Niacinamide được biết tới là thành phần “đa-zi-năng” giúp chăm sóc da vô cùng tuyệt vời mà không kém cạnh những thành phần khác như retinol, BHA, AHA. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng Niacinamide không đúng cách cũng mang lại tác động tiêu cực đến làn da của bạn. Hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu 5 tác dụng phụ khi dùng Niacinamide và cách khắc phục từng vấn đề hiệu quả nhất thông qua bài viết sau đây.

Niacinamide là gì ?

Niacinamide hay nicotinamide là một dẫn xuất của vitamin B3 và thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như serum, kem dưỡng ẩm, sản phẩm trị mụn. Niacinamide giàu chất chống oxy hóa và kháng viêm mang lại nhiều công dụng đối với làn da của chúng mình. Cơ chế hoạt động của Niacinamide sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp sữa chửa các tế bào da đang bị hư tổn.

Niacinamide thường được sử dụng trong các mỹ phẩm chăm sóc da (Nguồn: Internet)
Niacinamide thường được sử dụng trong các mỹ phẩm chăm sóc da (Nguồn: Internet)

Chính vì thế, Niacinamide thường được dùng làm thuốc bôi trong việc điều trị các vấn đề viêm da, mụn trứng cá. Ngoài ra, Niacinamide còn giúp tăng cường độ ẩm, cấp nước, hạn chế tăng tiết bã nhờn, cải thiện tình trạng lão hóa và làm sáng da. Duy trì sử dụng Niacinamide còn củng cố lớp hàng rào bảo vệ da khỏi những tác động từ môi trường và kích thích tái tạo tế bào mới giúp phục hồi da tổn thương và cải thiện sắc tố da.

Niacinamide mang lại nhiều công dụng đối với làn da (Nguồn: Internet)

Tham khảo thêm bài viết: Niacinamide là gì? Tìm hiểu công dụng Niacinamide mang lại cho làn da

5 tác dụng phụ của Niacinamide và cách khắc phục từng vấn đề

1. Da bị đẩy mụn

Tình trạng đẩy mụn khi sử dụng Niacinamide là khi da xuất hiện những đốm mụn li ti hoặc mụn trứng cá. Những nguyên nhân phổ biến khiến da bạn bị đẩy mụn khi dùng Niacinamide như sử dụng nồng độ và hàm lượng không phù hợp có thể quá cao hoặc quá thấp, đôi khi là làn da quá nhạy cảm. Trong trường hợp bạn áp dụng layers treatment cùng các hoạt chất acid như AHA/BHA/Retinol cũng có thể gây ra tình trạng đẩy mụn, đặc biệt là mụn ẩn.

Sử dụng Niacinamide có thể khiến da bị đẩy mụn (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục

Việc đầu tiên là bạn hãy điều chỉnh nồng độ và hàm lượng Niacinamide dưới 3% và cẩn thận khi dùng đồng thời nhiều sản phẩm chứa Niacinamide. Khi kết hợp cùng các hoạt chất acid nên sử dụng cách khoảng 30 phút hoặc xen kẽ tránh da bị quá tải. Tránh tự ý nặn mụn hoặc dùng tẩy tế bào chết vật lý có thể gây tổn thương và viêm da. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các sản phẩm chứa Benzoyl Peroxide giúp mụn mau lành hơn.

Sponsor

Ngoài ra đối với từng tình trạng da cụ thể sẽ có nồng độ Niacinamide phù hợp, ví dụ như:

  • Nồng độ 3% đến 5%: thích hợp cho người mới bắt đầu dưỡng da, da nhạy cảm.
  • Nồng độ 10%: phù hợp cho các làn da tiết nhiều dầu thừa, da có mụn sưng viêm.
  • Nồng độ 15% đến 20%: là lựa chọn của da cần phục hồi cao, hỗ trợ trị mụn nhanh chóng, kiểm soát tuyến dầu nhờn hiệu quả.
Nên sử dụng các sản phẩm trị mụn có chứa Benzoyl Peroxide (Nguồn: Internet)

2. Da bị khô rát, bong tróc

Khô rát da là tình trạng da bị khô ráp, châm chích và ngứa rát nhẹ, đặc biệt với làn da nhạy cảm thường gặp phản ứng này. Tình trạng thường diễn ra khi chúng mình sử dụng Niacinamide ở nồng độ quá cao ngay trong lần sử dụng đầu tiên. Việc dùng Niacinamide với tần suất dày đặc, bỏ qua bước dưỡng ẩm hay dùng sản phẩm hết hạn cũng khiến hoạt chất giảm tác dụng, biến chất và gây khô rát da.

Sponsor
Da có thể bị khô rát do thiếu đi lượng ẩm cần thiết khi dùng Niacinamide (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục

Để xử lý tình trạng khô rát da, bạn nên sử dụng Niacinamide với nồng độ và tần suất phù hợp để da được tiếp xúc từ từ với hoạt chất. Nên kiểm tra hạn sử dụng và test phản ứng của da trước khi dùng. Bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm phục hồi và dưỡng ẩm chứa HA, Ceramide để cải thiện tình trạng khô rát. Trong trường hợp da khô rát nặng dù đã dưỡng ẩm đầy đủ thì nên tạm ngưng sử dụng để xem xét tình trạng da.

Để kết hợp Niacinamide với các thành phần phục hồi da, bạn có thể tham khảo routine sau đây nhé:

  1. Làm sạch da thật kỹ để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn vì tế bào chết còn sót lại cũng là nguyên nhân gây khô da.
  2. Để giảm kích ứng nên thoa các sản phẩm có chứa active phục hồi như Hyaluronic Acid, B5 có kết cấu mỏng nhẹ.
  3. Dùng Niacinamide sau đó và chờ đợi Niacinamide thẩm thấu vào da, tránh apply liên tục vì rất dễ gây vón cục.
  4. Có thể khóa ẩm lại bằng cách thành phần củng cố hàng rào bảo vệ như Ceramide, Peptide.
Nên chú trọng cấp ẩm và phục hồi da để tránh tình trạng khô rát (Nguồn: Internet)

3. Da bị kích ứng và mẩn đỏ

Da kích ứng và mẩn đỏ là tác dụng phụ thường gặp đối với những cô nàng có làn da quá nhạy cảm, dễ dị ứng. Ngoài việc không tuân thủ quy trình chăm sóc da thì tình trạng kích ứng và da mẩn đỏ còn xảy ra do Niacinamide thúc đẩy giải phóng histamine gây các triệu chứng kích ứng, dị ứng da. Tình trạng kích ứng kéo dài sẽ dẫn tới nhiều triệu chứng nguy hiểm như viêm da, tổn thương da diện rộng.

Tình trạng kích ứng khá phổ biến với làn da nhạy cảm, dễ dị ứng (Nguồn: Internet)
Sponsor

Cách khắc phục

Trước khi dùng Niacinamide, hãy test sản phẩm bằng cách thoa một ít hoạt chất lên vùng khuỷu tay hay cổ tay và chờ sau một ngày để xem phản ứng của da. Nếu thấy tình trạng mẩn đỏ thì bạn nên rửa sạch hoạt chất để da dịu lại. Khi đã bắt đầu sử dụng, bạn cũng cần chú ý sử dụng nồng độ và tần suất phù hợp, kết hợp cùng các sản phẩm phục hồi da. Khi da bị kích ứng kéo dài nên ngưng sử dụng và thăm khám tại bác sĩ da liễu.

Cùng với đó hãy giảm tần suất, nồng độ và thời gian dùng Niacinamide ra. Thời gian này hãy chú trọng vào việc phục hồi da với HA, B5, Ceramide, Peptides,… nên tránh layers quá nhiều treatment như: retinol, AHA, BHA vì rất dễ làm da nhạy cảm.

Nên test phản ứng da trước khi dùng Niacinamide tránh bị kích ứng, mẩn đỏ (Nguồn: Internet)

4. Phản ứng với AHA và BHA

Để thúc đẩy quá trình chăm sóc da, nhiều bạn thường tăng độ treatment bằng cách kết hợp Niacinamide cùng AHA/BHA. Tuy nhiên, khi kết hợp sai cách các hoạt chất với nhau sẽ gây ra nhiều tác hại. Nhiều bạn thường apply liên tục các hoạt chất lên da khiến da bị quá tải. Ngoài ra, việc không chú trọng vào bước dưỡng ẩm và chống nắng cũng gây một số tác dụng phụ như da bị châm chích, ngứa rát, dễ bị bắt nắng hơn.

Kết hợp Niacinamide với AHA/BHA có thể khiến da bị quá tải (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục

Khi kết hợp layers treatment, bạn nên apply cách khoảng từng hoạt chất cách 30 phút đủ thời gian thẩm thấu vào da. Nên apply AHA/BHA trước vì chúng hoạt động tốt trong môi trường có độ pH thấp. Sau đó thoa thêm Niacinamide cùng các hoạt chất khác để dưỡng ẩm và phục hồi cho da. Khi thấy da có những phản ứng xấu, bạn nên điều chỉnh lại skincare routine của mình để da dễ dàng thích ứng hơn.

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Cần kết hợp Niacinamide với AHA/BHA đúng cách tránh tình trạng kích ứng da (Nguồn: Internet)

5. Da bị dị ứng ở vùng mắt

Thói quen thoa Niacinamide, đặc biệt là vùng mắt có thể gây ra triệu chứng ngứa rát, sưng vùng mắt. Niacinamide thường có trong các loại serum, kem dưỡng mắt giúp giảm thâm và dưỡng ẩm. Tuy nhiên, chỉ khi dùng với nồng độ phù hợp thì hoạt chất này mới phát huy công dụng. Ngược lại, khi thoa lượng lớn Niacinamide ở vùng mắt vốn mỏng và nhạy cảm thì sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho da.

Vùng da mắt nhạy cảm dễ bị dị ứng khi dùng Niacinamide (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục

Hãy ưu tiên những sản phẩm chứa Niacinamide ở nồng độ thấp và không chứa thành phần gây dị ứng như cồn khô, hương liệu. Nên lấy một lượng nhỏ hoạt chất và apply nhẹ nhàng từ dưới mắt, tán đều theo hướng vòng cung để Niacinamide dễ thẩm thấu hơn. Nếu lỡ tay thoa vào sát mi mắt thì nên rửa sạch lại bằng nước ấm và thoa một lớp kem dưỡng ẩm để giúp da không bị kích ứng.

Apply Niacinamide đúng cách sẽ giúp da tránh bị kích ứng (Nguồn: Internet)

5 cách sử dụng Niacinamide đúng cách hạn chế tác dụng phụ

1. Kiểm tra và test sản phẩm

Trước khi sử dụng, bạn nên đọc kỹ bảng thành phần và hạn sử dụng của sản phẩm. Nên ưu tiên sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên và không chứa thành phần gây kích ứng. Sau đó, đừng bỏ qua bước test phản ứng da bằng cách thoa một lượng nhỏ sản phẩm lên cánh tay và đợi sau một ngày. Nếu thấy da bắt đầu kích ứng và sưng đỏ thì bạn có thể thay thế bằng một sản phẩm khác an toàn cho da hơn.

Nên test sản phẩm trước khi dùng Niacinamide (Nguồn: Internet)

2. Sử dụng nồng độ và tần suất phù hợp

Với làn da mới bắt đầu sử dụng Niacinamide hay quá nhạy cảm nên sử dụng nồng độ dưới 2% và tần suất từ 1-2 lần/ tuần. Khi da đã quen hoạt chất có thể tăng nồng độ lên 2%-5% và số lần sử dụng, nhưng chỉ nên dùng từ 1-3 giọt mỗi lần. Ngoài ra, bạn có thể xem xét vấn đề của da để chọn nồng độ phù hợp. Nồng độ từ 1-2% sẽ giúp dịu da. Còn Niacinamide với nồng độ từ 5% trở lên sẽ khắc phục cả vấn đề thâm mụn, da thâm sạm và cải thiện da một cách toàn diện nhưng đồng thời da sẽ dễ gặp phải tác dụng phụ và kích ứng.

Nên sử dụng Niacinamide với nồng độ và tần suất phù hợp (Nguồn: Internet)

3. Sử dụng các hoạt chất phục hồi da

Để tránh tình trạng kích ứng và nổi mụn thì bạn có thể thoa một lớp lót kem dưỡng ẩm trước khi dùng Niacinamide. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm serum và kem dưỡng có chứa B5, Ceramide giúp phục hồi và tái tạo da đồng thời tăng khả năng hấp thụ của Niacinamide. Đừng bỏ qua bước dưỡng ẩm và thoa kem chống nắng chỉ số SPF 30 để da được bảo vệ toàn diện, tránh bị khô rát hay mẩn đỏ.

Sử dụng các hoạt chất phục hồi giúp da tránh gặp tác dụng phụ khi dùng Niacinamide (Nguồn: Internet)

4. Tuân thủ trình tự skincare

Nên sử dụng Niacinamide sau bước làm sạch, cân bằng da và sử dụng hoạt chất Actives hoạt động trong môi trường có độ pH thấp như AHA/BHA. Ưu tiên dùng sản phẩm có kết cấu lỏng trước giúp tăng độ thẩm thấu và kết cấu đặc sau. Nên dùng thêm sản phẩm đặc trị với skincare ban đêm và kem chống nắng khi skincare ban ngày. Dùng một lượng vừa phải và apply từ từ từng hoạt chất một để da thẩm thấu tốt hơn.

Các nguyên tắc khi sử dụng Niacinamide trong skincare (Nguồn: Internet)

5. Cho làn da được nghỉ ngơi

Sử dụng cùng lúc các hoạt chất khác nhau trong chu trình skincare có thể khiến da bị quá tải. Chính vì thế bạn nên ưu tiên sắp xếp thời gian phù hợp để dùng các hoạt chất với nhau. Khi da bị kích ứng nặng thì nên ngưng sử dụng các hoạt chất và cho da được nghỉ ngơi từ 1-2 tuần. Đây là khoảng thời gian đủ cho da được phục hồi và xây dựng chuỗi skincare routine chuẩn chỉnh hơn.

Nên cho da nghỉ ngơi khi xảy ra tác dụng phụ trong lúc dùng Niacinamide (Nguồn: Internet)

Tổng kết lưu ý khi dùng Niacinamide

  • Hạn chế sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Sử dụng cách khoảng các hoạt chất Actives khi skincare.
  • Kiên trì sử dụng trong 2 tháng sẽ thấy kết quả rõ rệt.
  • Nên chọn sản phẩm đựng trong chai kín và bảo quản nơi khô ráo.
  • Dùng Niacinamide gạng gel cho da dầu, dạng Niacinamide kem cho da khô và Niacinamide dạng lotion cho da thường.
Cần lưu ý những điều sau khi dùng Niacinamide dưỡng da (Nguồn: Internet)
  • Thao tác massage nhẹ nhàng để hoạt chất dễ thẩm thấu hơn.
  • Cân bằng da trước khi dùng vì Niacinamide hoạt động tốt với độ pH từ 5.5-6.5.
  • Apply cách khoảng các sản phẩm chứa Vitamin C, AHA/BHA.
  • Không dùng Niacinamide vượt quá mức 10%.
  • Người mắc bệnh gan nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Niacinamide dạng uống.

Một số bài viết bạn có thể tham khảo:

Trên đây là tổng hợp 5 tác dụng phụ khi dùng Niacinamide và cách khắc phục. Dù sử dụng bất kỳ mỹ phẩm nào thì bạn cần tìm hiểu cách dùng đúng để da được chăm sóc toàn diện. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi Beaudy.vn để đón chờ nhiều bài viết bổ ích về Làm đẹp của chúng mình nhé!

Bảng phân tích dựa trên các thành phần

Các thành phần Niacinamide
Công dụng Chống lão hóa, Se khít lỗ chân lông, Dưỡng da, Phục hồi da, Làm sáng da
Điểm CIR A – An toàn (1 thành phần)
Điểm EWG 1 – Nguy cơ thấp (1 thành phần)
Mô tả thành phần Niacinamide là một loại Vitamin nhóm B hay còn gọi là Vitamin B3 chứa nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm tắm, dầu gội đầu, thuốc bổ tóc, dưỡng ẩm da. Niacinamide thường được dùng trong các trường hợp da có vấn đề về mụn, lỗ chân lông, da không đều màu,… Bên cạnh đó, Niacinamide cũng có khả năng tăng sinh collagen hiệu quả, duy trì và bảo vệ hàng rào bảo vệ da, tăng cường độ đàn hồi của da, vô cùng lành tính, an toàn cho mọi làn da. Hội đồng chuyên gia CIR đã xem xét Niacinamide và Niacin đủ giống nhau để kết hợp các dữ liệu có sẵn và đưa ra kết luận về độ an toàn của cả hai thành phần mỹ phẩm. Nhìn chung, thông tin hiện có cho thấy Niacinamide và Niacin đều không độc hại. Những thành phần này không phải là chất gây kích ứng da đáng kể và không phải là chất gây mẫn cảm cho da hoặc chất nhạy cảm với ánh sáng. Những thành phần này cũng không liên quan đến sự phát triển của lỗ chân lông bị tắc. Hội đồng chuyên gia CIR đã công nhận rằng một số công thức nhất định có thể gây kích ứng mắt nhẹ và khuyến nghị rằng ngành công nghiệp nên biết về điều này và xây dựng các sản phẩm để ngăn ngừa kích ứng mắt. Niacinamide không phải là độc tố sinh sản hoặc phát triển, và đã được chứng minh là làm giảm độc tính của một số độc tố sinh sản hoặc phát triển đã biết. Niacinamide và niacin không gây đột biến. Một nghiên cứu về Niacinamide một mình chỉ ra rằng nó không gây ung thư. Dựa trên dữ liệu có sẵn, Hội đồng chuyên gia CIR đã kết luận rằng Niacinamide và Niacin an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân theo các thông lệ sử dụng và nồng độ được báo cáo.
NÊN kết hợp với các thành phần BHA, Retinol, Hyaluronic Acid, Vitamin C
Tác dụng phụ của thành phần Kích ứng mắt
Bài viết chi tiết về các thành phần Niacinamide là gì? Công dụng, cách dùng Niacinamide trong làm đẹp da

Bảng chi tiết các thành phần

Thành phần Công dụng Điểm CIR Điểm EWG NÊN kết hợp với các thành phần Tác dụng phụ Tên gọi khác Bài viết chi tiết về thành phần Các sản phẩm có chứa thành phần
Niacinamide Chống lão hóa, Kiềm dầu, Se khít lỗ chân lông, Dưỡng tóc, Dưỡng da, Phục hồi da, Làm sáng da A – An toàn 1 – Nguy cơ thấp BHA, Retinol, Hyaluronic Acid, Vitamin C Kích ứng mắt Vitamin B3, Nicotinamide, Niacin
Bài này có tuyệt không bạn?
Có 14 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Tìm kiếm & phân tích thông tin thành phần mỹ phẩm

Nhập tên các thành phần/từ khoá (công dụng, loại da, chống chỉ định, tác dụng phụ...) bạn muốn phân tích theo cú pháp mỗi thành phần/từ khoá phân cách nhau bằng , (dấu phẩy) hoặc ; (dấu chấm phẩy) hoặc xuống dòng (enter).
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version