Nếu như bạn đang muốn tìm một hoạt chất tẩy da chết an toàn và có hiệu quả cao vậy hãy thử dùng AHA ngay nhé! Được mệnh danh là một trong những hoạt chất toàn năng, AHA mang đến làn da mịn màng, giúp làm sáng bề mặt da, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa sớm. Tuy nhiên AHA vẫn là “cô nàng đỏng đảnh” và dễ gây châm chích, kích ứng nếu không biết sử dụng. Hãy cùng mình tìm hiểu xem AHA là gì? Công dụng của AHA và cách dùng AHA đúng cách và an toàn cho làn da nhé!

Sponsor

AHA là gì?

AHA là một loại acid hữu cơ nổi tiếng với công dụng tẩy tế bào chết( Nguồn: Internet).
AHA là một loại acid hữu cơ nổi tiếng với công dụng tẩy tế bào chết( Nguồn: Internet).

AHA (viết tắt của Alpha Hydroxy Acid) là một acid hữu cơ, có nhiều trong các loại thực vật như mía đường, nho, táo, lê,… và có trong một số loài động vật. AHA tan trong nước và hấp thụ nước rất nhanh chóng, hoạt chất này rất lành tính, có tác động làm tăng sinh Collagen và Elastin vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, AHA thường được nhắc tới với công dụng tẩy tế bào chết và làm sạch da.

AHA có những dạng dẫn xuất nào trong mỹ phẩm?

AHA có rất nhiều dạng dẫn xuất đa dạng cho nhiều công dụng và loại da (nguồn: internet)

Hiện nay AHA có rất nhiều dạng khác nhau, được dẫn xuất từ cả động vật và thực vật. Cùng mình tìm hiểu 8 dạng AHA phổ biển nhất hiện nay nhé:

  • Glycolic Acid: có ở cây mía đường.
  • Lactic Acid: có trong đường, sữa.
  • Mandelic Acid: có trong quả hạnh nhân.
  • Tartaric Acid: có trong quả nho.
  • Citric Acid: có trong các loại hoa quả họ cam quýt.
  • Malic Acid: có trong quả táo hoặc lê.
  • Hydroxycaproic: có trong sữa ong chúa
  • Hydroxy Caprylic: có nguồn gốc từ động vật

Glycolic Acid phát huy được hiệu quả tẩy da chết mạnh mẽ nhất, theo những nghiên cứu mới nhất thì Glycolic Acid phù hợp cho mọi loại da, đặc biệt cho những bạn có vùng da có màu sạm nám vì ánh nắng. Mặt khác, bởi vì nó có cấu túc phân tử rất nhỏ mà khả năng gây kích ứng khá cao, tuy nhiên, cũng nhờ vậy mà nó lại có hiệu quả tốt trong việc điều trị tăng sắc tố.

Glycolic Acid, Mandelic Acid, Lactic Acid là các loại AHA phổ biến(Nguồn: Internet).

Trong khi đó, ngoài những khả năng tẩy da chết, tái tạo và trị mụn như những AHA khác, Latic Acid còn có tác dụng giữ ẩm cho da, phù hợp với mọi loại da kể cả da khô. Về Mandelic Acid, nhờ có kích cỡ phân tử rất lớn, loại AHA này rất ít gây kích ứng cho da, vì thế bạn có thể yên tâm sử dụng kể cả da dầu hay da nhạy cảm.

Cơ chế hoạt động của AHA là gì?

Cơ chế hoạt động của AHA là lấy đi lớp tế bào sừng chết trên bề mặt da ( Nguồn: Internet).
Sponsor

Hai bác sĩ da liễu nổi tiếng Eugene Van Scott và Ruey Yu đã giành hơn 20 năm nghiên cứu về những lợi ích trong việc chăm sóc da của AHA. Vào năm 1974,họ đã công bố những gì họ quan sát được trong quá trình nghiên cứu rằng AHA có khả năng tác động trực tiếp và làm đứt gãy liên kết giữa các tế bào sừng đã chết trên bề mặt da.

Hoạt động chủ yếu ở lớp thượng bì, AHA phá hủy và loại bỏ các tế bào sừng già cỗi nằm lại trên bề mặt, các lớp tế bào da nằm phía dưới nhờ đó có thể được biểu hiện ra ngoài, giúp làn da sáng, đều màu và mịn màng hơn. Ngoài ra, AHA còn kích thích tân tạo Collagen và Elastin, làm cấu trúc da phát triển dầy hơn, da trở nên đàn hồi hơn và hạn chế những dấu hiệu tuổi tác xuất hiện trên da.

Công dụng AHA trong làm đẹp da

Tẩy tế bào chết

AHA giúp giúp loại bỏ da chết trên bề mặt da an toàn( Nguồn: Internet).
Sponsor

Lớp sừng chết trên bề mặt làm ngăn cản các dưỡng chất trong các sản phẩm skincare hấp thụ vào da, vì vậy, loại bỏ lớp này giúp da dễ dàng hấp thu dưỡng chất, giúp da bớt sần sùi và trông mịn màng hơn. Thay vì áp dụng các cách tẩy da chết vật lí như: cám gạo, muối làm đẹp, đường,.. gây trầy xướt và tổn thương bề mặt da, tẩy bào chết hóa học cùng AHA giúp loại bỏ da chết rất nhẹ nhàng mà không hề gây ra các tác động vật lý như trên.

AHA hoạt động chủ yếu ở lớp thượng bì của da, có tác dụng tăng sinh và tăng cường độ dày của da, cải thiện chất lượng Collagen và Elastin. Qua sự can thiệp ion tế bào, AHA làm đứt gãy các liên kết giữa tế bào sừng già cỗi, khiến chúng nhanh chóng bong ra và giải phóng khỏi khỏi bề mặt da.

Dưỡng sáng và đều màu da

AHA giúp làm trắng và loại bỏ các vết sậm màu trên da( Nguồn: Internet).

Da mặt khi tiếp xúc với những thành phần đến từ môi trường bên ngoài gồm những yếu tố vật lí, hóa học, vi sinh vật, khói bụi,.. , đặc biệt là ánh nắng mặt trời làm cho da dễ bị nám, thâm sạm. Bên cạnh đó tình trạng sẹo thâm để lại sau mụn cũng làm da trở nên không đều màu và khiến chúng ta mất tự tin mất tự tin.

Nhờ vào việc lấy đi tế bào chết mà các vùng da tối màu đã được loại bỏ hoàn toàn. Từ đó các tế bào mới với ít Melanin( sắc tố đen) hơn có điều kiện biểu hiện ra ngoài bề mặt da, giúp bạn có một làn da trắng sáng và đều màu hơn.

Cải thiện kết cấu da mềm và mịn hơn

AHA giúp duy trì làn da mịn màng( Nguồn: Internet)
Sponsor

Lớp tế bào sừng biểu hiện trên bề mặt da là một lớp da chết, vì thế các tế bào này dẹt và méo mó, tạo cảm giác thô ráp và sần sùi cho da. Cũng chính vì AHA đã lấy đi lớp tế bào sừng chết trên bề mặt da, đồng thời thúc đẩy tăng sinh những tế bào da mới. Những tế bào mới này giúp da trông mịn màng và tươi trẻ hơn.

Hỗ trợ điều trị nám da

AHA kiểm soát lượng Melanin, giúp đánh bay nám và tàn nhang( Nguồn: Internet).

Melanin còn được gọi là hắc tố, được sản xuất bởi các tế bào melanocytes, khi tế bào này sản xuất nhiều Melanin, da chúng ta sẽ có màu sậm hơn. Nhờ tác dụng hạn chế tăng sinh Melanin, AHA tỏ ra vô cùng nổi bật trong việc giúp giảm các đốm sậm màu trên da, nhất là các vệt nám hay tàn nhang.

Hỗ trợ điều trị mụn

AHA hỗ trợ điều trị mụn trứng cá( Nguồn: Internet).

Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do sự tích tụ dầu nhờn thừa, các tế bào da chết hay cặn bã, lỗ chân lông lúc này là môi trường vô cùng màu mỡ cho vi khuẩn sinh sôi và gây mụn. Chính vì vậy, việc AHA loại bỏ các tế bào chết trên da, ức chế môi trường thuận lợi để hình thành nên mụn trứng cá. Tuy hiệu quả có phần kém hơn so với BHA nhưng sẽ dịu nhẹ và lành tính hơn đấy.

Ngăn ngừa lão hóa

AHA ngăn ngừa lão hóa( Nguồn: Internet).
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Thông qua việc tích cực thúc đẩy sản sinh Collagen và Elastin (hai chất có vai trò quan trọng đối với độ đàn hồi của da), giúp cải thiện các nếp nhăn da do dấu hiệu tuổi tác, mang lại một làn da đàn hồi và căng bóng hơn. AHA bắt đầu tác động lên da thời gian đầu khi tế bào lão hóa, giảm nếp nhăn, thúc đẩy tăng sinh và tái tạo da hiệu quả hơn.

Tác dụng phụ của AHA

AHA làm da nhạy cảm hơn khi ra nắng( Nguồn: Internet).

Bởi vì AHA lấy đi lớp tế bào sừng chết trên bề mặt da, vì vậy các tế bào non hơn có điều kiện bộc lộ lên bề mặt, làm da trở nên vô cùng nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh nắng. Ngoài ra, kích ứng da là một tác dụng phụ có thể xuất hiện khi vừa bắt đầu sử dụng AHA, da sẽ có một số tình trạng khó chịu như: ngứa, nóng da, rộp và viêm da ( chàm). Tuy nhiên, tác dụng này chỉ là tạm thôi và có thể khỏi sau khi da đã quen với việc sử dụng AHA.

Cách dùng AHA đúng cách và hiệu quả

Patch test

Patch test trước khi dùng để hạn chế nguy cơ dị ứng( nguồn: Internet).

Khi mới bắt đầu sử dụng một loại sản phẩm mới, dù bạn đã tìm hiểu rất kỹ tất cả các thành phần và cách sử dụng, vẫn không thể loại trừ khả năng bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm đó.

Chính vì vậy, làm patch- test trước ki sử dụng để kiểm tra xem bạn có dị ứng với sản phẩm đó không nhé. Cách làm là thoa một lượng nhỏ lên tay, theo dõi vùng da đó trong 15 phút, nếu không xuất hiện ngứa rát, mẩn đỏ, nóng da và nổi bóng nước, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó.

Sponsor

Nên lựa chọn AHA nồng độ nào phù hợp nhất?

Nên lựa chọn nồng độ AHA hợp lí tùy theo mục đích sử dụng( Nguồn: Internet).

Mỗi nồng độ AHA sẽ có những lợi ích và công dụng khác nhau, phù hợp cho từng mục đích sử dụng. Vì thế các nàng có thể tham khảo cách phân chia này, để chọn AHA “chân ái” của mình nhé:

  • 2- 5% AHA: tẩy tế bào chết, làm sạch bề mặt da, giúp da bớt sần sùi, loại bỏ da khô bong tróc.
  • 5 – 10% AHA: Công dụng tẩy tế bào chết mạnh mẽ hơn, giảm đi các vết thâm sạm trên da.
  • 12-15% AHA: ở đồng độ này sẽ tác động đến mụn, kích thích sản sinh collagen, từ đó làm mờ nếp nhăn.
  • 17- 20% AHA: (cần đơn thuốc của bác sĩ da liễu, không được tự ý dùng tại nhà), dùng trong các thẩm mỹ viện như một dạng lột tẩy, có công dụng tái tạo da, cải thiện sẹo, thâm do mụn, cải thiện các tình trạng dày sừng, da vỏ cam,…

Sử dụng kem chống nắng

Thường xuyên bôi kem chống nắng để bảo vệ da bạn( Nguồn: Internet).

AHA hấp thu ánh sáng mạnh và làm da bạn và nhạy cảm hơn với ánh, trong các sản phẩm chứa AHA có thể có chứa kem chống nắng, nhưng điều đó là chưa đủ, bạn cần bảo vệ làn da của mình một cách tuyệt đối với kem chống nắng với chỉ số SPF từ 30 trở lên để da có thể khỏe đẹp lên từng ngày nhé.

Tần suất sử dụng AHA hợp lí

Không nê dùng AHA với tần suất quá dày đặc khi vừa bắt đầu sử dụng Nguồn: Internet).

Bạn hoàn toàn có thể dùng AHA vào buổi sáng hoặc tối, tuy nhiên, khi vừa bắt đầu dùng, bạn nên sử dụng AHA vào buổi tối để tránh các tác dụng phụ do ánh nắng mặt trời gây ra trên da, đến khi da đã quen với thành phần này, bạn có thể dùng nó vào cả ban ngày. Khi mới dùng, bạn nên sử dụng cách ngày, khoảng 3 lần/ tuần. Khi da bạn đã quen, bạn có thể sử dụng nó hằng ngày trong chu trình skincare.

Sponsor

Dùng AHA bị kích ứng phải làm sao?

Dưỡng ẩm để góp phần cải thiện tình trạng mẩm đỏ và bong tróc da khi dùng AHA( Nguồn: Internet).

Ở hầu hết người dùng, hiện tượng da trở nên ửng hồng hoặc bong tróc nhẹ hoàn toàn không đáng lo ngại, vì đây là phản ứng bình thường khi phá hủy liên kết giữa các tế bào sừng và giải phóng chúng. Làn da bạn sẽ nhanh chóng hồi phục và căng bóng trở lại trong vòng vài ngày tới. Khi sử dụng, bạn nên chú trọng việc dưỡng ẩm để góp phần cải thiện tình trạng mẩm đỏ và bong tróc. Sử dụng kết hợp các thành phần phục hồi da để cân bằng với tốc độ tẩy tế bào da như: Panthenol, Niacinamide, Glycerin, Hyaluronic Acid, Chiết xuất Rau má,…

Nên dùng AHA ở bước nào trong chu trình skincare?

AHA hiện này hầu như có mặt trong rất nhiều sản phẩm ở mọi bước của chu trình skincare từ: sữa rửa mặt, toner, kem chống nắng… Thực hiện như các chu trình chăm sóc da bình thường như bạn vẫn làm nhé, bắt đầu với việc làm sạch da mặt, sau đó đến toner, dưỡng ẩm và kem chống nắng. Để tăng hiệu quả dưỡng da, các bạn có thể kết hợp AHA với các thành phần khác như: BHA, retinol, Niacinamide, vitamin B5,… trong chu trình chăm sóc da hằng ngày. Ngay dưới đây, các bạn hãy cùng mình tham khảo một số sự kết hợp hiệu quả cùng AHA nhé.

NÊN kết hợp AHA với thành phần nào để tăng hiệu quả dưỡng da?

Cách kết hợp AHA với Niacinamide

Có thể dùng AHA và Niacinamide để cải thiện kết cấu da( Nguồn: Internet).

Khi kết hợp cùng nhau, bộ đôi AHA cùng Niacinamide giúp cải thiện kết cấu da, khiến da đàn hồi, mịn màng và trẻ trung hơn. Trong khi AHA tẩy tế bào chết, hỗ trợ tăng sinh tế bào da, sữa chữa bề mặt da một cách tự nhiên và giúp da trở nên đàn hồi, mịn màng. Trong khi đó, Niacinamide giúp tạo liên kết mới giữa các tế bào và củng cố hàng rào lipid bảo vệ da.

Khi mới làm quen, bạn nên dùng xen kẽ ngày, tức là nếu bạn dùng AHA vào ngày hôm nay thì ngày kế tiếp hẳn dùng Niacinamide nhé. Tuy nhiên, sau một thời gian thì da bạn đã quen với việc sử dụng cả AHA và Niaciamide thì bạn có thể sử dụng Niacinamide vào buổi sáng và AHA vào buổi tối.

Sponsor

Vì AHA có độ pH thấp hơn Niacinamide, vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng hai thành phần này cùng một chu trình skincare hãy thoa AHA trước, chờ 15-20 rồi mới dùng Niacinamide để tránh làm mất tác dụng của cả hai bạn nhé.

Cách kết hợp AHA với BHA

Hoàn toàn có thể kết hợp AHA và BHA (Nguồn: Internet).

Kết hợp cả AHA và BHA là một ý tưởng có lẽ bị cho là điên rồ nhưng thật sự lại mang về những lợi ích nhất định mà bạn không ngờ tới, nhất là cho những bạn có da bị mụn đầu đen, mụn ẩn, da không mềm mịn, có lỗ chân lông to. Tuy nhiên, bạn biết đấy cả hai đều là những thành phần tẩy tế bào chết, và nếu bạn dùng trong cùng một chu trình skincare sẽ gây quá tải cho làn da. Vì vậy, bạn cần phải có một phương pháp sử dụng bộ đôi này một cách hợp lí nhất nhé.

Để kết hợp AHA và BHA trong chu trình skincare đầu tiên bạn hãy lựa chọn các sản phẩm có tích hợp cả hai thành phần này vì đã được các brand nghiên cứu nồng độ kỹ lưỡng. Cân nhắc các form AHA nhẹ nhàng như Mandelic Acid, Citric Acid, Latic Acid,… Hoặc bạn có thể dùng BHA vào buổi sáng và AHA vào buổi tối để đẩy nhanh quá trình trị mụn, tuy nhiên cách này khiến da dễ bị nhạy cảm. Ngoài ra bạn có thể dùng AHA vào mỗi thứ 2, 4, 6 và dùng BHA các ngày còn lại hoặc ngược lại. Tuy nhiên vẫn nên đảm bảo tần suất dùng chỉ nên tầm 3 đến 4 lần trong tuần là hợp lý nhất nha!

Cách kết hợp AHA với Vitamin B5

Kết hợp các sản phẩm có chứa AHA cùng B5 sẽ giảm kích ứng và tái tạo da hiệu quả (nguồn: internet)

Vitamin B5 được biết đến là một Vitamin giúp phục hồi da rất tốt và được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm làm đẹp. Trong một routin, bộ đôi AHA và Vitamin B5 vừa giúp loại bỏ lớp da chết bề mặt, vừa tăng tốc độ sản sinh tế bào mới, phục hồi và phát triển tế bào da mới khỏe mạnh.

Sponsor

Bên cạnh đó, Vitamin B5 là một chất dưỡng da tuyệt vời, có khả năng dưỡng ẩm và giữ nước, nên có thể kết hợp cùng AHA trong mọi loại da, từ da mụn, da lão hóa đến da khô đều có thể sử dụng được nhé. Nguyên tắc sử dụng trước sau căn cứ vào nồng độ pH và kết cấu của sản phẩm để dùng cho hợp lí bạn nhé. Để phát huy tối đa hiệu quả sản phẩm nên dùng AHA ngay sau khi làm sạch da, tầm 2 đến 3 phút hãy bắt đầu hoặc B5. Hoặc đối với B5 có kết cấu dạng toner, serum lỏng có thể apply trước để giảm cảm giác châm chích với AHA nồng độ cao và trong nền cồn.

Cách kết hợp AHA với Ceramide

Để tăng khả năng phục hồi và chữa lành tổn thương thì AHA và Ceramide sẽ là combo hoàn hảo (nguồn: internet)

Ceramide là một lipid tự nhiên có trong da, là liên kết chính giữa các tế bào sừng trên bề mặt giúp bảo vệ làn da khỏi các tác động có hại từ bên ngoài. Thành phần này được ví như một tấm khiêng bảo vệ, ngăn những chất oxi hóa phá hủy da đến từ môi trường hay vi sinh vật có hại.

Bên cạnh đó, Ceramide còn có tác dụng cân bằng ẩm cho da rất tốt, vì vậy cho nên, khi kết hợp cùng AHA giúp hạn chế tình trạng kích ứng khi sử dụng AHA. Ngoài ra, Ceramide với AHA còn giúp tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất cho da, giúp da giữ được vẻ đẹp tươi tắn và mịn màng hơn. Riêng với Ceramide thường ở dạng texture đặc và sánh mịn hơn AHA nên cách tốt nhất là dùng AHA trước, Ceramide sau. Hoặc dùng Ceramide vào cả 2 buổi sáng tối kết hợp cùng AHA buổi tối trong routine skincare là được nhe!

Cách kết hợp AHA với Hyaluronic Acid

Hyaluronic acid giúp cấp ẩm cho da( Nguồn: Internet).

Một làn da muốn khỏe mạnh thì đầu tiên phải được cấp ẩm thật tốt, Hyaluronic Acid nổi tiếng với khả năng cấp nước hiệu quả, thấm sâu vào bên trong tế bào, tạo cho làn da một vẻ đẹp căng mịn và đầy sức sống. AHA khi kết hợp cùng Hyaluronic Acid giúp làm tăng khả năng sản sinh Collagen và Elastin, giúp tăng độ đàn hồi da, hạn chế hình thành các nếp nhăn do tuổi tác, giúp chị em có được một làn da mịn màng, trẻ trung hơn.

Sponsor

Để giảm tác dụng phụ của AHA là châm chích và ngứa ngát cách dùng an toàn nhất là thoa serum HA một lớp mỏng nhẹ, sau tầm 1 đến 2 phút, apply AHA và dùng kèm serum HA tiếp theo. Ngoài ra để đảm bảo AHA phát huy được hiệu quả của mình hãy dùng AHA sau khi da được làm sạch và lau khô, tiếp đến thoa serum HA và khóa ẩm lại bằng kem dưỡng.

Cách kết hợp AHA với Azelaic Acid

AHA với Azelaic Acid khi kết hợp sẽ cho ra hiệu quả trị mụn và thâm sạm sau mụn rất tốt( Nguồn: Internet).

Azelaic Acid là một thành phần có tác dụng trị mụn phù hợp cho mọi loại da, kể da nhạy cảm. Hoạt động hiệu quả ở nồng độ pH 4-6. Acid Azelaic ức chế tăng sinh vi khuẩn gây mụn P.Acnes, từ đó giúp đánh bay mụn hiệu quả. Ngoài ra, Azelaic Acid còn giảm các vết thâm sạm sau mụn viêm do có khả năng ức chế sự tăng sinh hắc sắc tố.

Khi kết hợp cùng AHA, hiệu quả trị mụn và loại bỏ thâm sạm sẽ tăng lên nhiều lần, vì vậy bộ đôi này rất thích hợp cho những nàng da mụn nhé. Khi bắt đầu sử dụng, bạn nên dùng hai thành phần này xen kẽ ngày với nhau để da có thời gian làm quen. Sau đó, bạn có thể sử dụng chúng khác buổi trong ngày khi da đã quen dần, hoặc dùng chung một buổi nhưng nhớ là phải cách nhau 30 phút nhé.

Cách kết hợp AHA với Retinol/Tretinoin

Retinol và AHA khi kết hợp sẽ làm tăng tác động tẩy da chết và tốc độ sản sinh tế bào da mới( Nguồn: Internet).

Retinol thúc đẩy tốc độ thay thế tế bào da mới, kích thích bong đi lớp tế bào sừng già, tương tự, AHA tẩy đi các tế bào chết trên da, vì vậy, nếu bạn muốn đẩy nhanh quá trình tẩy da chết thì có thể cân nhắc sử dụng bộ đôi này.

Sponsor

AHA và Retinol đều là những chất tác động mạnh đến da, cho nên lúc mới bắt đầu sử dụng, bạn nên dùng chúng xen kẽ các ngày với nhau và dùng vào buổi tối là tốt nhất. Khi da bạn quen dần, bạn có thể dùng chung trong một chu trình chăm sóc da, lưu ý là dùng 2 sản phẩm trên cách nhau 30 phút bạn nhé.

Cách kết hợp AHA với vitamin C

Cân nhắc khi muốn dùng AHA và Vitamin C( Nguồn: Internet).

Cả AHA và Vitamin C đều là acid và có độ pH thấp, vì vậy, khi sử dụng cùng một chu trình skincare có thể gây kích ứng da quá đà. Mặc dù vậy, dùng AHA để làm sạch, sau đó da sẽ hấp thu tốt Vitamin C,vì thế đây là một sự kết hợp đáng để thử cho những bạn sở hữu làn da dầu, muốn xóa sẹo và vết thâm do mụn, giúp da sáng màu, ngăn cản các dấu hiệu lão hóa xuất hiện.

Tuy nhiên, tốt nhất nên sử dụng hai thành phần này vào các buổi khác nhau trong ngày, chẳng hạn bạn có thể dùng Vitamin C và buổi sáng và AHA vào buổi tối, điều này sẽ tối ưu hơn nhiều vì AHA hấp thụ ánh sáng mặt trời rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn dùng chúng trong cùng một lần, hãy nhớ cách nhau 30 phút nhé.

Vì sao KHÔNG NÊN kết hợp AHA với Peptides?

Nên hạn chế dùng Peptide và AHA trong cùng routine dưỡng da hằng ngày nhe (nguồn: internet)

Cấu trúc của Peptide kém bền và dễ phân hủy khi tiếp xúc với acid, trong khi đó AHA là một loại acid có độ pH thấp, vì thế cho nên khi kết hợp hai thành phần này sẽ làm mất đi công dụng vốn có của Peptide. Tuy nhiên bạn có thể cân nhắc thoa Peptides vào buổi sáng, AHA vào buổi tối. Tránh thoa chung một routine là được nha.

Sponsor

Những lưu ý khi sử dụng AHA

  • Lưu ý 1: Khi mới bắt đầu sử dụng AHA, để da có thể thích nghi và tránh gây ích ứng da, cần chọn những sản phẩm chứa nồng độ thấp từ 2-5 % để da làm quen bước đầu.
  • Lưu ý 2: Khi sử dụng AHA với nồng độ cao, nên nghe theo tư vấn và đơn thuốc của bác sĩ da liễu, đừng tự ý sử dụng tại nhà. Bởi vì tác dụng của AHA là làm bong các tế bào sừng trên bề mặt da, các tế bào này một phần cũng đang bảo vệ da mặt trước tác động của môi trường, nếu bạn loại bỏ chúng quá mức da sẽ giảm đi tác dụng bảo vệ của nó.
Hãy luôn chú ý khi dùng AHA vì đây cũng là hoạt chất dễ gây kích ứng da (nguồn: internet)
  • Lưu ý 3: Chỉ nên sử dụng 1-2 sản phẩm chứa AHA, không nên thay đổi liên tục khiến da phải mất thời gian làm quen lại, điều này có nguy cơ làm tổn thương da.
  • Lưu ý 4: AHA có công dụng lấy đi các tế bào chết trên bề mặt, thậm chí có khả năng gây kích ứng, vì vậy cần sử dụng thêm các sảm phẩm phục hồi da để phục hồi lớp tế bào này, giúp da khỏe mạnh hơn.
  • Lưu ý 5: Khi dùng AHA, da bạn rất dễ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, vì vậy bảo vệ da là một vấn đề hết sức quan trọng các bạn cần phải lưu ý. Bắt buộc phải dùng kem chống nắng chỉ số SPF từ 30 trở lên nhé.

Lời kết

AHA hiện đang trở thành một thành phần không thể thiếu trong chu trình dưỡng da của rất nhiều cô nàng đam mê làm đẹp, đây là một hoạt chất mang lại nhiều lợi ích cho da nhưng lại dễ gây kích ứng và nhạy cảm, vì thế các tín đồ làm đẹp cần nên tìm hiểu kỹ cách sử dụng AHA sao cho an toàn nhất cho da nhé.

Xem thêm các bài viết có cùng chủ đề làm đẹp tại đây:

Cảm ơn các bạn đã giành thời gian tìm hiểu về bài viết, hi vọng bài viết đã cung cấp thật nhiều thông tin bổ ích cho bạn, nếu có ý kiến đóng góp, mời bạn để lại bình luận phía dưới. Thường xuyên ghé thăm page để luôn cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!

Bảng phân tích dựa trên các thành phần

Các thành phần AHA
Công dụng Làm đều màu da, Tẩy tế bào chết hóa học, Làm mềm da, Điều chỉnh độ pH
Điểm CIR B – Nguy cơ trung bình (1 thành phần)
Mô tả thành phần Axit Alpha Hydroxy (AHA) là một nhóm các hợp chất hóa học có tự nhiên trong trái cây, sữa và đường mía. Mặc dù chúng được gọi là axit nhưng không nên nhầm lẫn với các axit công nghiệp mạnh như axit clohydric và axit sunfuric. AHA được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm mỹ phẩm là axit glycolic (có nguồn gốc từ đường mía) và axit lactic (chất giúp bạn đốt cháy cơ bắp khi tập thể dục). Các AHA khác được sử dụng bao gồm axit citric (từ cam, chanh, v.v.), axit 2-hydroxyoctanoic và axit 2-hydroxydecanoic. AHA có thể được lấy từ các nguồn tự nhiên của chúng hoặc có thể được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp. Từ năm 1992, đã có những sản phẩm được bán trên thị trường dưới dạng mỹ phẩm dùng để tẩy tế bào chết và làm sạch da. Những sản phẩm này thường chứa axit glycolic và lactic. Chúng giúp làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn trên da, làm đều màu da và làm mềm và mịn da. AHA được sử dụng trong mỹ phẩm có thể hoạt động như chất tẩy tế bào chết. Chúng hoạt động trên bề mặt da bằng cách loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt, do đó cải thiện vẻ ngoài của da. AHA cũng có chức năng như chất điều chỉnh độ pH. Hội đồng chuyên gia CIR nhận xét rằng khả năng khiến da nhạy cảm với tia UV do sử dụng AHA là rất thấp nên trong hầu hết các trường hợp, các thành phần thông thường của sản phẩm sẽ đủ để loại bỏ hiệu ứng này. Tuy nhiên, AAD khuyên bạn nên tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian cao điểm từ 10:00 sáng đến 4:00 chiều, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15 trở lên, đồng thời mặc quần áo và đội mũ bảo hộ. Các nghiên cứu không phát hiện ra rằng các sản phẩm có chứa AHA góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư da. Theo EWG độ an toàn của AHA dao động từ 1-4, và cần phải phụ thuộc nhiều vào nồng độ hoạt chất và cách các nhãn hiệu tạo dựng công thức cho sản phẩm.
NÊN kết hợp với các thành phần BHA
KHÔNG NÊN kết hợp với các thành phần Peptide, Niacinamide, Retinol, Vitamin C
Tác dụng phụ của thành phần Kích ứng da, Đỏ da
Bài viết chi tiết về các thành phần
Bạn ơi, bài này ok không?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Tìm kiếm & phân tích thông tin thành phần mỹ phẩm

Nhập tên các thành phần/từ khoá (công dụng, loại da, chống chỉ định, tác dụng phụ...) bạn muốn phân tích theo cú pháp mỗi thành phần/từ khoá phân cách nhau bằng , (dấu phẩy) hoặc ; (dấu chấm phẩy) hoặc xuống dòng (enter).
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version