BHA là thành phần tẩy tế bào chết phổ biến và hỗ trợ nhiều vấn đề khác nhau trên da vì thế đây luôn là hoạt chất chân ái của mọi cô nàng khi skincare. Với BHA lựa chọn nồng độ phù hợp rất quan trọng, vì đây là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm. Ngoài ra, tăng nồng độ BHA không đồng nghĩa da sẽ đẹp lên mà cần phải biết cách tăng như thế nào cho hợp lý nhất. Vì thế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu “cách dùng BHA nồng độ cao” một cách an toàn nhất nhé!

Sponsor
  • Tên thành phần: Beta Hydroxy Acid – BHA
  • Nhóm công dụng: Tẩy tế bào chết hóa học, thu nhỏ lỗ chân lông, điều tiết dầu,…
  • Kết hợp được với: Niacinamide, AHA, Peptide, Glycerin…
  • Không kết hợp được với: Tretinoin, Adapalene, Benzoyl Peroxide,…
  • Khả năng gây kích ứng: Thấp
  • Loại da phù hợp: Da dầu mụn, hỗn hợp thiên dầu

BHA là gì?

BHA hay Beta Hydroxy Acid được biết đến là hoạt chất có khả năng tẩy tế bào chết hóa học cho da phổ biến hiện nay. Sở hữu cơ chế phá vỡ các liên kết của tế bào sừng trên da, từ đó kích thích tế bào sản sinh nhiều hơn. Hơn nữa, BHA có đặc tính tan được trong dầu nên có khả năng tác động sâu đến lỗ chân lông, hỗ trợ lỗ chân lông được thông thoáng hơn.

(Ảnh: Internet).
BHA là thành phần có khả năng tẩy tế bào chết hoá học phổ biến hiện nay (Ảnh: Internet).

Lựa chọn nồng độ BHA như thế nào?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nồng độ BHA khác nhau, phù thuộc vào nhu cầu làm đẹp của mỗi người để lựa chọn nồng độ phù hợp nhất với da. Thông thường, nếu mới bắt đầu sử dụng, bạn nên làm quen với nồng độ từ 0.5-2% để hạn chế tối đa tình trạng kích ứng.

Khi da đã quen dần với BHA, bạn có thể sử dụng nồng độ từ 2% trở lên để thấy hiệu quả cao hơn (Ảnh: Internet).

Các nồng độ BHA thường gặp:

  • Từ 0.5%-2%: đây là nồng độ xuất hiện vô cùng phổ biến trong các sản phẩm có chứa BHA trên thị trường. Nồng độ này khá phù hợp với những bạn sử dụng lần đầu, đáp ứng nhu cầu tẩy da chết hóa học và hỗ trợ điều trị mụn.
  • Từ 4%-9%: ngưỡng nồng độ này khá ít thấy trong các loại mỹ phẩm thông thường. BHA ở nồng độ này khá phù hợp để giải quyết các vấn đề như: tiêu cồi mụn, sừng hóa nang lông, kháng khuẩn,…
  • Từ 20%-30%: xuất hiện chủ yếu trong các sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu, cụ thể là sản phẩm peel da. Nồng độ BHA cao sẽ mang lại tác động mạnh mẽ đến tình trạng mụn, sừng hóa, nhiễm sắc tố hiệu quả.

Nồng độ càng cao đòi hỏi bạn phải thật cẩn trọng khi sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi dùng. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng BHA từ nồng độ thấp tới nồng độ cao để tránh hiện tượng bong tróc, kích ứng.

Cách dùng BHA nồng độ cao đúng cách và hiệu quả

BHA có rất nhiều nồng độ khác nhau nhưng bạn có biết ở nồng độ bao nhiêu mới được xem là nồng độ cao hay chưa? Từ 0.5%-2% là nồng độ BHA được khuyến khích dùng và xuất hiện ở rất nhiều loại mỹ phẩm khác nhau. Tuy nhiên, từ nồng độ 4% trở lên nếu bạn muốn sử dụng thì cần tuân thủ nhiều cách và phải có hướng dẫn từ bác sĩ da liễu để an toàn hơn. Nguyên nhân là do nồng độ BHA từ 4% trở lên được xem là nồng độ cao, có thể gây kích ứng nếu bạn chưa thích ứng với BHA nồng độ thấp.

BHA có nồng độ trên 4% được xem là nồng độ cao trên da (Ảnh: Internet).

Cách dùng BHA nồng độ 0.5% đến 2% và 4%

BHA ở nồng độ 2% không phải quá cao nhưng tác động trên da cũng khá mạnh mẽ. Nồng độ này sẽ phù hợp với những bạn có làn da dầu, hỗn hợp thiên dầu và có thể dùng được hầu hết mọi loại da, da đang có tình trạng mụn và các dấu hiệu lão hóa trên da. BHA 2% sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng nhanh chóng, giảm nếp nhăn và hỗ trợ quá trình điều trị mụn.

Sponsor
Tuy mang lại hiệu quả mạnh mẽ trên da nhưng bạn cần chú ý những cách dùng dưới đây để tránh những tác dụng phụ không đáng có (Ảnh: Internet).
  • Điều kiện để sử dụng nồng độ này là nền da của bạn phải thật khỏe, không rơi vào tình trạng dễ nhạy cảm và dễ kích ứng.
  • Nếu bạn đã quen với BHA ở nồng độ thấp thì có thể sử dụng nồng độ 4% với tần suất từ 2-3 lần/ tuần.
  • Trường hợp bạn chưa sử dụng BHA nồng độ thấp thì có thể sử dụng nồng độ 4% cách tuần cho đến khi quen thì tăng tần suất lên. Trong trường hợp này, da bạn cần phải thật khỏe và không có các hiện tượng như khô da, kích ứng hay nhiều mụn viêm trên da.
  • Kết hợp với các loại kem dưỡng trước và sau khi bôi BHA 4% để hạn chế tình trạng bong tróc, kích ứng đến mức thấp nhất.
  • Chỉ bôi BHA 4% lên các vùng da cần điều trị và tránh các vùng da như: da dưới mắt hay hai cách mũi..
  • Còn đối với BHA có nồng độ 0,5% đến 2% có thể sử dụng hằng ngày kết hợp với dưỡng ẩm kỹ, nếu bạn sợ da bị kích ứng có thể cân nhắc dùng xen kẽ các ngày với nhau.

Cách dùng BHA nồng độ 9%

9% được xem là nồng độ khá cao đối với các sản phẩm chứa BHA trên thị trường trừ các sản phẩm peel da hóa học. BHA nồng độ 9% chuyên điều trị các tình trạng da như bít tắc lỗ chân lông, lỗ chân lông to, mụn nặng, nếp nhăn sâu trên da. Tất nhiên, đi kèm với hiệu quả mạnh mẽ trên da là khả năng kích ứng cũng cao hơn rất nhiều.

Những cách để sử dụng BHA nồng độ 9% an toàn:

Sponsor
  • Vì là nồng độ cao nên bạn chỉ sử dụng khi các vấn đề trên da quá nặng, không thể chăm sóc da bằng các loại BHA nồng độ thấp.
  • Chính vì quá mạnh nên bạn không thể sử dụng cho toàn mặt được, thay vào đó, bạn có thể chấm lên các nốt mụn hoặc bôi ở những vùng cần điều trị.
  • Bạn có thể kết hợp với các sản phẩm tẩy da chết khác nhưng phải luôn quan sát tình trạng da để có biện pháp sớm nhất khi xuất hiện tình trạng kích ứng.

Cách dùng BHA nồng độ 20%-30%

Khác với các sản phẩm BHA có nồng độ từ 4%-9%, nồng độ từ 20%-30% chủ yếu xuất hiện ở các sản phẩm peel da hóa học. Công dụng của các sản phẩm peel da đã quá sức phổ biến, từ việc hỗ trợ tẩy tế bào chết trên da, kích thích tế bào mới tái tạo cho đến trị mụn. Dù vậy nhưng các sản phẩm peel da vẫn mang lại khả năng kích ứng, bong tróc vô cùng cao nên bạn cần lưu ý khi sử dụng.

Nồng độ 20%-30% thường xuất hiện ở các sản phẩm peel da hoá học (Ảnh: Internet).

Cách sử dụng BHA nồng độ 20%-30% an toàn:

  • Về tần suất, bạn có thể sử dụng peel da BHA với nồng độ 20%-30% khoảng 1-2 lần/ tháng, đến khi quen thì tăng lên 1 lần/ tuần để có hiệu quả tối ưu nhất.
  • Khi sử dụng, bạn cần tránh bôi ở vùng da dưới mắt, hai cánh mũi,…vì đây là những vùng da mỏng.
  • Bạn nên peel da vào buổi tối để hạn chế tiếp xúc với mặt trời sau khi peel và tạo điều kiện nghỉ nghỉ ngơi cho da.
  • Chú ý cấp ẩm kỹ cho da trước và sau khi peel và bôi kem chống nắng đầy đủ kết hợp với các biện pháp chống nắng hiệu quả khác.
  • Chú ý thời gian BHA nồng độ 20%-30% tồn tại trên da trong khoảng 5 phút để tránh kích ứng, khô da nhé. Bạn có thể tăng thời gian sau khi da đã quen dần.

Lưu ý cách dùng BHA nồng độ cao

Sử dụng dưỡng ẩm để giảm kích ứng

Kem dưỡng là một trong những sản phẩm làm dịu da khá tốt nên bạn có thể áp dụng để làm dịu da hiệu quả. Bôi kem dưỡng trước khi sử dụng BHA nồng độ cao sẽ giúp hiệu quả của BHA cao hơn so với việc bôi kem dưỡng cuối cùng. Tuy nhiên, nếu bạn đã thích ứng thì có thể bôi trực tiếp BHA ở bước cuối cùng trong routine mà không cần đệm thêm kem dưỡng vào routine.

Nếu lần đầu tăng nồng độ, bạn có thể sử dụng kem dưỡng để hạn chế tối đa tình trạng bong tróc trên da (Ảnh: Internet).

Dưỡng da thật kỹ

Đặc điểm chung của các sản phẩm chứa BHA, đặc biệt là BHA nồng độ cao là khiến da khô, nhạy cảm hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bạn cần cung cấp độ ẩm thường xuyên cho da. Kết hợp các sản phẩm có thành phần vitamin B5, peptide, ceramide,… để nền da được phục hồi tốt hơn.

Bạn nên chú ý cấp ẩm thường xuyên cho da bằng kem dưỡng, lotion, serum,…để da khỏe và hồi phục nhanh hơn sau khi dùng BHA nồng độ cao nhé (Ảnh: Internet).
Sponsor

BHA sẽ đẩy mụn

Rất nhiều bạn sử dụng BHA để điều trị gặp phải tình trạng lên mụn nhiều hơn nên vô cùng hoang mang. Tuy nhiên, bạn nên yên tâm vì đây là một trong những công dụng của BHA. Những nốt mụn này sẽ khô rất nhanh nên bạn không cần lo. Bạn chỉ cần chăm sóc da như bình thường và đặc biệt là không được nặn mụn để tránh tình trạng mụn viêm nhiễm nặng hơn.

BHA sẽ giúp đẩy mụn nên bạn cứ yên tâm và đừng nặn mụn để tránh mụn viêm nhé (Ảnh: Internet).

Bôi kem chống nắng bảo vệ da

Chống nắng là bước cần thiết, nhất là khi bạn đang sử dụng các sản phẩm treatment trên da như BHA nồng độ cao. Sử dụng BHA sẽ làm da bạn mỏng dần đi, mức độ nhạy cảm của da cũng được tăng lên nhiều hơn. Chính vì vậy, để không bị mặt trời làm ảnh hưởng đến da, bạn nên bôi kem chống nắng thường xuyên và sử dụng các vật dụng che chắn da khi ra ngoài.

Bạn cần chú ý bảo vệ da thật kỹ khi sử dụng BHA (Ảnh: Internet).

Xem thêm bài viết : TOP 10 sản phẩm chứa BHA tốt nhất: hỗ trợ trị mụn, kiềm dầu và se khít lỗ chân lông

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích về “cách dùng BHA nồng độ cao” đến với bạn. Đừng quên quay lại thường xuyên để đón chờ thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa nhé!

Sponsor

Bảng phân tích dựa trên các thành phần

Các thành phần BHA
Công dụng Tẩy tế bào chết, Chống lão hóa, Trị mụn, Kháng viêm
Điểm EWG 4 – Nguy cơ trung bình (1 thành phần)
Mô tả thành phần BHA là viết tắt của Beta Hydroxy Acid, là sự kết hợp giữa nhóm chức axit cacboxylic và nhóm chức hydroxy. BHA là một axit gốc dầu, nên hoạt động theo cơ chế thẩm thấu sâu vào bên trong lỗ chân lông, làm cho lớp sừng, tế bào chết, sợi bã nhờn bong ra một cách nhẹ nhàng. Trong mỹ phẩm, BHA được biết đến với các công dụng như chất chống oxy hoá, ngăn ngừa lão hóa, tẩy tế bào chết, trị mụn và thường được gắn dưới tên gọi phổ biến là Salicylic Acid. Hội đồng CIR đánh giá BHA là thành phần an toàn trong mỹ phẩm, không gây kích ứng mắt, da hay mẫn cảm, và có thể ức chế hoạt động gây đột biến và gây ung thư của một số hợp chất.
NÊN kết hợp với các thành phần Retinol, Azelaic Acid, Niacinamide, Benzoyl Peroxide, AHA, Pha, Vitamin C
Chống chỉ định của thành phần Trẻ em
Tác dụng phụ của thành phần Nhạy cảm với ánh sáng, Kích ứng, Châm chích
Bài viết chi tiết về các thành phần

Bảng chi tiết các thành phần

Thành phần Công dụng Điểm EWG NÊN kết hợp với các thành phần Chống chỉ định Tác dụng phụ Tên gọi khác Bài viết chi tiết về thành phần Các sản phẩm có chứa thành phần
BHA Tẩy tế bào chết, Chống lão hóa, Trị mụn, Kháng viêm 4 – Nguy cơ trung bình Retinol, Azelaic Acid, Niacinamide, Benzoyl Peroxide, AHA, Pha, Vitamin C Trẻ em Nhạy cảm với ánh sáng, Kích ứng, Châm chích Beta Hydroxy Acids, Salicylic acid, Beta Hydroxy Acid
Bạn thấy bài này hay không?
Có 4 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Tìm kiếm & phân tích thông tin thành phần mỹ phẩm

Nhập tên các thành phần/từ khoá (công dụng, loại da, chống chỉ định, tác dụng phụ...) bạn muốn phân tích theo cú pháp mỗi thành phần/từ khoá phân cách nhau bằng , (dấu phẩy) hoặc ; (dấu chấm phẩy) hoặc xuống dòng (enter).
Share.
Payu

Xin chào

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version