AHA và BHA là hai thành phần cực kỳ phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da hiện nay. Nhiều người vẫn tò mò liệu hai hoạt chất này có “hợp cạ” nếu được dùng chung trong chuỗi skincare routine. Vậy chúng mình có nên kết hợp BHA và AHA không? Hãy cùng Beaudy.vn bật mí những lợi ích, phương pháp sử dụng cùng một số lưu ý khi sử dụng bộ đôi này trong quá trình chăm sóc da nhé!

Sponsor

BHA và AHA là gì trong mỹ phẩm?

AHA là gì?

AHA (Alpha Hydroxy Acid) là hoạt chất acid có nguồn gốc thực vật, có khả năng tan trong nước và thường hoạt động trên bề mặt da. AHA có công dụng tẩy tế bào chết, giúp cải thiện tình trạng da lão hóa, xỉn màu. Ngoài ra, AHA còn giúp da giữ độ ẩm, thúc đẩy sản sinh collagen và eslatin làm mờ các vết thâm nám, nếp nhăn và làm sáng da. Chính vì thế, AHA chính là cạ cứng của team da khô, da không đều màu.

Các công dụng của AHA đối với làn da (Nguồn: Internet)
Các công dụng của AHA đối với làn da (Nguồn: Internet)

BHA là gì?

BHA (Beta Hydroxy Acid) là hoạt chất acid có khả năng tan trong dầu, thẩm thấu vào sâu bên trong lỗ chân lông và phá vỡ cấu trúc tế bào da chết. BHA có công dụng làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn, se khít lỗ chân lông, cải thiện tình trạng viêm mụn và kích thích sản sinh tế bào da mới. BHA chính là chân ái của hội da dầu mụn để khắc phục tình trạng viêm mụn, giúp da luôn khô thoáng và mịn màng.

BHA giúp làm sạch sâu và tái tạo da (Nguồn: Internet)

Có nên kết hợp BHA và AHA trong dưỡng da không?

Bạn có thể kết hợp layers treament cả AHA và BHA khi đã biết điều chỉnh nồng độ và cách sử dụng phù hợp với tình trạng da của mình. Việc kết hợp cả BHA và AHA trong quy trình skincare sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Thanh tẩy da chết hiệu quả từ cả bề mặt đến sâu bên trong lỗ chân lông.
  • Thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập gây mụn.
  • Ngăn ngừa lão hóa, làm mờ nếp nhăn giúp da săn chắc và đàn hồi.
  • Điều trị và cải thiện tình trạng viêm mụn, các vết thâm sạm.
  • Kích thích sản sinh tế bào da mới, giúp da sáng mịn và đều màu hơn.
  • Tăng cường hấp thụ nước và dưỡng chất cho da.
Dùng BHA cùng AHA mang lại nhiều lợi ích cho da (Nguồn: Internet)

Đối tượng nào nên kết hợp BHA và AHA trong skincare?

Hãy thử xác định làn da của bạn có thật sự cần kết hợp BHA và AHA khi skincare hay không. Làn da dày sừng, nổi nhiều mụn đầu đen, mụn ẩn, hay tiết nhiều dầu nhờn gây bít tắt lỗ chân lông, da mặt sần sùi và không đều màu thích hợp để sử dụng cả BHA và AHA. Ngoài ra, bạn có thể test thử phản ứng của da khi sử dụng BHA và AHA trước khi sử dụng trong trường hợp da không thích ứng với hoạt chất nào đó.

Ngoài ra kết hợp BHA và AHA có thể dùng cho các loại da khác nhau như: da khô, da dầu, da hỗn hợp hay da thường. Đối với da nhạy cảm có thể châm chích và kích ứng khi kết hợp cùng hai hoạt chất này.

Sponsor
Làn da nhiều mụn, sần sùi nên dùng kết hợp BHA và AHA (Nguồn: Internet)

Cách kết hợp BHA và AHA trong dưỡng da

Sử dụng luân phiên sáng và tối

Với cách này, bạn có thể thoa BHA vào buổi sáng và AHA vào buổi tối sau bước làm sạch và cân bằng da. AHA sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời mạnh hơn so với BHA vào ban ngày. Tuy nhiên, bạn nên thoa thêm kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 khi dùng BHA vào buổi sáng. Dùng AHA vào ban đêm sẽ khiến da dễ khô căng, vì thế bạn đừng bỏ qua bước hồi phục và cấp ẩm cho da bằng HA, Glycerin nhé.

Bạn có thể kết hợp AHA và BHA luân phiên giữa sáng và tối (Nguồn: Internet)
Sponsor

Chia thành ngày chẵn và lẻ hoặc cách tuần

Tùy vào từng tình trạng da mà bạn có thể luân phiên sử dụng hai hoạt chất này theo cách chia chẵn – lẻ hoặc cách tuần. Bạn có thể dùng AHA trong tuần và thay thế bằng BHA ở tuần tiếp theo hoặc thoa AHA vào buổi sáng hôm nay và dùng BHA vào tối ngày hôm sau. Phương pháp này giúp các hoạt chất phát huy tối đa lợi ích của chúng và an toàn, tránh da bị kích ứng.

Chia lịch theo phương pháp chẵn lẻ hoặc cách tuần an toàn khi dùng BHA và AHA (Nguồn: Internet)

Sử dụng AHA và BHA cùng lúc

Nếu bạn có làn da khỏe và thường xuyên sử dụng hoạt chất acid khi dưỡng da thì có thể dùng kết hợp BHA và AHA chung với nhau. Chẳng hạn như dùng sữa rửa mặt có chứa Salicylic Acid (BHA), sau đó bổ sung nước cân bằng da có Glycolic Acid (AHA). Nhiều bạn quan ngại dùng AHA và BHA cùng lúc sẽ khiến da bị quá tải, kích ứng. Tuy nhiên, chỉ cần chọn đúng sản phẩm và công thức phù hợp, bạn có thể sử dụng cả hai hoạt chất này khi skincare.

Cách dùng cùng lúc phù hợp với người có làn da khỏe và quen dùng hoạt chất acid (Nguồn: Internet)

Sử dụng theo từng loại da và vấn đề da

Da dầu mụn

Làn da dầu mụn cần được làm sạch sâu giúp loại bỏ bã nhờn cũng như giảm tình trạng viêm mụn. Bạn có thể dùng AHA với nồng độ từ 2-5% vào buổi sáng để loại bỏ các lớp da dày sừng. Dùng AHA ban ngày, đừng quên thoa thêm kem chống nắng có chỉ số SPF 30 tránh da tiếp xúc tia UV. Hoạt chất BHA với nồng độ 2% nên dùng vào ban đêm để làm sạch da và giúp các tinh chất trị mụn sau đó thẩm thấu tốt hơn.

Làn da dầu mụn có thể dùng kết hợp AHA và BHA để làm sạch da và điều trị mụn (Nguồn: Internet)
Sponsor

Da thâm sạm và lão hóa

Làn da lão hóa, thâm sạm thường có nhiều nếp nhăn, đồi mồi, tàn nhang và thiếu sức sống. Kết hợp BHA và AHA sẽ giúp da trắng sáng mịn, săn chắc và có sức sống hơn. Bạn có thể dùng BHA với nồng độ 2,5% giúp loại bỏ các tế bào da chết và kích thích tái tạo tế bào da mới. AHA với nồng đồ từ 3-5% giúp loại bỏ lớp da sừng hóa, ngăn ngừa lão hóa, cung cấp độ ẩm và giảm thiểu tình trạng da thâm sạm.

Kết hợp AHA và BHA giúp ngăn ngừa lão hóa và da sáng mịn hơn (Nguồn: Internet)

Da khô, nhạy cảm

Với làn da khô và nhạy cảm nên ưu tiên dùng các sản phẩm có nồng độ thấp từ 1-2%. Khi kết hợp BHA và AHA thì làn da dễ mất cân bằng độ pH, dẫn đến tình trạng khô da, bong tróc da và châm chích nhẹ. Chính vì thế, da khô khi dùng hoạt chất acid cần chú trọng vào việc hồi phục và cấp ẩm cho da. Sau khi dùng AHA và BHA, bạn nên dùng thêm các tinh chất dưỡng ẩm như HA, Glycerin để da được cân bằng độ ẩm.

Da khô, nhạy cảm nên kết hợp hoạt chất acid với sản phẩm cấp ẩm và hồi phục da (Nguồn: Internet)

Kết hợp BHA và AHA cùng các hoạt chất khác

Có thể kết hợp BHA và AHA cùng các hoạt chất khác để tăng độ treatment cho da. Nếu có nhu cầu trị mụn, hãy kết hợp BHA/AHA với Retinol, dùng chung với Niacinamide giúp kiềm dầu. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm Vitamin C có công dụng kháng viêm, cải thiện sắc tố hay Hyaluronic Acid giúp phục hồi và cân bằng độ ẩm cho da. Bạn nên sử dụng cách khoảng các hoạt chất với nhau tránh gây tình trạng kích ứng, da bị quá tải nhé!

Lưu ý khi kết hợp BHA và AHA trong chu trình skincare

Cuối cùng, cùng điểm qua một vài lưu ý khi kết hợp BHA và BHA trong quy trình làm đẹp da nhé:

Sponsor
  • Nên dùng BHA/AHA sau bước làm sạch và trước bước dưỡng ẩm.
  • Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để tránh tia UV vào ban ngày.
  • Làn da mới sử dụng nên dùng nồng độ dưới 2% và từ 1-2 lần/ tuần.
  • Kết hợp cùng các tinh chất đặc trị để khắc phục các vấn đề về da.
  • Điều chỉnh việc sử dụng phù hợp với những phản ứng của da.
  • Nên apply sản phẩm có kết cấu từ mỏng tới dày sẽ hiệu quả hơn.
  • Chăm cấp ẩm và dùng sản phẩm hồi phục tránh da bị khô căng, bong tróc.
  • Dùng cách khoảng các hoạt chất từ 15-30 phút tránh da bị quá tải.
Khi dùng AHA chung với BHA bạn cần lưu ý những điều sau đây (Nguồn: Internet)

Một số bài viết bạn có thể tham khảo:

Trên đây là các thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi “Có nên kết hợp BHA và AHA không ?”. Hy vọng nội dung trên giúp bạn có cái nhìn khách quan và không còn e ngại trong việc trải nghiệm BHA/AHA khi làm đẹp da. Bình luận ngay nếu bài viết này hữu ích và đừng quên theo dõi Beaudy.vn. Vô số những bài viết hấp dẫn trong chuyên mục “Làm đẹp” đang chờ đón bạn!

Bảng phân tích dựa trên các thành phần

Các thành phần BHA, AHA
Công dụng Tẩy tế bào chết, Chống lão hóa, Trị mụn, Kháng viêm, Làm đều màu da, Tẩy tế bào chết hóa học, Làm mềm da, Điều chỉnh độ pH
Điểm CIR B – Nguy cơ trung bình (1 thành phần)
Điểm EWG 4 – Nguy cơ trung bình (1 thành phần)
NÊN kết hợp với các thành phần Retinol, Azelaic Acid, Niacinamide, Benzoyl Peroxide, AHA, Pha, Vitamin C, BHA
KHÔNG NÊN kết hợp với các thành phần Peptide
Chống chỉ định của thành phần Trẻ em
Tác dụng phụ của thành phần Nhạy cảm với ánh sáng, Kích ứng, Châm chích, Kích ứng da, Đỏ da
Bài viết chi tiết về các thành phần

Bảng chi tiết các thành phần

Thành phần Công dụng Điểm CIR Điểm EWG NÊN kết hợp với các thành phần KHÔNG NÊN kết hợp với các thành phần Chống chỉ định Tác dụng phụ Tên gọi khác Bài viết chi tiết về thành phần Các sản phẩm có chứa thành phần
BHA Tẩy tế bào chết, Chống lão hóa, Trị mụn, Kháng viêm 4 – Nguy cơ trung bình Retinol, Azelaic Acid, Niacinamide, Benzoyl Peroxide, AHA, Pha, Vitamin C Trẻ em Nhạy cảm với ánh sáng, Kích ứng, Châm chích Beta Hydroxy Acids, Salicylic acid, Beta Hydroxy Acid
AHA Làm đều màu da, Tẩy tế bào chết hóa học, Làm mềm da, Điều chỉnh độ pH B – Nguy cơ trung bình BHA Peptide, Niacinamide, Retinol, Vitamin C Kích ứng da, Đỏ da Alpha Hydroxy Acid
Bạn thấy bài này hay không?
Có 3 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Tìm kiếm & phân tích thông tin thành phần mỹ phẩm

Nhập tên các thành phần/từ khoá (công dụng, loại da, chống chỉ định, tác dụng phụ...) bạn muốn phân tích theo cú pháp mỗi thành phần/từ khoá phân cách nhau bằng , (dấu phẩy) hoặc ; (dấu chấm phẩy) hoặc xuống dòng (enter).
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version