Niacinamide là một thành phần “thân thiện” với nhiều công dụng dưỡng da vô cùng hiệu quả giúp giải quyết nhiều vấn đề của da như mụn, thâm và không đều màu. Nhờ thế Niacinamide ngày càng được phái đẹp ưu tiên cho vào vào chu trình dưỡng da của mình. Tuy nhiên, sử dụng Niacinamide cũng dễ bị kích ứng, ngứa rát và bong tróc do sử dụng sai cách và chưa hiểu rõ những lưu ý về hoạt chất này. Hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu tất tần tật 9 lưu ý khi sử dụng Niacinamide để sử dụng hiệu quả và an toàn nhất nhé.
- Niacinamide là gì?
- Công dụng chính của Niacinamide đối với da
- Tác dụng phụ khi dùng Niacinamide thường gặp nhất
- 9 lưu ý khi sử dụng Niacinamide hiệu quả và an toàn nhất
- 1. Không nên sử dụng Niacinamide cùng các sản phẩm có chứa Vitamin C
- 2. Không sử dụng AHA/BHA trong cùng chu trình với Niaciamide
- 3. Niacinamide nên kết hợp với hoạt chất nào để dưỡng da tốt hơn?
- 4. Chọn nồng độ Niacinamide phù hợp với da
- 5. Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày
- 6. Dùng Niacinamide cần kiên trì để thấy hiệu quả
- 7. Không sử dụng các sản phẩm chứa Niacinamide không rõ nguồn gốc
- 8. Không bỏ qua các bước dưỡng ẩm
- 9. Phụ nữ có thai, đang cho con bú có thể sử dụng Niacinamide không?
- Lời kết
- Bảng phân tích dựa trên các thành phần
- Bảng chi tiết các thành phần
- Sản phẩm nên sử dụng kết hợp cùng
Niacinamide là gì?
Niacinamide hay còn thường được gọi là Vitamin B3. Thành phần này được biết là 1 phước hợp Vitamin thuộc nhóm B, cụ thể hơn và B3. Niacinamide có nhiều công dụng, rất ít tác dụng phụ và thân thiện với mọi làn da nên Niacinamide luôn được nhắc đến và ứng dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da, nhất là trong các sản phẩm chuyên giải quyết các làn da bị vấn đề về lỗ chân lông và mụn.
Công dụng chính của Niacinamide đối với da
- Niacinamide hỗ trợ đánh bay tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc, se khít lỗ chân lông.
- Hỗ trợ cực tốt trong quá trình điều trị mụn.
- Nuôi dưỡng duy trì độ ẩm tự nhiên cho làn da.
- Cải thiện tình trạng da sần sùi.
- Xóa mờ các vết thâm sau mụn, nám da, tàn nhang.
- Củng cố hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại ngoài môi trường.
- Giúp làn da thêm tươi sáng, rạng rỡ hơn.
Tác dụng phụ khi dùng Niacinamide thường gặp nhất
Bị đẩy mụn ẩn, mụn trứng cá
Dù hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị mụn cho hầu hết mọi làn da. Nhưng cơ địa mỗi người là khác nhau, nên vẫn có 1 số đối tượng sẽ bị tình trạng đẩy mụn khi sử dụng Niacinamide, thường thấy nhất là các loại mụn ẩn và mụn trứng cá. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này chính là làn da của của bạn quá nhạy cảm hoặc bạn đã sử dụng Niacinamide với nồng độ không phù hợp. Ngoài ra, khi sử dụng chung với các hoạt chất như Retinol và AHA/BHA cũng dễ dẫn đến hiện tượng này.
Da trở nên bong tróc, ngứa rát da
Khi sử dụng Niacinamide ở nồng độ quá cao mà không test sản phẩm trước khi sử dụng, sử dụng quá nhiều lần trong ngày, bỏ qua bước dưỡng ẩm cuối các chu trình thì hiện tượng da bị ngứa, rát, châm chích và bong tróc cũng thường diễn ra đối với các làn da, nhất là các làn da cực nhạy cảm.
Da bị nổi mẩn đỏ, kích ứng da
Như được biết Niaciamide là thành phần an toàn, thân thiện với mọi làn da nên các làn da bình thường rất ít gặp tình trạng này, trường hợp này thường xuất hiện ở các bạn có làn da quá nhạy cảm, gặp dị ứng thường xuyên. Ngoài ra, nếu bạn không tuân thủ quy trình chăm sóc da, kết hợp sử dụng Niacinamide bừa bãi với các hoạt chất khác thì cũng dễ gây ra hiện tượng kích ứng này.
9 lưu ý khi sử dụng Niacinamide hiệu quả và an toàn nhất
1. Không nên sử dụng Niacinamide cùng các sản phẩm có chứa Vitamin C
Có thể kết hợp sử dụng Niacinamide và Vitamin C để gia tăng hiệu quả đánh bay thâm nám, làm trắng sáng làn da nhưng bạn không nên sử dụng Niacinamide và Vitamin C trong cùng 1 chu trình chăm sóc da. Bởi sự chênh lệch về độ pH giữa hai hoạt chất. Khi đem lên “bàn cân” so sánh thì Niacinamide có độ pH trung tính từ 5 đến 6 cao hơn so với Vitamin C.
Trong khi Vitamin C lại cần môi trường có độ pH thấp hơn 3.5 để có thể phát huy công dụng, do đó khi kết hợp trong cùng 1 chu trình cả 2 thành phần này sẽ không thể đạt được hiệu quả cao nhất. Đôi khi, còn gây ra 1 số tác dụng phụ không đáng có.
Tuy nhiên nếu các cô nàng muốn sử dụng Niacinamide và Vitamin C để tăng hiệu quả có thể dùng Vitamin C vào buổi sáng, Niacinamide vào buổi tối. Hoặc dùng xen kẽ Niacinamide và Vitamin C các ngày với nhau nhé.
2. Không sử dụng AHA/BHA trong cùng chu trình với Niaciamide
Mọi người thường nghĩ, sử dụng các hoạt chất tẩy tế bào chết trước sau đó thoa Niaciamide sẽ giúp khả năng thẩm thấu và hiệu quả của Niaciamide được gia tăng. Nhưng thật ra là ngược lại nhé, khi kết hợp AHA/ BHA và Niaciamide trong cùng chu trình chỉ có thể khiến khả năng kích ứng và tác dụng phụ của các hoạt chất tăng cao. Nhất là các làn da nhạy cảm không nên mạo hiểm thử sức, bạn chỉ nên sử dụng Niaciamide các hoạt chất tẩy tế bào chết hóa học ở 2 chu trình chăm sóc da khác nhau sáng/ tối hoặc cách ngày để đảm bảo an toàn cho làn da.
Để khắc phục tình trạng này có rất nhiều cách, thông thường các cô nàng sẽ ưu tiên dùng AHA/BHA trước 15 hay 30 phút để da cân bằng độ pH sau đó dùng Niacinamide. Hoặc dùng AHA/BHA cách ngày với Niacinamide là an toàn nhất luôn nhé.
3. Niacinamide nên kết hợp với hoạt chất nào để dưỡng da tốt hơn?
Niacinamide hoạt động riêng lẽ đã có công dụng chăm sóc da vô cùng hiệu quả, nhưng để tăng “sức mạnh” cho Niacinamide chính là kết hợp Niacinamide cùng nhiều hoạt chất khác. Hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu Niacinamide nên kết hợp cùng các hoạt chất nào nhé:
- Tẩy da chết AHA/ BHA/PHA, Vitamin C: Như đã nói ở trên, bạn có thể sử dụng các hoạt chất này ở các chu trình khác nhau với Niacinamide để giúp gia tăng hiệu quả dưỡng sáng, giúp da thêm mềm mịn, hỗ trợ quá trình điều trị mụn tốt hơn.
- Retinol: Với khả năng điều trị mụn, cải thiện kết cấu làn da, đánh bay các dấu hiệu của tuổi tác khi kết hợp với Niaciamide, hiệu quả của cả Retinol và Niaciamide đều được nâng lên 1 tầm cao mới, nhất là trong công cuộc điều trị mụn trứng cá.
- Hyaluronic Acid: Dù có khả năng dưỡng ẩm nhưng để làn da thêm mềm mượt, mịn màng, đàn hồi, cũng như giúp làn da được nuôi dưỡng, phục hồi tốt hơn, hạn chế được tình trạng bong tróc, khô ráp, kích ứng xảy ra bạn nên dùng Niacinamide cùng với HA – Thành phần có khả năng cấp ẩm vượt trội.
4. Chọn nồng độ Niacinamide phù hợp với da
Dù là 1 thành phần lành tính nhưng nồng độ Niacinamide được xem là an toàn tối đa dành cho làn da là 10%. Trên thực tế, trong các sản phẩm chăm sóc da, Niacinamide thường chỉ được sử dụng với nồng độ cao nhất là 5%, chỉ có 1 số sản phẩm chuyên trị liệu các vấn đề về da đặc biệt mới được đặc chế với nồng độ cao hơn.
- Đối với những đối tượng mới bắt đầu sử dụng Niacinamide và các làn da nhạy cảm nên chọn các sản phẩm chứa từ 3% – dưới 5% nồng độ Niacinamide.
- Các làn da có mụn sưng viêm, làn da tiết nhiều dầu nhờn khó trị thì hãy chọn Niacinamide với nồng độ 10%.
- Một trường hợp đặc biệt có thể sử dụng nồng độ Niacinamide cao hơn 10% là các làn da cần trị mụn nhanh, cần phục hồi mạnh mẽ nhưng nồng độ cao thì khả năng kích ứng cũng cao, cần có sự hỗ trợ của các bác sĩ da liễu để sử dụng Niacinamide trong trường hợp này.
Lưu ý: Luôn test mọi sản phẩm mới bắt đầu sử dụng để hạn chế tình trạng kích ứng, viêm da nặng.
5. Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày
Là bước dưỡng da bắt buộc khi dùng 1 sản phẩm có Niacinamide mỗi ngày, bởi kem chống nắng sẽ bảo vệ làn da được toàn diện hơn. Bạn nên lựa chọn các loại kem chống nắng phù hợp với làn da, có chỉ số SPF cao hơn 30. Đồng thời vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên sử dụng ô, mũ, áo khoác… để che chắn cho làn da khỏi tác hại của tia UV.
6. Dùng Niacinamide cần kiên trì để thấy hiệu quả
Là 1 thành phần chăm sóc da an toàn, ít tác dụng phụ nên hiệu quả của Niacinamide sẽ cho ra khá chậm. Khi sử dụng liên tục từ 3 đến 6 tháng, tùy vào tình hình của từng làn da mà hiệu quả của Niacinamide mới được thấy rõ ràng. Do đó, bạn hãy kiên trì, đừng vì 1 phút nóng vội mà đẩy nhanh nồng độ và tần suất sử dụng Niacinamide để thấy ngay kết quả nha. Bạn có thể sử dụng Niacinamide tối đa 2 lần/ ngày.
7. Không sử dụng các sản phẩm chứa Niacinamide không rõ nguồn gốc
Niacinamide rất được ưa chuộng, là thành phần thân thuộc với nhiều phái đẹp. Nhiều người luôn ưu tiên lựa chọn Niacinamide vào chu trình skincare của mình mà không tìm hiểu về nguồn gốc và xuất xứ. Nhưng việc làm này không đảm bảo an toàn cho làn da cũng như sức khỏe của bạn. Do đó, bạn cần kiểm tra thật kỹ các thông tin về sản phẩm chứa Niacinamide để đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
8. Không bỏ qua các bước dưỡng ẩm
Bạn không nên bỏ qua bước dưỡng ẩm, dù Niacinamide có công dụng dưỡng, duy trì độ ẩm nhưng bạn cũng không nên chủ quan không dùng các sản phẩm dưỡng ẩm nữa. Bởi việc này có thể khiến da bị khô, thiếu độ ẩm và tệ hơn có thể dẫn đến tình trạng viêm da do kích ứng trở nặng.
9. Phụ nữ có thai, đang cho con bú có thể sử dụng Niacinamide không?
Đối với các cô nàng đang có thai, hay các mẹ đang cho con bú tuy có thể sử dụng Niacinamide nhưng cần cân nhắc liều dùng phù hợp, theo các khuyến cáo nên dùng hàm lượng Niacinamide khoảng 35mg/1 lần/ngày đối với đường uống và tuân thủ theo quy định của bác sĩ.
Riêng với Niacinamide bôi ngoài da có thể dụng được nhé, nên mình vẫn khuyến khích các mẹ bỉm ưu tiên dạng đường bôi hơn dạng đường uống. Dĩ nhiên nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hay chuyên gia da liễu để có cách dùng phù hợp nhất.
Lời kết
Mong rằng thông qua các lưu ý khi sử dụng Niacinamide kể trên bạn đã hiểu hơn về Niacicamide cũng như đã biết cách sử dụng thành phần này hiệu quả hơn. Hãy theo dõi Beaudy.vn thường xuyên để có thể cập nhật những bài viết hữu ích mới sớm nhất nhé!
Bảng phân tích dựa trên các thành phần
Các thành phần | Niacinamide |
Công dụng | Chống lão hóa, Se khít lỗ chân lông, Dưỡng da, Phục hồi da, Làm sáng da |
Điểm CIR | A – An toàn (1 thành phần) |
Điểm EWG | 1 – Nguy cơ thấp (1 thành phần) |
Mô tả thành phần | Niacinamide là một loại Vitamin nhóm B hay còn gọi là Vitamin B3 chứa nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm tắm, dầu gội đầu, thuốc bổ tóc, dưỡng ẩm da. Niacinamide thường được dùng trong các trường hợp da có vấn đề về mụn, lỗ chân lông, da không đều màu,… Bên cạnh đó, Niacinamide cũng có khả năng tăng sinh collagen hiệu quả, duy trì và bảo vệ hàng rào bảo vệ da, tăng cường độ đàn hồi của da, vô cùng lành tính, an toàn cho mọi làn da. Hội đồng chuyên gia CIR đã xem xét Niacinamide và Niacin đủ giống nhau để kết hợp các dữ liệu có sẵn và đưa ra kết luận về độ an toàn của cả hai thành phần mỹ phẩm. Nhìn chung, thông tin hiện có cho thấy Niacinamide và Niacin đều không độc hại. Những thành phần này không phải là chất gây kích ứng da đáng kể và không phải là chất gây mẫn cảm cho da hoặc chất nhạy cảm với ánh sáng. Những thành phần này cũng không liên quan đến sự phát triển của lỗ chân lông bị tắc. Hội đồng chuyên gia CIR đã công nhận rằng một số công thức nhất định có thể gây kích ứng mắt nhẹ và khuyến nghị rằng ngành công nghiệp nên biết về điều này và xây dựng các sản phẩm để ngăn ngừa kích ứng mắt. Niacinamide không phải là độc tố sinh sản hoặc phát triển, và đã được chứng minh là làm giảm độc tính của một số độc tố sinh sản hoặc phát triển đã biết. Niacinamide và niacin không gây đột biến. Một nghiên cứu về Niacinamide một mình chỉ ra rằng nó không gây ung thư. Dựa trên dữ liệu có sẵn, Hội đồng chuyên gia CIR đã kết luận rằng Niacinamide và Niacin an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân theo các thông lệ sử dụng và nồng độ được báo cáo. |
NÊN kết hợp với các thành phần | BHA, Retinol, Hyaluronic Acid, Vitamin C |
Tác dụng phụ của thành phần | Kích ứng mắt |
Bài viết chi tiết về các thành phần | Niacinamide là gì? Công dụng, cách dùng Niacinamide trong làm đẹp da |