Kem chống nắng vật lý được biết đến là lựa chọn hàng đầu cho các làn da nhạy cảm, đang có mụn và được tin dùng của các bác sĩ da liễu. Những ưu điểm của kem chống nắng vật lý có thể kể đến như: nâng tone da, lành tính cao, ít gây kích ứng,… đồng thời bảo vệ da tốt trước tác hại tia UV. Nếu bạn đang muốn thêm kem chống nắng vật lý vào trong routine skincare của mình, đừng bỏ qua bài viết này nhé! Mình sẽ hướng dẫn tất tần tật về kem chống nắng vật lý là gì? Có công dụng gì? Và hướng dẫn cách dùng đúng và hiệu quả nhất.

Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý được biết đến là một loại kem chống nắng vô cùng an toàn và lành tính cho da. Với các thành phần như Titanium Dioxide và Zinc Oxide là hai thành phần chính có tác dụng xây dựng trên da một lớp lá chắn bảo vệ và ngăn chặn tác động của các tia UV gây hại cho da.

Kem chống nắng vật lý - là kem chống nắng vô cơ, chứa các thành phần khoáng chất tự nhiên (Nguồn: Internet)
Kem chống nắng vật lý – là kem chống nắng vô cơ (Nguồn: Internet)

Kem chống nắng vật lý có chứa thành phần gì?

Titanium Dioxide

Titanium Dioxide là một hoạt chất bảo vệ da tối ưu, giúp da tránh khỏi các tia như UVA và UVB. Bạn không cần lo lắng rằng hoạt chất có thể gây hại cho da vì có thể nói Titanium Dioxide không hề có khả năng thẩm thấu vào da, đồng thời Titanium Dioxide còn có thể kết hợp với nhiều thành phần khác trong kem chống nắng vật lý để đảm bảo hơn tính hiệu quả của sản phẩm. Ngoài ra, Titanium Dioxide còn có độ che phủ cao, giúp bảo vệ da được toàn vẹn và chắc chắn hơn.

Titanium Dioxide là một hoạt chất có khả năng ngăn ngừa tác động của tia UVA và UVB (Nguồn: Internet)

Zinc Oxide

Cùng với Titanium Dioxide thì Zinc Oxide cũng là một thành phần quen thuộc trong kem chống nắng vật lý với khả năng được tạo thành từ oxit kẽm. Zinc Oxide lành tính, có tác dụng phản xạ lại các tia UVA và UVB tác động lên da vô cùng hiệu quả. Hoạt chất hoàn toàn không gây kích ứng hay mẫn cảm cho da, kể cả làn da nhạy cảm.

Zinc Oxide có khả năng tạo ra lớp màng chắn có tác dụng phản xạ lại các tia UVA và UVB (Nguồn: Internet)

Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý có khả năng tạo ra một lớp màng chắn giúp bảo vệ da với màng lọc vô cơ nổi bật nhất chính là Titanium Dioxide và Zinc Oxide. Tùy vào nồng độ được sử dụng, lớp màng ấy có tác dụng ngăn chặn và phản xạ lại các tác động của tia UV (tia UVA và tia UVB). Có thể nói chính lớp kem trên da chính là lớp màng bảo vệ cho da.

Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý (Nguồn: Internet)
Sponsor

Sự khác biệt giữa kem chống nắng vật lý và hóa học là gì?

Cơ chế tác dụng

  • Kem chống nắng vật lý: Hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn hoặc phản xả hoàn toàn sự tác động của tia UV nhằm mục đích ngăn cho da và tia UV tiếp cận nhau.
  • Kem chống nắng hóa học: Cơ chế tựa như một màng lọc thông qua việc hấp thu hoặc xử lý và phân huỷ các tia UV vào thời điểm chúng tác động lên da mà chưa kịp làm tổn hại đến da giúp bảo vệ da hiệu quả hơn.

Thành phần chống nắng

  • Kem chống nắng vật lý : Chứa các thành phần có nguồn gốc từ khoáng chất tự nhiên là chủ yếu, điển hình như Zinc Oxide và Titanium Dioxide.
  • Kem chống nắng hóa học: Với các thành phần hóa học và các chất hữu cơ là chủ yếu, điển hình như Avobenzone, Oxybenzone.
Sự khác biệt về thành phần giữa kem chống nắng vật lý và hóa học (Nguồn: Internet)

Kết cấu khi dùng lên da

  • Kem chống nắng vật lý: Khi thoa lên da thì sẽ tạo nên một lớp kem trắng trên da, có độ nâng tone nhẹ. Tuy nhiên kết cấu kem khá dày dễ gây “nặng mặt”. Đặc biệt kem chống nắng vật lý khá an toàn, lành tính và ít gây kích ứng cho da, kể cả là làn da nhạy cảm.
  • Kem chống nắng hóa học: Có kết cấu khá mỏng, nhẹ lại thẩm thấu nhanh không gây bết dính và tiệp vào màu da trông rất tự nhiên. Bởi đa số thành phần là các chất hóa học vì vậy có thể gây kích ứng cho da khi sử dụng vì vậy bạn cần xem xét kỹ trước khi lựa chọn.
Sự khác biệt về đặc điểm giữa kem chống nắng vật lý và hóa học (Nguồn: Internet)

Kem chống nắng vật lý có công dụng gì với da?

Ngăn ngừa tia UV gây hại cho da

Zinc Oxide và Titanium Dioxide là hai thành phần quan trọng trong kem chống nắng vật lý. Chúng có tác dụng chính như một tấm khiên bền vững, tăng khả năng bảo vệ trên da có tác dụng ngăn chặn hay phản xạ lại sự tác động của tia UVA và tia UVB lên da. Giúp làn da được bảo vệ một cách an toàn.

Sponsor
Tác dụng ngăn chặn hay phản xạ lại sự tác động của tia UVA và tia UVB lên da (Nguồn: Internet)

Khả năng kháng khuẩn tốt

Thành phần trong kem chống nắng vật lý ngoài bảo vệ da ra còn có thêm công dụng kháng khuẩn và làm dịu các tổn thương trên da bị gây ra do tác động từ ngoài môi trường hay từ ánh sáng mặt trời. Từ đó giúp phục hồi hư tổn và làm dịu, làm mát làn da bị bỏng nắng vô cùng hiệu quả.

Giúp làm dịu các tổn thương trên da bị gây ra do tác động từ ngoài môi trường (Nguồn: Internet)

Nuôi dưỡng da khỏe mạnh

Kem chống nắng vật lý phù hợp đối với mọi loại da trong đó có cả da nhạy cảm bởi độ an toàn, lành tính của sản phẩm là vô cùng tốt. Hơn thế nữa kem chống nắng vật lý còn có khả năng chống oxy hóa và hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.

Có khả năng chống oxy hóa và hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa giúp nuôi dưỡng da (Nguồn: Internet)

Nâng tone da

Kem chống nắng vật lý chẳng những giúp bảo vệ da tốt mà còn có thêm khả năng nâng tone da, rất phù hợp để che đi những khuyết điểm nhỏ trên da mặt hay thuận tiện để dùng làm kem lót cho lớp makeup. Những chị em nào có sở thích sử dụng những sản phẩm nâng tone thì không thể bỏ qua kem chống nắng vật lý.

Sponsor
Kem chống nắng vật lý còn có khả năng làm sáng da nhờ nâng tone (Nguồn: Internet)

Ai nên sử dụng kem chống nắng vật lý?

Tùy vào nhu cầu và đặc điểm làn da của mỗi người khác nhau mà sẽ lựa chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học. Nhưng để có thể đảm bảo hiệu quả của sản phẩm thì bạn nên hiểu rõ về đặc điểm sản phẩm mà mình đang lựa chọn. Là một sản phẩm kem chống nắng với các thành phần từ khoáng chất thiên nhiên là chủ yếu vì vậy vô cùng an toàn, lành tính. Phù hợp với mọi loại da kể cả những làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng nhất cũng có thể sử dụng. Ngoài ra, kem chống nắng vật lý có độ nâng tone nhẹ, rất thích hợp sử dụng trước khi trang điểm.

Phù hợp với mọi loại da kể cả những làn da nhạy cảm (Nguồn: Internet)

Nên dùng kem chống nắng vật lý ở bước nào trong quá trình skincare?

Giống như các loại kem chống nắng thông thường. Kem chống nắng vật lý sẽ được dùng vào buổi sáng và trưa cho đến tận chiều để bảo vệ làn da tối ưu trước tia UV. Để phát huy hiệu quả của kem chống nắng đang dùng bạn cần thực hiện các bước skincare như mỗi ngày, dùng sữa rửa mặt làm sạch da, cấp ẩm cho da lại bằng toner và kem dưỡng. Sau đó hãy dùng khoảng 2 đốt ngón tay (tương đương 2ml) kem chống nắng vật lý apply đều trên da.

Nên dùng kem chống nắng vật lý ở bước nào trong quá trình skincare? (Nguồn: Internet)

Thông thường kem chống nắng sẽ hơi khó tán, nên các nàng hãy bắt đầu dùng lượng ít, thoa dần lên. Cách này sẽ giúp kem chống nắng thấm đều và để lại finish cực kỳ tự nhiên. Thoa đều lên trên da theo chuyển động tròn, nên vỗ nhẹ để kem thấm vào hơn dùng tay miết mạnh, dễ làm trôi kem. Đừng quên thoa cho luôn vùng da dưới cổ nhé, đây cũng là nơi phản ánh dấu hiệu lão hóa nữa đấy. Nên thoa lại kem chống nắng vật lý sau 2 đến 3 tiếng, để tăng khả năng chống chịu trước tác hại từ ánh nắng mặt trời.

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Nhược điểm của kem chống nắng vật lý

Nâng tone da

Tuy kem chống nắng vật lý có độ nâng tone nhưng độ nâng tone chưa được tự nhiên, khá kén da, không thích hợp với những cô nàng có làn da ngâm. Bởi khi thoa kem chống nắng vật lý dễ để lại những vệt trắng trên da khiến làn da trông “trắng bệt”, không đều màu với những vùng da khá. Để khắc phục tình trạng này, các cô nàng có thể chọn những base tím để trung hòa sắc da đều màu hơn, da ngâm nên hạn chế base trắng hồng nhé.

Nhược điểm của kem chống nắng vật lý – Nâng tone da (Nguồn: Internet)

Độ chống nắng trung bình

Đối với những chị em có làn da treatment mạnh thì có thể độ bảo vệ của kem chống nắng vật lý vẫn là chưa đủ. Kem chống nắng vật lý tuy có độ bảo vệ da khá tốt nhưng chỉ đối với những làn da bình thường, ít treatment mà thôi.

Nhược điểm của kem chống nắng vật lý – Độ chống nắng trung bình (Nguồn: Internet)

Cần apply lại sau 2 – 3 tiếng

Kem chống nắng vật lý rất mau trôi, đặc biệt trong thời tiết nóng bức dễ đổ mồ hôi hay là phải hoạt động ngoài trời cả ngày, khiến da trông mất thẩm mỹ. Vì vậy để giữ vững độ bảo vệ cho da thì bạn cần phải nhớ apply lại kem chống nắng từ 2 – 3 tiếng.

Nhược điểm của kem chống nắng vật lý – Cần apply lại sau 2 – 3 tiếng (Nguồn: Internet)

Những lưu ý khi sử dụng kem chống nắng vật lý

Nhớ sử dụng đều đặn, mỗi ngày

Không chỉ riêng kem chống nắng vật lý mà bất kỳ loại kem chống nắng nào, bạn cần phải sử dụng chúng một cách đều đặn, ngay cả khi bạn không ra đường. Không chỉ vậy ngay cả khi trời mưa hay trời râm không có nắng thì bạn cũng không được quên sử dụng kem chống nắng vì tia UV vẫn tồn tại xung quanh chúng ta.

Nhớ sử dụng đều đặn, mỗi ngày, ngay cả khi ở trong nhà (Nguồn: Internet)

Đừng quên thoa kem chống nắng ở vùng cổ

Vùng da ở cổ là vùng da khá mỏng, dễ bị tổn thương vì vậy bạn đừng quên thoa kem chống nắng ở vùng này để tăng cường độ bảo vệ được tốt hơn. Đồng thời để tránh trường hợp không đều màu da giữa vùng da mặt và da cổ.

Đừng quên thoa kem chống nắng ở vùng da cổ (Nguồn: Internet)

Nhớ thoa lại kem chống nắng sau 2 – 3 tiếng

Nếu bạn phải hoạt động nhiều, đổ mồ hôi thì kem chống nắng vật lý rất dễ trôi đi, làm giảm độ bảo vệ cho làn da vì vậy bạn cần thoa lại kem chống nắng từ 2 – 3 tiếng sử dụng để đảm bảo da luôn được bảo vệ một cách tốt nhất.

Nhớ thoa lại kem chống nắng từ 2 – 3 tiếng sử dụng để đảm bảo da luôn được bảo vệ (Nguồn: Internet)

Một số bài viết có nội dung tương tự mà bạn có thể tham khảo

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng mình trong bài viết lần này. Mong là bài viết đã cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin bổ ích và đừng quên theo dõi chuyên mục làm đẹp thường xuyên để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhất nhé!

Bảng phân tích dựa trên các thành phần

Bảng chi tiết các thành phần

Thành phần Công dụng Điểm EWG Tên gọi khác Bài viết chi tiết về thành phần Các sản phẩm có chứa thành phần
Titanium Dioxide Chống nắng, Chất tạo màu, Thành phần chống nắng vật lý 2 – Nguy cơ thấp Oxit titan, Titania, Ci 77891
Zinc Oxide Chống nắng, Chất độn, Chất tạo màu, Chất bảo vệ da 3 – Nguy cơ trung bình ZnO
Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Tìm kiếm & phân tích thông tin thành phần mỹ phẩm

Nhập tên các thành phần/từ khoá (công dụng, loại da, chống chỉ định, tác dụng phụ...) bạn muốn phân tích theo cú pháp mỗi thành phần/từ khoá phân cách nhau bằng , (dấu phẩy) hoặc ; (dấu chấm phẩy) hoặc xuống dòng (enter).
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version