegram
Previous ArticleCách dùng AHA và Retinol đúng cách giúp da sáng khỏe mịn màng
Next Article 25+ kiểu tóc tém nữ hot nhất năm 2022
zoelee99

    Có thể bạn sẽ thích

    bo skincare cho da dau 1 931bdfc8

    TOP 6 bộ skincare cho da dầu: Giải quyết tình trạng lên mụn và cải thiện lỗ chân lông trên da

    Top mỹ phẩm By Huỳnh Tiên25/03/2023
    review tinh chat tu sinh whoo bichup self generating anti aging essence afd8a67f
    95

    Review tinh chất tự sinh WHOO Bichup Self-Generating Anti-Aging Essence: làm da khỏe hơn từng ngày

    Review mỹ phẩm By thuminh25/03/2023
    toner duong da laco 3 32c24318
    82

    Review toner dưỡng da Laco: da căng bóng, ẩm mịn

    Review mỹ phẩm By huynhngan25/03/2023
    dau goi duoc lieu nguyen xuan 95cb929b
    87

    Review dầu gội dược liệu Nguyên Xuân: dưỡng tóc từ sâu bên trong

    Review mỹ phẩm By huynhngan24/03/2023
    nuoc tay trang la roche posay cho da nhay cam 2 1 a008f7f6
    88

    Review nước tẩy trang La Roche-Posay cho da nhạy cảm – nhẹ dịu, sạch sâu

    Review mỹ phẩm By thuhuyen094123/03/2023
    cach cham soc da kho b16e5a38

    Hướng dẫn 4 cách chăm sóc da khô: dưỡng ẩm sâu, giảm tình trạng bong tróc, lỗ chân lông to và mụn

    Làm đẹp da By dinhthuyngan23/03/2023
    Tags :AHA AHA và BHA AHA và Retinol ánh nắng mặt trời azelaic acid bakuchiol BHA bong tróc da Cách dùng retinol cấp ẩm chăm sóc da chống lão hóa công dụng Retinol da dầu da khô da kích ứng da ngứa rát da nhạy cảm dễ bắt nắng dưỡng da đẩy mụn điều trị mụn Glycerin hiệu quả hyaluronic acid kem chống nắng kem dưỡng ẩm khô da kích ứng kích ứng da làm dịu da làm đẹp da làm sạch lão hóa layers treatment lợi ích Retinol lưu ý khi dùng Retinol mẩn đỏ nám da Niacinamide nồng độ retinol peptide phụ nữ mang thai và cho con bú phương pháp làm đẹp da Retinoids retinol retinol là gì sạm da skincare skincare retinol tác dụng phụ của retinol tác dụng retinol tần suất dùng Retinol tranexamic acid vitamin B5 vitamin C
    MỚI CẬP NHẬT
    cach cham soc da kho b16e5a38

    Hướng dẫn 4 cách chăm sóc da khô: dưỡng ẩm sâu, giảm tình trạng bong tróc, lỗ chân lông to và mụn

    Làm đẹp da By dinhthuynganUpdated:25/03/2023
    bo skincare cho da dau 1 931bdfc8

    TOP 6 bộ skincare cho da dầu: Giải quyết tình trạng lên mụn và cải thiện lỗ chân lông trên da

    Top mỹ phẩm By Huỳnh TiênUpdated:25/03/2023
    nuoc duong toc tinh dau buoi cocoon 5 1 ac635a4c
    87

    Review nước dưỡng tóc Cocoon tinh dầu bưởi – giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc hiệu quả

    Review mỹ phẩm By thuhuyen0941Updated:25/03/2023
    serum dear klairs freshly juiced vitamin c 9 69d0d261
    83

    Review serum Dear Klairs Freshly Juiced Vitamin C: tinh chất dưỡng sáng da, mờ thâm mụn lành tính cho da nhạy cảm

    Review mỹ phẩm By LokenUpdated:25/03/2023
    muoi sua spa a bonne 1 1 621de735
    85

    Review muối sữa spa A Bonne’ – tẩy tế bào chết rẻ nhưng có “võ”

    Review mỹ phẩm By thuhuyen0941Updated:25/03/2023
    BÀI HOT
    gel tri mun giam tham actidem derma c4f99e10
    87

    Review gel trị mụn giảm thâm Actidem Derma: tạm biệt mụn và thâm mụn

    Review mỹ phẩm By huynhngan
    20 kieu toc nu se gay bao nam 2023 anh bia ca687172

    30+ kiểu tóc nữ đẹp chắc chắn sẽ gây bão năm 2023 – Liệu nàng đã biết?

    Tóc đẹp By phamngocanh
    nail chan 2023 anh bia 3d0df7dc

    101 mẫu nail chân đẹp nhất mà nàng không nên bỏ lỡ trong năm 2023

    Nail đẹp By phamngocanh
    anh bia 87229b89

    3 cách dùng vitamin C nồng độ cao đúng cách: dưỡng da trắng sáng an toàn và nhanh chóng

    Thành phần làm đẹp By Cinis
    20 mau nail hong dep nhat ngay ma khong lo bi sen anh bia c2c450bf

    30+ mẫu nail hồng đẹp ngất ngây mà không lo bị sến

    Nail đẹp By phamngocanh
    XU HƯỚNG
    gel tri mun giam tham actidem derma c4f99e10
    87

    Review gel trị mụn giảm thâm Actidem Derma: tạm biệt mụn và thâm mụn

    Review mỹ phẩm By huynhngan
    20 kieu toc nu se gay bao nam 2023 anh bia ca687172

    30+ kiểu tóc nữ đẹp chắc chắn sẽ gây bão năm 2023 – Liệu nàng đã biết?

    Tóc đẹp By phamngocanh
    nail chan 2023 anh bia 3d0df7dc

    101 mẫu nail chân đẹp nhất mà nàng không nên bỏ lỡ trong năm 2023

    Nail đẹp By phamngocanh
    anh bia 87229b89

    3 cách dùng vitamin C nồng độ cao đúng cách: dưỡng da trắng sáng an toàn và nhanh chóng

    Thành phần làm đẹp By Cinis
    20 mau nail hong dep nhat ngay ma khong lo bi sen anh bia c2c450bf

    30+ mẫu nail hồng đẹp ngất ngây mà không lo bị sến

    Nail đẹp By phamngocanh
    Theo dõi Beaudy
    • YouTube
    • Facebook
    • Pinterest
    • Twitter
    • LinkedIn
    • Instagram

    Tweets by Beaudy.vn

    Pinterest

    Facebook Fanpage

    Về Beaudy.vn
    Về Beaudy.vn

    Beaudy.vn là trang thông tin chuyên sâu về làm đẹp & mỹ phẩm. Các chuyên gia làm đẹp của Beaudy.vn sẽ phân tích chi tiết, khoa học về các thành phần làm đẹp. Review mỹ phẩm bằng các trải nghiệm thật và thực tế nhất. Chia sẻ & gợi ý các mẫu tóc đẹp, nail đẹp, TOP các sản phẩm mỹ phẩm, salon tóc, spa & thẩm mỹ viện tốt nhất.

    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube Telegram RSS
    Bài hot
    gel tri mun giam tham actidem derma c4f99e10
    8.7

    Review gel trị mụn giảm thâm Actidem Derma: tạm biệt mụn và thâm mụn

    06/12/2022
    20 kieu toc nu se gay bao nam 2023 anh bia ca687172

    30+ kiểu tóc nữ đẹp chắc chắn sẽ gây bão năm 2023 – Liệu nàng đã biết?

    26/09/2022
    nail chan 2023 anh bia 3d0df7dc

    101 mẫu nail chân đẹp nhất mà nàng không nên bỏ lỡ trong năm 2023

    17/12/2022
    anh bia 87229b89

    3 cách dùng vitamin C nồng độ cao đúng cách: dưỡng da trắng sáng an toàn và nhanh chóng

    06/01/2023
    20 mau nail hong dep nhat ngay ma khong lo bi sen anh bia c2c450bf

    30+ mẫu nail hồng đẹp ngất ngây mà không lo bị sến

    01/10/2022
    Tags
    AHA BHA bảo vệ da chăm sóc da chống lão hóa chống nắng chống oxy hóa công dụng cấp ẩm Da da dầu da khô da nhạy cảm dưỡng da dưỡng tóc dưỡng ẩm Glycerin hiệu quả hyaluronic acid kem chống nắng kem dưỡng kem dưỡng ẩm kích ứng làm dịu da làm sáng da làm sạch Làn da lão hóa mặt nạ mụn mụn trứng cá mỹ phẩm nguyên nhân nhược điểm Niacinamide retinol rửa mặt sữa rửa mặt thành phần Thông tin trị mụn tẩy da chết tẩy tế bào chết vitamin C điều trị mụn
    Facebook Pinterest Twitter RSS Vimeo YouTube TikTok Telegram
    • Beaudy
    • Giới thiệu
    • Điều khoản
    • Liên hệ
    © 2023 Beaudy.vn.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    wpDiscuz