BHA được xem là “khắc tinh” của mụn ẩn với khả năng gom cồi mụn nhanh chóng và làm giảm tình trạng mụn sưng viêm trên da. Thế nhưng, việc sử dụng BHA để trị mụn ẩn tương đối phức tạp và đi kèm với nhiều tác dụng phụ khác. Vậy nên rất nhiều bạn đang khá e ngại, không dám sử dụng BHA để trị mụn. Dưới đây là những hướng dẫn cách dùng BHA trị mụn ẩn siêu đơn giản mà bạn có thể tham khảo.

Sponsor
  • Tên thành phần: BHA – Beta Hydroxy Acid
  • Nhóm công dụng: Tẩy tế bào chết hóa học, điều tiết dầu, thu nhỏ lỗ chân lông,…
  • Kết hợp được với: Peptide, Glycerin, Niacinamide, AHA,…
  • Không kết hợp được với: Adapalene, Tretinoin, Benzoyl Peroxide, Vitamin C,…
  • Khả năng gây kích ứng: Cao
  • Loại da phù hợp: Da dầu mụn, hỗn hợp thiên dầu,…

BHA là gì?

BHA (Beta Hydroxy Acid) là từ thường dùng để chỉ thành phần salicylic axit – thành phần quen thuộc với nhiều tín đồ làm đẹp hiện nay. Hoạt chất này có khả năng làm sạch da, lấy đi lớp da chết và giúp lỗ chân lông thông thoáng nhờ khả năng tan trong dầu. Không chỉ vậy, BHA còn giúp kích thích tế bào mới sản sinh nhiều hơn, giảm mụn và hạn chế các dấu hiệu lão hóa trên da.

(Ảnh: Internet).
BHA là thành phần tẩy tế bào chết hoá học phổ biến hiện nay (Ảnh: Internet).

BHA trị mụn ẩn có tốt không?

Có thể nói BHA đang rất phổ biến trên thị trường nhưng liệu rằng, BHA có thực sự trị mụn được không? Câu trả lời ở đây là có, không chỉ mụn ẩn mà hoạt chất này có thể hỗ trợ điều trị các loại mụn khác như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm trên da. Tất cả những điều này điều xuất phát từ khả năng kháng viêm, tác động làm sạch sâu lỗ chân lông, điều tiết dầu,…

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng BHA để trị mụn ẩn (Ảnh: Internet).

Hướng dẫn chi tiết cách dùng BHA trị mụn ẩn đơn giản-hiệu quả cao

Tần suất sử dụng BHA trị mụn ẩn đúng

Các sản phẩm chứa BHA trị mụn ẩn trên thị trường hiện nay đều có thể sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng break out, kích ứng khi lần đầu dùng BHA, bạn nên sử dụng cách ngày hoặc 2-3 lần/ tuần rồi tăng dần về sau. Sau khi đã quá quen với BHA, bạn có thể sử dụng cho cả ngày và đêm để tăng hiệu quả trị mụn.

Bạn có thể bỏ qua bước kem dưỡng để BHA hoạt động tốt hơn, nhưng nếu da quá khô thì vẫn nên bôi kem dưỡng (Ảnh: Internet).

Nồng độ sử dụng BHA trị mụn ẩn phù hợp

Để tăng hiệu quả điều trị mụn ẩn, việc lựa chọn nồng độ phù hợp với da đóng vai trò rất quan trọng. Lựa chọn nồng độ phù hợp giúp da hạn chế tối đa quá trình kích ứng, bong tróc.

Một vài nồng độ BHA phổ biến như (Ảnh: Internet).
Sponsor
  • BHA 1%: là nồng độ tương đối thấp, an toàn với những bạn mới sử dụng BHA lần đầu, da nhạy cảm,..
  • BHA 2%: tuy không quá cao nhưng 2% là nồng độ tối ưu giúp BHA mang lại hiệu quả trị mụn ẩn trên da. Nếu bạn sở hữu làn da khỏe thì có thể dùng từ nồng độ này.
  • BHA 4%: là nồng độ chỉ dùng khi tình trạng mụn trên da bạn quá nặng và không được khuyến khích để sử dụng hằng ngày.

Để tối ưu nhất, bạn nên sử dụng từ nồng độ thấp nhất rồi đến nồng độ cao hơn khi đã quen. Điều này giúp hạn chế tối đa kích ứng, khô da, bong tróc trên da do BHA gây ra.

Thời gian BHA trị mụn ẩn

Mụn ẩn hết nhanh hay chậm khi sử dụng BHA còn tùy thuộc vào nồng độ sử dụng, cơ địa và tình trạng da của mỗi người. Theo nhiều nghiên cứu của chuyên gia da liễu, tình trạng mụn ẩn sẽ suy giảm sau khoảng 3-4 tuần sử dụng BHA. Trong quá trình này nếu bạn thấy da đang lên mụn thì chứng tỏ BHA đang hoạt động trên da nhưng nếu tình trạng này kéo dài trên 6 tuần thì bạn nên tạm ngưng sử dụng BHA nhé.

Trong khoảng từ 3-4 tuần, mụn ẩn sẽ được giảm dần (Ảnh: Internet).
Sponsor

Thiết kế routine dùng BHA trị mụn ẩn như thế nào?

Làm sạch da

Bước đầu tiên trong routine trị mụn ẩn là làm sạch da, đây là bước giúp lỗ chân lông thông thoáng, làm sạch dầu thừa và cặn bẩn trên da. Bạn có thể tăng cường hiệu quả làm sạch bằng cách kết hợp tẩy trang và sữa rửa mặt với nhau. Bật mí là bạn có thể lựa chọn sữa rửa mặt có chứa BHA để làm quen với thành phần này tốt hơn.

Làm sạch da giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn (Ảnh: Internet).

BHA (Beta Hydroxy Acid)

Nên ưu tiên dùng các loại toner có chứa BHA với nồng độ từ 1%-2% vì đây là các dạng phổ biến trên thị trường và dùng được ngay sau khi rửa mặt. Đây là thời điểm tốt nhất để BHA phát huy công dụng tẩy da chết, làm sạch da, kiềm dầu và giải quyết bã nhờn hiệu quả. Các loại toner này sẽ giúp lỗ chân lông của bạn được làm sạch tốt hơn. Từ đó, các sản phẩm trị mụn ẩn bằng BHA sau đó sẽ hoạt động tốt hơn rất nhiều.

Toner BHA giúp tạo điều kiện tốt hơn cho các hoạt chất phía sau routine hoạt động (Ảnh: Internet).

Serum

Sau khi làm sạch da, bạn có thể tiếp tục sử dụng các loại serum chứa BHA để điều trị mụn ẩn. Bạn có thể lựa chọn nồng độ BHA phù hợp với da và tiến hành bôi một lớp mỏng lên da. Ngoài BHA, bạn có thể kết hợp các loại serum khác chứa thành phần phục hồi để tối ưu khả năng điều trị và giảm nguy cơ kích ứng trên da.

Sau bước toner là bước serum (Ảnh: Internet).
Sponsor

Dưỡng ẩm, kem chống nắng

Vào buổi tối, bạn tiến hành bôi kem dưỡng lên da sau khi bôi serum từ 5-7 phút. Điều này giúp bổ sung độ ẩm và ngăn ngừa mất nước cho da. Vào buổi sáng, bạn vẫn bôi kem dưỡng ẩm nhưng sau khi lớp dưỡng ẩm thẩm thấu vào da thì bôi thêm một lớp kem chống nắng để bảo vệ da tối ưu hơn.

Kem dưỡng giúp da phục hồi tốt hơn khi dùng BHA (Ảnh: Internet).

Lưu ý khi sử dụng BHA trị mụn ẩn

Dùng BHA bị đẩy mụn và tác dụng phụ

BHA tuy mang lại nhiều công dụng tuyệt vời trên da nhưng đi kèm với đó là nhiều tác dụng phụ không đáng có. Những tác dụng phụ thường xuyên xảy ra như: đẩy mụn, khô da, gây châm chích, ngứa rát, mẩn đỏ,… Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng quá nhiều khi gặp tình trạng này vì đây là dấu hiệu cho biết BHA đang hoạt động tốt trên da của bạn. Nhưng khi tình trạng này kéo dài quá nhiều tuần thì bạn nên ngưng sử dụng BHA và chuyển sang các biện pháp khác để làm dịu da.

Khô căng, bong tróc da là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng BHA (Ảnh: Internet).

Làm quen BHA nồng độ thấp trước

Có thể nói BHA là thành phần rất dễ gây nên tình trạng kích ứng trên da. Bạn hoàn toàn có thể gặp tình trạng break out, bong tróc da thậm chí kích ứng nếu không tuân thủ quy tắc từ thấp đến cao. Nếu da bạn tương đối khỏe, có thể đi từ nồng độ BHA 2%. Nếu bạn thuộc tuýp da nhạy cảm thì có thể làm quen với BHA thông qua các sản phẩm như sữa rửa mặt, toner,…có chứa nồng độ BHA từ 0.5%-1% để làm quen trước.

Nên sử dụng BHA từ nồng độ thấp đến cao để hạn chế kích ứng (Ảnh: Internet).
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Luôn dùng kem chống nắng bảo vệ da

Khi sử dụng BHA, không chỉ xuất hiện các tác dụng phụ mà da còn rơi vào tình trạng mỏng và nhạy cảm dần. Vì vậy, để không bị ảnh hưởng đến quá trình điều trị, bạn nên sử dụng thêm kem chống nắng để bảo vệ da tốt hơn. Nên ưu tiên các kem loại kem chống nắng tốt có chứa SPF 50, PA (++++) và màng lọc chống nắng phổ rộng như: Mexoryl, Tinosorb S, Tinosorb M, Uvinul T150, Uvinul A Plus,…

Bạn nên ưu tiên các dòng kem chống nắng có bộ lọc thật mạnh, chống được cả tia UVA và UVB (Ảnh: Internet).

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết “Hướng dẫn cách dùng BHA trị mụn ẩn siêu đơn giản cho bạn” của chúng mình. Đừng quên để lại ý kiến của bạn về cách trị mụn ẩn dưới ô bình luận nhé!

Bảng phân tích dựa trên các thành phần

Các thành phần BHA, Salicylic Acid
Công dụng Tẩy tế bào chết, Chống lão hóa, Trị mụn, Kháng viêm, Làm thông thoáng lỗ chân lông, Loại bỏ mụn đầu đen và mụn đầu trắng, Chống nắng hoạt tính, Tẩy da chết hóa học
Điểm CIR B – Nguy cơ trung bình (1 thành phần)
Điểm EWG
NÊN kết hợp với các thành phần AHA, Retinol, Azelaic Acid, Niacinamide, Benzoyl Peroxide, Pha, Vitamin C, Hyaluronic Acid, Glycerin, Peptide
Chống chỉ định của thành phần Trẻ em
Tác dụng phụ của thành phần Nhạy cảm với ánh sáng, Kích ứng, Châm chích, Kích ứng da, Đẩy mụn
Bài viết chi tiết về các thành phần

Bảng chi tiết các thành phần

Thành phần Công dụng Điểm CIR Điểm EWG NÊN kết hợp với các thành phần KHÔNG NÊN kết hợp với các thành phần Chống chỉ định Tác dụng phụ Tên gọi khác Bài viết chi tiết về thành phần Các sản phẩm có chứa thành phần
BHA Tẩy tế bào chết, Chống lão hóa, Trị mụn, Kháng viêm 4 – Nguy cơ trung bình Retinol, Azelaic Acid, Niacinamide, Benzoyl Peroxide, AHA, Pha, Vitamin C Trẻ em Nhạy cảm với ánh sáng, Kích ứng, Châm chích Beta Hydroxy Acids, Salicylic acid, Beta Hydroxy Acid
Salicylic Acid Làm thông thoáng lỗ chân lông, Loại bỏ mụn đầu đen và mụn đầu trắng, Chất bảo quản, Chống nắng hoạt tính, Tẩy tế bào chết, Tẩy da chết hóa học B – Nguy cơ trung bình 3 – Nguy cơ trung bình Hyaluronic Acid, Glycerin, Peptide, AHA Retinol, Benzoyl Peroxide, Vitamin C Kích ứng da, Đẩy mụn Beta Hydroxy Acid, BHA, TEA Salicylate
Bạn ơi, bài này ok không?
Có 3 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Tìm kiếm & phân tích thông tin thành phần mỹ phẩm

Nhập tên các thành phần/từ khoá (công dụng, loại da, chống chỉ định, tác dụng phụ...) bạn muốn phân tích theo cú pháp mỗi thành phần/từ khoá phân cách nhau bằng , (dấu phẩy) hoặc ; (dấu chấm phẩy) hoặc xuống dòng (enter).
Share.
Payu

Xin chào

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version