Retinol được xem là thần dược cho làn da nhờ khả năng chống lão hóa và hỗ trợ trị mụn vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách, đặc biệt với người mới lần đầu dùng Retinol thì da sẽ dễ gặp phải những phản ứng không mong muốn. Hãy cùng Beaudy.vn tham khảo ngay 8 tác dụng phụ của Retinol thường gặp nhất và cách khắc phục thông qua bài viết sau đây nha.

Retinol là gì ?

Retinol là dẫn xuất vitamin A, thuộc nhóm retinoid và lành tính nên khá an toàn khi sử dụng. Retinol thường được ưu tiên xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, serum, kem dưỡng. Cơ chế hoạt động của Retinol sẽ tác động vào sâu bên trong tế bào da, giúp kháng khuẩn và kích thích tái tạo tế bào da mới. Vì thế, hoạt chất này mang lại nhiều lợi ích cho da như trị mụn, cải thiện da thâm sạm, tàn nhang và tạo hàng rào bảo vệ da. Retinol chính là “cạ cứng” của những nàng da khô, da không đều màu và nổi nhiều mụn.

Retinol mang lại nhiều lợi ích cho da (Nguồn: Internet)
Retinol mang lại nhiều lợi ích cho da (Nguồn: Internet)

Tham khảo 8 tác dụng phụ của Retinol và cách khắc phục từng vấn đề

1. Da kích ứng và mẩn đỏ

Da bị kích ứng và mẩn đỏ là tác dụng phụ khi dùng Retinol thường gặp đối với những cô nàng lần đầu sử dụng hoặc có làn da quá nhạy cảm, quá mỏng. Ngoài ra, việc dùng Retinol với nồng độ và tần suất quá cao khiến da chưa kịp thích nghi. Việc lười sử dụng sản phẩm phục hồi và cấp ẩm cũng gây ra tình trạng da bị mẩn đỏ và dị ứng. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến tình trạng da trở nặng thậm chí gây viêm da diện rộng.

Dùng Retinol ở nồng độ cao và tần suất dày đặc khiến da bị kích ứng, mẩn đỏ (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Bạn nên điều chỉnh việc sử dụng Retinol khi thấy da có dấu hiệu kích ứng. Chỉ dùng một lượng nhỏ với nồng độ thấp hơn 1% và tần suất từ 1-2 lần/ ngày để da quen dần rồi hẳng “tăng đô” lên nhé. Ngoài ra hãy chăm chỉ dùng các sản phẩm phục hồi và cấp ẩm để da luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Nếu việc điều chỉnh không hiệu quả, da kích ứng nặng hơn thì bạn nên ngưng dùng Retinol một thời gian và nếu vẫn không hết thì đi khám da liễu nhé.

Nên điều chỉnh nồng độ và tần suất dùng Retinol khi da bị kích ứng, mẩn đỏ (Nguồn: Internet)

2. Da bị bùng mụn (break out)

Với đặc tính trị mụn thì tình trạng đẩy mụn là tác dụng phụ khi dùng Retinol khá phổ biến. Điều này chứng tỏ Retinol đang tác động vào tế bào da và đẩy nhanh quá trình làm sạch lỗ chân lông, cải thiện tình trạng viêm mụn. Việc đẩy các nốt mụn ẩn lên trên bề mặt sẽ giúp da mịn màng hơn. Đẩy mụn thường bị nhầm lẫn với hiện tượng kích ứng da nhưng sẽ thuyên giảm trong vòng 2-6 tuần mà không gây châm chích, ngứa rát.

Đẩy mụn là phản ứng thường bị nhầm lẫn với kích ứng (Nguồn: Internet)
Sponsor

Cách khắc phục:

Bạn nên sử dụng Retinol ở nồng độ thấp dưới 1% với tần suất 1 lần/ tuần rồi mới tăng dần lên. Cần vệ sinh da sạch sẽ bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và thường xuyên dùng sản phẩm cấp ẩm, phục hồi da có chứa ceramide, hyaluronic acid, Vitamin B5. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm các loại kem chấm mụn có chứa Benzoyl Peroxide giúp kháng khuẩn, làm khô cồi mụn và cải thiện các vết thâm mụn. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh cũng giúp làn da giảm mụn đáng kể.

Nên dùng thêm sản phẩm trị mụn có chứa Benzoyl Peroxide khi gặp tình trạng đẩy mụn (Nguồn: Internet)

3. Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Làn da khi sử dụng retinol sẽ trở nên mỏng và dễ nhạy cảm với tia UV từ ánh nắng mặt trời. Khi lớp hàng rào bảo vệ da bị mỏng đi sẽ tạo điều kiện cho tia UV dễ dàng thâm nhập vào bên trong da, khiến da lão hóa và thâm sạm hơn. Ngoài ra, Retinol dễ mất ổn định và bị oxy hóa dưới tác động của nhiệt độ và tia UV. Những ai thường tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao lại hay bỏ qua bước chống nắng sẽ dễ gặp tình trạng này.

Sponsor
Dùng Retinol khiến da mỏng và nhạy cảm hơn với tia UV (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Rất đơn giản, hãy chăm sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 và thường xuyên che chắn bằng kính mát, khẩu trang để da được bảo vệ toàn diện. Kem chống nắng bảo vệ da tốt khi dùng retinol ngoài các màng lọc phổ thông như: Titanium Dioxide, Zinc Oxide, Avobenzone,… Bạn nên cân nhắc bổ sung thêm màng lọc hiện đại như: Tinosorb, Uvinul, Mexoryl,… Nên bôi cả những lúc trời râm và những lúc bạn ngồi ở nhà, và tiếp xúc với máy vi tính, điện thoại vì lúc này tia cực tím, ánh sáng xanh vẫn hoạt động mạnh mẽ vào bất kỳ thời điểm nào. Tốt hơn hết, bạn nên chỉ dùng Retinol vào ban đêm để hạn chế da bị bắt nắng, ban ngày hãy tập trung vào việc dưỡng ẩm và chống nắng cho da nhé.

Nên có các biện pháp chống nắng cho da khi dùng Retinol (Nguồn: Internet)

4. Phản ứng với AHA và BHA

Xu hướng layers treatment đang được nhiều tín đồ làm đẹp ưa chuộng bởi công dụng thúc đẩy quá trình cải thiện da. Ấy thế mà, nhiều nàng đang lạm dụng phương pháp này dẫn đến chăm da sai cách. Việc sử dụng cùng lúc các hoạt chất acid với tần suất dày đặc sẽ khiến da bị quá tải. Khi da chưa kịp thích nghi với một loạt thành phần được apply sẽ sinh ra những tác dụng phụ như da châm chích, bong tróc thậm chí kích ứng da.

Việc kết hợp BHA và AHA sai cách có thể khiến da bị kích ứng (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Tốt nhất, nên sử dụng các hoạt chất có nồng độ thấp và tần suất từ 1-2 lần/ tuần để da được làm quen. Bạn có thể sử dụng xen kẽ các hoạt chất theo công thức ngày-đêm, chẳn-lẽ hoặc cách tuần. Nên apply AHA/BHA trước vì chúng hoạt động tốt trong môi trường có độ pH thấp, sau tầm 30 phút thì apply thêm Retinol. Và đừng quên sử dụng kem chống nắng chỉ số SPF 30 và dưỡng ẩm để da “dễ thở” hơn khi skincare nhé.

Sponsor
Hãy cẩn trọng khi kết hợp Retinol cùng các hoạt chất acid khác (Nguồn: Internet)

5. Vùng da ở mắt bị kích ứng

Nhiều nàng thường có thói quen thoa Retinol lên cả vùng da dưới mắt. Trên thực tế, nếu bạn sử dụng Retinol ở nồng độ thấp sẽ giúp cải thiện nếp nhăn và quầng thâm ở mắt. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng da rất mỏng và nhạy cảm. Trong khi đó, Retinol khi apply lên da với nồng độ cao sẽ và gây bỏng rát, kích ứng thậm chí sưng viêm mắt. Để sử dụng đúng cách và an toàn thì bạn nên áp dụng theo cách khắc phục dưới đây nha.

Da mắt rất mỏng và dễ bị dị ứng, sưng viêm khi dùng Retinol sai cách (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Đầu tiên, hãy chọn các sản phẩm chứa retinol ở nồng độ thấp và ít thành phần gây dị ứng. Mỗi lần sử dụng chỉ nên lấy một lượng nhỏ bằng hạt đậu và dùng ngón đeo nhẫn để apply lên vùng da mắt. Tránh tán Retinol xung quanh vùng mi mắt vì dễ gây kích ứng. Trong trường hợp bạn lỡ tay thoa Retinol quá nhiều và da có dấu hiệu đau rát nên nhanh chóng rửa sạch bằng nước ấm và thoa một lớp kem dưỡng ẩm để da dịu lại.

Chỉ thoa một lượng Retinol vừa đủ tránh ảnh hưởng đến mắt (Nguồn: Internet)

6. Da có cảm giác ngứa rát

Đây là tác dụng phụ khi dùng Retinol khá phổ biến với những cô nàng có làn da khô, mỏng, nhạy cảm hoặc chưa quen sử dụng. Hoạt chất Retinol khi apply lên da sẽ hoạt động mạnh mẽ, khiến da mất cân bằng độ ẩm và gây ra tình trạng ngứa rát và châm chích nhẹ. Lúc này, việc bỏ qua bước dưỡng ẩm và phục hồi càng khiến tình trạng da nặng thêm. Để chúng mình bật mí với bạn cách ứng phó với trường hợp này nhé!

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Ngứa rát da là phản ứng thường xảy với cô nàng da khô và nhạy cảm (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Nên thoa một ít Retinol lên khuỷu tay hoặc cổ tay, chờ tầm 1-2 giờ để test phản ứng của da. Nếu thấy da có dấu hiệu bị châm chích, đỏ rát thì nên rửa sạch mặt bằng nước ấm, đợi da bình thường trở lại có thể test thêm lần nữa. Mỗi lần sử dụng Retinol chỉ nên apply một lượng vừa phải với nồng độ thấp rồi mới tăng dần lên. Ngoài ra, bạn nên chăm chỉ dưỡng ẩm và phục hồi cho da bằng Hyaluronic Acid, Glycerin, Peptide, Vitamin B5.

Nên dùng kem dưỡng và các sản phẩm phục hồi da để giảm tình trạng ngứa rát (Nguồn: Internet)

7. Da bị bong tróc, vảy trắng

Cơ chế hoạt động của Retinol sẽ thẩm thấu vào sâu bên trong da, thúc đẩy quá trình thay da và kích thích sản sinh tế bào da mới. Lúc này, các tế bào chết sẽ bị đẩy lên trên bề mặt da và bong tróc ra ngoài. Ngoài ra, nhiều bạn có thói quen dùng Retinol ở nồng độ cao và tần suất dày đặc. Dưới tác động mạnh mẽ của Retinol có thể khiến da mất đi độ ẩm cần thiết, đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng khô và bong tróc da.

Việc mất đi lượng ẩm cần thiết khiến da bị bong tróc (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Hãy điều chỉnh nồng độ và tần suất sử dụng Retinol phù hợp với da, nên dùng Retinol sau bước làm sạch và trước bước dưỡng ẩm. Bạn nên ưu tiên các sản phẩm rửa mặt cùng các tinh chất dưỡng da có chứa HA, chiết xuất rau má, peptides, B5 giúp da dịu lại. Ngoài ra, nếu đang áp dụng layers treatment thì nên điều chỉnh công thức phù hợp. Không nên chà xát hoặc dùng tay xé đi lớp bong tróc sẽ khiến tình trạng da nặng thêm.

Ưu tiên những sản phẩm chứa thành phần tự nhiên giúp làm dịu da và hạn chế bong tróc (Nguồn: Internet)

8. Da bị sạm lại, trông đen hơn

Quá trình thúc đẩy tái tạo tế bào da mới sẽ làm lớp hàng rào bảo vệ da bị mỏng đi, từ đó mà da trở nên yếu, nhạy cảm và dễ bị bắt nắng hơn. Với người thường hoạt động dưới môi trường nhiệt độ cao, lại bỏ qua bước chống nắng, tia UV sẽ tác động trực tiếp vào sâu bên trong da, gây cảm giác ngứa rát, căng da. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến da nhanh chóng bị lão hóa, xuất hiện các vết sạm, vết nám và tàn nhang.

Dùng Retinol có thể khiến da bị đen sạm do ảnh hưởng bởi tia cực tím (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục:

Như đã nói ở trên, để cải thiện tình trạng sạm da thì bước chống nắng cực kỳ quan trọng. Nên có biện pháp che chắn và chăm dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 cách hai tiếng mỗi ngày để hạn chế da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn nên dùng thêm các loại kem dưỡng ẩm, đắp mặt nạ và dùng tinh chất dưỡng da chiết xuất thiên nhiên để hạn chế việc tăng sắc tố melanin khiến da xỉn màu.

Tăng cường chống nắng và các loại kem dưỡng để tránh da bị thâm sạm, tàn nhang (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng Retinol đúng cách hạn chế tác dụng phụ

Với làn da khô và nhạy cảm nên dùng Retinol ở nồng độ thấp từ 0,1%-0,5% để da được làm quen với hoạt chất này. Sau khi đã quen dần lên, hãy tăng nồng độ Retinol lên 0,5%-1% với tần suất phù hợp. Làn da thường, da dầu và hỗn hợp có thể sử dụng Retinol với nồng độ từ 0,3% trở lên để cải thiện các vấn đề của da mà không gây tác dụng phụ. Nếu bạn may mắn sở hữu làn da khỏe mạnh và muốn thúc đẩy quá trình tái tạo da có thể dùng Retinol ở nồng độ từ 0,5%-1% và theo dõi tình trạng của da thường xuyên nhé!

Nên sử dụng Retinol ở nồng độ phù hợp với từng loại da (Nguồn: Internet)

Tổng kết một vài lưu ý khi dùng Retinol trong skincare

  • Dùng Retinol với một lượng vừa đủ, nồng độ và tần suất phù hợp rồi tăng dần lên.
  • Nên test Retinol ở vùng da cố định trước khi thoa lên toàn khuôn mặt.
  • Chọn các sản phẩm được đựng trong chai kín tránh không khí và ánh nắng.
  • Dùng sản phẩn dạng gel dành cho da dầu và dạng kem dành cho da khô.
  • Luôn sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng để tránh khô da, sạm da.
  • Dùng Retinol sau bước làm sạch và sau bước dưỡng ẩm.
Nên lưu ý những điều trên giúp sử dụng Retinol hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)
  • Apply sản phẩm theo quy tắc lỏng trước – đặc sau và độ pH từ thấp đến cao.
  • Hạn chế dùng Retinol khi đang mang thai hay cho con bú.
  • Dùng thêm các tinh chất phục hồi da như HA, chiết xuất thiên nhiên, Peptide.
  • Tránh thoa Retinol lên vùng dưới mi mắt dễ nhạy cảm hơn.
  • Cho da nghỉ từ 15-30 phút mới apply các hoạt chất khác.
  • Kiên trì sử dụng từ 2-3 tháng để thấy kết quả rõ rệt.

Trên đây là tổng hợp 8 tác dụng phụ khi dùng Retinol cùng cách giải quyết hiệu quả. Đừng quá lo lắng vì hầu hết làn da của tụi mình sẽ gặp một trong những vấn đề này. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn trong việc chủ động khắc phục những phản ứng bất ngờ khi dùng Retinol. Bình luận ngay nếu bài viết hữu ích và đừng bỏ qua những bài viết thú vị hơn trong chuyên mục Làm đẹp đến từ nhà Beaudy.vn nhé!

Bảng phân tích dựa trên các thành phần

Các thành phần Retinol
Công dụng Chống lão hóa, Điều trị mụn
Điểm CIR A – An toàn (1 thành phần)
Điểm EWG 9 – Nguy cơ cao (1 thành phần)
Mô tả thành phần Retinol là một dẫn xuất hay phái sinh của vitamin A (tan trong dầu) thuộc họ Retinoids nói chung. Retinol thẩm thấu sâu vào lớp da bên dưới, tăng sinh collagen hiệu quả, giúp chống lão hóa và hỗ trợ điều trị mụn. Retinol sẽ có 2 dạng chủ yếu nhất đó chính là: Pure Retinol – (retinol tinh khiết) và Blend Retinol (retinol hỗn hợp) Theo EWG, dữ liệu từ một nghiên cứu của FDA chỉ ra rằng các thành phần retinoid có thể đẩy nhanh quá trình phát triển các khối u da và tổn thương trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc thoa kem vitamin A lên da hàng ngày có thể góp phần làm tăng lượng vitamin A quá mức đối với phụ nữ mang thai.
NÊN kết hợp với các thành phần Niacinamide, Azelaic Acid, AHA, BHA, Vitamin B5, Hyaluronic Acid, Vitamin C, Tranexamic Acid, Bakuchiol
Chống chỉ định của thành phần Phụ nữ mang thai và cho con bú
Tác dụng phụ của thành phần Khô da, Kích ứng, Mẩn đỏ, Đẩy mụn, Dễ bắt nắng
Bài viết chi tiết về các thành phần

Bảng chi tiết các thành phần

Thành phần Công dụng Điểm CIR Điểm EWG NÊN kết hợp với các thành phần Chống chỉ định Tác dụng phụ Tên gọi khác Bài viết chi tiết về thành phần Các sản phẩm có chứa thành phần
Retinol Chống lão hóa, Điều trị mụn A – An toàn 9 – Nguy cơ cao Niacinamide, Azelaic Acid, AHA, BHA, Vitamin B5, Hyaluronic Acid, Vitamin C, Tranexamic Acid, Bakuchiol Phụ nữ mang thai và cho con bú Khô da, Kích ứng, Mẩn đỏ, Đẩy mụn, Dễ bắt nắng Retinoids
Bài này có tuyệt không bạn?
Có 10 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Tìm kiếm & phân tích thông tin thành phần mỹ phẩm

Nhập tên các thành phần/từ khoá (công dụng, loại da, chống chỉ định, tác dụng phụ...) bạn muốn phân tích theo cú pháp mỗi thành phần/từ khoá phân cách nhau bằng , (dấu phẩy) hoặc ; (dấu chấm phẩy) hoặc xuống dòng (enter).
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version