Để skincare một cách an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất thì đòi hỏi bạn phải tìm hiểu thật kỹ càng sản phẩm mà mình muốn sử dụng. Trong đó, quan tâm đến thành phần của sản phẩm là một điều tất yếu, bởi bạn cần phải biết liệu sản phẩm đó có hay không chứa những hoạt chất gây kích ứng cho da và gây hại cho sức khỏe về lâu dài. Hôm nay, Beaudy.vn sẽ tổng hợp giúp bạn TOP 6 thành phần kích ứng trong mỹ phẩm được cảnh báo là không an toàn theo đánh giá của tổ chức EWG !
Kích ứng trên da là như thế nào?
Tình trạng da bị kích ứng khi sử dụng mỹ phẩm là một hiện tượng rất thường gặp ở mọi chị em phụ nữ. Tình trạng kích ứng da hay còn được gọi đầy đủ là viêm da tiếp xúc kích ứng (Irritant Contact Dermatitis). Sở dĩ da bị kích ứng thường chủ yếu là do bạn sử dụng phải sản phẩm có chứa thành phần kích ứng hoặc là do da của bạn chưa quen với một số hoạt chất có nồng độ quá mạnh.

Thông thường, mức độ kích ứng trên da ở mỗi người sẽ khác nhau, có người chỉ kéo dài trong vòng từ 1 – 2 ngày, có người thì lâu hơn. Có rất nhiều biện pháp giúp bạn tự khắc phục tình trạng kích ứng trên da, tuy nhiên bạn vẫn nên đi đến bác sĩ da liễu tư vấn để đảm bảo an toàn hơn nhé. Bởi nếu tình trạng kích ứng trở nên nghiêm trọng hơn thì có thể dẫn đến một số bệnh về da như viêm da đấy!
Biểu hiện của da khi sử dụng các mỹ phẩm chứa thành phần kích ứng
Thông thường, khi bị kích ứng, bề mặt vùng da sau khi sử dụng sản phẩm đó sẽ bị tổn thương và viêm nhiễm. Hiện tượng kích ứng có thể xảy ra ngay lập tức hoặc từ từ sau nhiều lần sử dụng, kích ứng không gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hay lây lan trên diện rộng. Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy khi da bị kích ứng bởi mỹ phẩm.
- Nổi mụn li ti như mụn trứng cá, mụn viêm, mụn nước.
- Xuất hiện mẩn đỏ ở vùng da bị kích ứng.
- Da có cảm giác châm chích, ngứa, nóng.
- Da bị khô rát, bong tróc.
- Bắt đầu xuất hiện đốm nâu, vết nám.

6 thành phần kích ứng trong mỹ phẩm được cảnh báo gây hại cho da thường thấy nhất
Parabens
Đây là nhóm chất bảo quản được sử dụng khá phổ biến không chỉ trong mỹ phẩm làm đẹp mà còn trong cả thực phẩm và dược phẩm chăm sóc sức khỏe. Công dụng của chúng là để bảo vệ sản phẩm trước các loại vi khuẩn, nấm mốc nhằm giúp sản phẩm có thể sử dụng được lâu hơn. Tuy nhiên, tác hại mà Parabens mang lại cho sức khỏe và làn da của người sử dụng cũng là không nhỏ, điển hình như Parabens có thể gây kích ứng da, viêm da thậm chí là ung thư da vì khiến cho làn da bị suy giảm sức đề kháng và lão hóa nhanh hơn.

Parabens xuất hiện trong các sản phẩm làm đẹp với nhiều cái tên khác nhau như Propylparapen, Methylparaben , Ethylparaben, Butylparapen, Isobutylparapen, Isopropylparapen. Tuy nhiên, không phải chất bảo quản nào cũng xấu và gây kích ứng cho da, vì điển hình như Ethylhexylglycerin – vì đây là một chất bảo quản khá lành tính, có nguồn gốc từ Glycerin. Đánh giá điểm an toàn của Parabens đối với làn da:
- Điểm CIR: B – Nguy cơ trung bình
- Điểm EWG: 3-10 – Nguy cơ trung bình
Talc
Talc là một khoáng chất có dạng bột mịn, màu trắng, không mùi, hay còn được biết đến là bột magie silicat. Talc được sử dụng nhiều trong các sản phẩm trang điểm và phấn phủ em bé bởi tác dụng hút ẩm, làm mịn da, kiềm dầu giúp da khô ráo, do vậy mà cũng có thể làm giảm ma sát và nứt nẻ, gây kích ứng da . Dù vậy, đây là một hoạt chất gây tranh cãi vì độ an toàn của nó khi sử dụng trong làm đẹp. Bởi theo thí nghiệm và đánh giá từ các chuyên gia, Talc có chứa chất gây ung thư cho con người như ung thư phổi và ung thư buồng trứng.
- Điểm CIR: C – Nguy cơ cao
- Điểm EWG: 8 – Nguy cơ cao

Alcohol
Cồn được sử dụng trong mỹ phẩm làm đẹp với mục đích gia hạn tuổi thọ cho sản phẩm, kháng vi khuẩn, làm sạch và làm hương liệu. Tuy nhiên, việc sử dụng cồn có thể gây kích ứng cho da, viêm da, đặc biệt là khiến da trở nên khô căng và bong tróc. Cồn có thể không gây ảnh hưởng nhiều đối với những nàng da dầu nhưng những nàng có làn da khô, da nhạy cảm thì nên cẩn thận nhé!

Cồn được chia làm 2 nhóm đó là cồn khô (Drying Alcohol) và cồn béo (Fatty Alcohol). Cồn khô thì dễ gây khô, bong tróc cho da, còn cồn béo mặc dù khả năng gây kích ứng thấp hơn nhưng lại dễ gây bít tắc lỗ chân lông và lên mụn. Cả cồn khô và cồn béo đều xuất hiện trong mỹ phẩm dưới nhiều cái tên khác nhau, ví dụ như cồn khô thì có Alcohol, Alcohol Denat, Methanol, Ethyl Alcohol,…. Còn cồn béo thì gồm: Cetearyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Cetyl Alcohol, Isostearyl Alcohol,…
- Điểm CIR: A – An toàn (cồn béo)
- Điểm EWG: 1 – Nguy cơ thấp (cồn béo), 4 – Nguy cơ trung bình (cồn khô)
Fragrance/Parfum
Hương liệu cũng là một chất thường hay sử dụng trong mỹ phẩm và cũng là chất có nguy cơ gây kích ứng cho da khá cao. Hương liệu xuất hiện trong mỹ phẩm dưới nhiều cái tên như Fragrance, Parfume (Parfum), chúng có tác dụng tạo hương thơm cho mỹ phẩm. Tuy nhiên, Fragrance ngoài có thể gây viêm da tiếp xúc kích ứng thì còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng điển hình như gây khó thở, nhức đầu, tức ngực.

Đồng thời, bạn cũng cần phải chú ý nếu trong bảng thành phần sản phẩm có chứa một số cái tên như Linalool, Cinnamyl Alcohol, Amyl Cinnamal, Isoeugenol, Hydroxycitronellal, Cinnamaldehyde, Benzyl Alcohol,…thì cũng nên tránh sử dụng sản phẩm ấy. Vì đây là những chất được FDA công nhận là những thành phần tạo hương thơm gây kích ứng, dị ứng cho da trong list gồm tổng 26 thành phần.
- Điểm EWG: 8 – Nguy cơ cao
Tuy nhiên, không phải sản phẩm làm đẹp nào có chứa hương liệu cũng đều là gây hại cho da. Bởi vì, nếu ngoài bao bì của một số sản phẩm có đề dòng chữ “Natural Fragrance” hoặc “Essence Oil” thì bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm đó. Vì đây đều là những hương thơm có nguồn gốc từ thiên nhiên và tinh dầu tinh khiết, nên đương nhiên là sẽ không gây kích ứng cho da và không gây hại cho sức khỏe.
Silicone
Silicone là nhóm các chất polymer nhân tạo, được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm dưới những cái tên như Dimethicone, Cyclohexasiloxane hay Phenyl trimethicone. Với khả năng khóa ẩm, giúp tạo một lớp màng chắn bảo vệ trên da, tạo bọt nên bạn sẽ thường thấy Silicone xuất hiện nhiều trong các sản phẩm kem dưỡng, sữa rửa mặt, serum, kem chống nắng, dầu gội đầu…

Về khả năng gây kích ứng, theo các chuyên gia thì Silicone ít gây kích ứng thậm chí là hiếm khi gây kích ứng cho da khi sử dụng, nhưng chúng có thể gây kích ứng cho mắt và dễ gây tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn đối với những nàng da dầu, da mụn. Hơn nữa, nếu sử dụng sản phẩm có chứa Silicone mà bạn không làm sạch kỹ càng thì cũng có thể khiến da dễ lên mụn hơn bình thường đấy. Các dạng thường thấy của Silicone:
Dimethicone
Với tên gọi khác là Polymethylsiloxane, đặc trưng với trọng lượng phân tử thấp hơn, kết cấu lỏng hơn và khả năng dễ phân tán trên bề mặt hơn so với các loại Silicone khác. Đây cũng được đánh giá là loại Silicone có khả năng khóa ẩm tốt nhất, và hiển nhiên Dimethicone cũng là loại Silicone khó rửa trôi bằng nước nhất.
- Điểm CIR: B – Nguy cơ trung bình
- Điểm EWG: 4 – Nguy cơ trung bình
Cyclomethicone
Cyclomethicone là một polymer nhân tạo có cấu tạo gồm một vòng các hỗn hợp vật liệu siloxane thuộc các nguyên tố tự nhiên như oxy và silicone, điển hình như hai chất Cyclopentasiloxane và Cyclohexasiloxane. Đặc tính của chúng là rất dễ bay hơi, có khả năng kiềm dầu, tạo cảm giác êm mượt trên da.
- Điểm CIR: A – An toàn
- Điểm EWG: 3 – Nguy cơ trung bình
Phenyl trimethicone
Phenyl trimethicone là một dẫn xuất của silica, có kết cấu dạng lỏng, màu trắng, được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc tóc nhờ vào khả năng làm mềm và làm bóng tóc. Ngoài ra Phenyl trimethicone cũng giúp da duy trì độ ẩm khá tốt. Đây được xem là một thành phần Silicone khá lành tính với điểm đánh giá đạt chuẩn.
- Điểm CIR: A – An toàn
- Điểm EWG: 1 – Nguy cơ thấp
Mineral Oil
Mineral Oil hay còn được gọi là dầu khoáng, được sử dụng nhiều trong các sản phẩm như kem dưỡng, son dưỡng vì có tác dụng làm mềm cho da. Có kết cấu lỏng, không màu, Mineral Oil cũng là một thành phần được khuyến cáo là nên cẩn thận khi sử dụng trong làm đẹp vì nó có thể gây kích ứng cho da, đặc biệt là da dầu, da dầu mụn.
Cụ thể, dầu khoáng rất khó thấm vào da vì vậy dễ dàng “tồn đọng” trên bề mặt da, gây bít tắc lỗ chân lông, tăng nguy cơ lên mụn và lão hóa sớm ở da. Đồng thời, nếu đều dầu khoáng thấm vào da thì sẽ gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cũng như chức năng gan trong cơ thể.
- Điểm EWG: 3 – Nguy cơ trung bình

Biện pháp phục hồi cho làn da bị kích ứng
Nếu không may bạn sử dụng phải những sản phẩm làm đẹp cho chứa thành phần gây kích ứng cho da như trên hay do gặp phải một nguyên nhân nào khác, thì hãy ngay lập tức ngừng sử dụng sản phẩm. Quan sát tình trạng kích ứng trên da, nếu nghiêm trọng thì hãy đến ngay bác sĩ da liễu để được tư vấn cẩn thận. Còn nếu tình trạng kích ứng không quá nặng thì bạn có thể thực hiện theo một số tips skincare dưới đây để phục hồi cho làn da.
- Ngưng sử dụng sản phẩm gây kích ứng ngay lập tức
- Chuyển qua sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, có thành phần từ thiên nhiên, texture mỏng nhẹ không chứa hạt scrub để tránh gây tổn thương cho da.
- Thoa toner để làm dịu và tái cấp ẩm cho da, ưu tiên toner dạng lỏng và lành tính.
- Sử dụng serum/ tinh chất có tác dụng phục hồi và tái tạo cho da.
- Tạm thời ngừng sử dụng các sản phẩm treatment “nặng đô” trên da.
- Không quên thoa kem dưỡng ẩm, ưu tiên loại có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh.
- Vào ban ngày thì nhớ apply kem chống nắng đầy đủ, ưu tiên kem chống nắng vật lý, lành tính, có thành phần cấp ẩm càng tốt.

Còn nếu như bạn bị kích ứng bởi những hoạt chất treatment như AHA/BHA, Retinol,…thì trước tiên vẫn là ngừng ngay sử dụng sản phẩm. Chú trọng vào việc tái cấp ẩm và phục hồi cho vùng da bị tổn thương trước, sau đó hẳn sử dụng lại sản phẩm treatment nhưng với nồng độ thấp hơn để cho da làm quen. Trong trường hợp muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối, thì bạn nên patch – test sản phẩm trước khi sử dụng.
Mong là bài viết trên đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Và đừng quên ghé thăm Beaudy.vn thường xuyên để có thể biết thêm nhiều bài viết mới nhất nhé!
Bảng phân tích dựa trên các thành phần
Các thành phần | Butylparapen, Dimethicone, Ethylparaben, Isobutylparapen, Isopropylparapen, Fragrance, Propylparapen, Talc, Methyl parahydroxybenzoate |
Công dụng | Bảo vệ da, Dưỡng da, Làm mịn da, Hấp thụ ẩm, Làm mềm da, Kiểm soát dầu thừa |
Điểm CIR |
|
Điểm EWG |
|
Chống chỉ định của thành phần | Dị ứng, Nhạy cảm với mùi hương |
Tác dụng phụ của thành phần | Kích ứng da, Kích ứng mắt nhẹ, Dị ứng |
Bảng chi tiết các thành phần
Thành phần | Công dụng | Điểm CIR | Điểm EWG | Mô tả thành phần | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Tên gọi khác | Các sản phẩm có chứa thành phần |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Butylparapen | ||||||||
Dimethicone | Bảo vệ da, Dưỡng da, Dưỡng tóc, Ngăn mất nước, Làm mịn da | B – Nguy cơ trung bình | 4 – Nguy cơ trung bình | Dimethicone hoặc có thể gọi là polymethylsiloxane, đây là một loại silicone. Dimethicone hoạt động như một chất chống tạo bọt, chất bảo vệ da, chất dưỡng da và chất dưỡng tóc. Nó ngăn ngừa mất nước bằng cách hình thành một rào cản trên da. Giống như hầu hết các vật liệu silicon, dimethicone có tính lỏng độc đáo khiến nó dễ dàng lan rộng và khi thoa lên da, mang lại cho sản phẩm cảm giác mịn màng và mượt mà. Nó cũng có thể giúp làm đầy các đường nhăn/nếp nhăn trên khuôn mặt, mang lại vẻ “đầy đặn” tạm thời. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã xem xét tính an toàn của dimethicone và phê duyệt việc sử dụng nó như một chất bảo vệ da trong các sản phẩm thuốc không kê đơn (OTC) ở nồng độ từ 1 – 30%. Hội đồng chuyên gia CIR đã xem xét một nhóm các dẫn xuất polyme silicon, bao gồm dimethicone, tương tự nhau về cấu trúc, thành phần và cách sử dụng. Hội đồng chuyên gia cho rằng khó có khả năng bất kỳ polyme silicon nào sẽ được hấp thụ đáng kể vào da do trọng lượng phân tử lớn của các polyme này. Các nghiên cứu lâm sàng trong phòng thí nghiệm và trên người cho thấy dimethicone không gây kích ứng da và không gây phản ứng dị ứng trên da (tức là không phải là chất gây mẫn cảm cho da). Nó cũng được báo cáo là gây kích ứng nhẹ đến tối thiểu cho mắt. Trong các nghiên cứu về độc tính sinh sản và phát triển trong phòng thí nghiệm, không có phát hiện bất lợi nào được báo cáo ở phụ nữ mang thai hoặc con cái của họ. Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh silicone gây kích ứng da hoặc gây tóc rụng. | Kích ứng mắt nhẹ |
| ||
Ethylparaben | Chất bảo quản | B – Nguy cơ trung bình | 3 – Nguy cơ trung bình | Ethylparaben thuộc nhóm chất bảo quản paraben được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Đây là một loại paraben rất phổ biến mà hầu hết mọi người đều sợ mà không có lý do khoa học. Đó là một thành phần rẻ tiền, hiệu quả và dung nạp tốt để bảo quản công thức mỹ phẩm không bị lỗi quá sớm. Parabens là thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả một nhóm thành phần có nguồn gốc từ axit para-aminobenzoic. Hội đồng chuyên gia CIR đã kết luận rằng 20 Ethylparaben an toàn trong mỹ phẩm trong thực tế sử dụng hiện nay và nồng độ được mô tả trong đánh giá an toàn với tổng nồng độ kết hợp của paraben trong bất kỳ công thức đã cho không vượt quá 0,8%. EWG đánh giá đây là một chất có khả liên quan đến kích ứng dị ứng. | Kích ứng da |
| ||
Isobutylparapen | ||||||||
Isopropylparapen | ||||||||
Fragrance | Chất tạo mùi, Tạo hương thơm, Hương liệu | 8 – Nguy cơ cao | Fragrance là các chất tự nhiên hoặc tổng hợp được sử dụng chỉ để tạo mùi cho sản phẩm mỹ phẩm và thường được ghi tên gọi chung là Parfum, Parfume, Fragrance. Mặc dù FDA không yêu cầu ghi nhãn chất gây dị ứng đối với thành phần này, tuy nhiên một số thành phần này có thể có khả năng gây phản ứng dị ứng da hoặc nhạy cảm đối với một số người. (Ngoại trừ 26 chất gây dị ứng hương thơm đã được công nhận thì phải được liệt kê theo tên riêng khi có trong sản phẩm ở nồng độ lớn hơn 0,001% (đối với sản phẩm không rửa trôi), hoặc 0,01% đối với sản phẩm rửa sạch như Rượu benzyl, Cinnamyl Alcohol,..). | Dị ứng, Nhạy cảm với mùi hương | Dị ứng | Parfum |
| |
Propylparapen | ||||||||
Talc | Hấp thụ ẩm, Hấp thụ dầu thừa, Làm mềm da, Kiểm soát dầu thừa | C – Nguy cơ cao | 8 – Nguy cơ cao | Talc, còn được gọi là phấn Pháp, là bột magie silicat ngậm nước, đôi khi chứa một lượng nhỏ nhôm silicat. Nó là một khoáng chất màu xám trắng tự nhiên. Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Talc được sử dụng trong công thức trang điểm, phấn em bé, phấn cơ thể và phấn khử mùi. Talc hấp thụ độ ẩm và dầu, giúp da mềm mại, tươi mát, mát mẻ và khô ráo. Nó cũng làm giảm ma sát và nứt nẻ có thể gây kích ứng da. Trong mỹ phẩm màu, Talc được sử dụng để giúp kiểm soát độ bóng và hấp thụ dầu. Hội đồng chuyên gia CIR đã xem xét một nghiên cứu phát hiện ra rằng những con chuột hít phải Talc nồng độ cao đã phát triển khối u phổi. Theo EWG Các nghiên cứu của Hội đồng Độc chất học Quốc gia đã chứng minh rằng bột talc cấp mỹ phẩm không chứa asbestos là một dạng magie silicat cũng có thể gây độc và gây ung thư. |
| |||
Methyl parahydroxybenzoate | B – Nguy cơ trung bình | 4 – Nguy cơ trung bình | methyl parahydroxybenzoate hay còn gọi là methylparaben, là một hóa chất được sử dụng làm chất bảo quản và chất chống nấm trong nhiều sản phẩm tiêu dùng. Đây là một thành phần rẻ tiền, hiệu quả và dung nạp tốt để đảm bảo công thức mỹ phẩm không bị lỗi quá sớm. EWG đánh giá thành phần này có khả năng gây kích ứng da ở mức trung bình. Hội đồng chuyên gia CIR đã kết luận rằng 20 paraben trong đó có methyl parahydroxybenzoate là an toàn trong mỹ phẩm trong thực tế sử dụng hiện nay và nồng độ trong bất kỳ công thức đã cho không vượt quá 0,8%. Methylparaben là một dạng paraben, Parabens là thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả một nhóm thành phần có nguồn gốc từ axit para-aminobenzoic. Chúng bảo vệ mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân bằng cách ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của nấm men và nấm mốc cũng như một số loại vi khuẩn. Paraben được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản. Chúng là este của axit para-aminobenzoic và một loại rượu như metanol, etanol, propanol, isopropanol, butanol hoặc isobutanol. Este có thể bị thủy phân thành rượu và axit ở độ pH cực cao và ở nhiệt độ cao. Thông thường, các sản phẩm thuốc chống mồ hôi không kê đơn (OTC) không chứa Paraben. Ngược lại, chất khử mùi dưới cánh tay, có công thức khác với chất chống mồ hôi, có thể chứa Paraben. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) bao gồm Methylparaben trong danh sách các chất được coi là Chất thường được Công nhận là An toàn (GRAS) dưới dạng chất thực phẩm trực tiếp. Dữ liệu được Hội đồng chuyên gia CIR xem xét lại bao gồm dữ liệu về độc tính di truyền âm tính, dữ liệu về khả năng gây ung thư âm tính và dữ liệu về độc tính phát triển âm tính. Paraben thực tế không gây kích ứng và không gây mẫn cảm ở những người có làn da bình thường. Hội đồng chuyên gia CIR đã thảo luận về “nghịch lý paraben” trong đó bệnh nhân nhạy cảm với paraben có thể chịu được mỹ phẩm có chứa paraben bôi lên da bình thường, không bị nứt nẻ nhưng không chịu được khi bôi lên da bị chàm hoặc loét. EWG nhận định thành phần này tương đối an toàn, có khả năng kích ứng hoặc gây độc ở mức trung bình, cũng có khuyến cáo cho rằng mẹ bầu không nên sử dụng sản phẩm có chứa paraben, đặc biệt là các sản phẩm phẩm bôi thoa bám trên da lâu. | Kích ứng da | Methylparaben |
|
Nếu bạn có bất kỳ ý kiến hoặc câu hỏi nào về bài viết này, đừng ngần ngại để lại một bình luận nhé.