Trong những thành phần active điều trị da mang lại hiệu quả cao thì AHA và BHA là hai hoạt chất được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng nhất. Có thể thấy hai thành phần này luôn có mặt trong hầu hết các loại mỹ phẩm chăm sóc da hiện nay, thích hợp cho mọi làn da, đặc biệt phù hợp cho chị em có làn da dầu, mụn hoặc da lão hóa. Tuy vô cùng “hot hit” nhưng các nàng cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi dùng. Vậy AHA và BHA là gì? Cách sử dụng AHA và BHA an toàn và đúng cách nhất – tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này nhé!

Sponsor

AHA và BHA là gì trong mỹ phẩm?

AHA và BHA là gì? Có nguồn gốc như thế nào? (Nguồn: Internet)
AHA và BHA là gì? Có nguồn gốc như thế nào? (Nguồn: Internet)

AHA là gì?

AHA – Alpha Hydroxy Acid là một loại axit dạng gốc nước thường được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây, thực vật và đường Lactose. AHA có khả năng nổi bật là hòa tan và hút nước rất nhanh, đồng thời kích thích sản sinh collagen và elastin trên da. Hơn nữa, AHA có đặc tính vô cùng an toàn nên các sản phẩm có chứa AHA thường thích hợp sử dụng để loại bỏ tế bào chết, chống lão hóa, làm sáng da và ngăn ngừa mụn.

BHA là gì?

BHA – Beta Hydroxy Acid là một hoạt chất có chiết xuất nguồn gốc từ thiên nhiên như ​​cây liễu hoặc vỏ cây liễu, thường xuất hiện trong nhiều sản phẩm chăm sóc da hiện nay. BHA với đặc tính là tan trong dầu nên cũng sẽ có khả năng tẩy tế bào chết sâu và làm sạch da vô cùng hiệu quả.

BHA – hoạt chất có nguồn gốc từ thiên nhiên, có đặc tính tan trong dầu (Nguồn: Internet)

Công dụng của AHA và BHA là gì?

Khi tách riêng ra, AHA có tác dụng nổi bật trong việc phục hồi độ ẩm và độ căng bóng, đàn hồi cho da. Bên cạnh đó hoạt chất còn giúp làm đều màu da, cải thiện làn da bị xỉn màu, thiếu sức sống. Nuôi dưỡng làn da trắng sáng tự nhiên và làm chậm quá trình lão hóa, hình thành nếp nhăn trên da.

Những công dụng nổi bật của AHA (Nguồn: Internet)

Còn BHA đây là một hoạt chất có khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề về mụn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn trứng cá trên da. Từ đó giúp da hạn chế các tình trạng gây tắc nghẽn lỗ chân lông giúp se khít lỗ chân lông. Nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp từ sâu bên trong.

Những công dụng nổi bật của BHA (Nguồn: Internet)
Sponsor

Kết hợp lại cả AHA và BHA đều có khả năng tẩy da chết. Tuy nhiên khi độ pH trong sản phẩm có chứa hai hoạt chất trên nằm trong khoảng từ 3 đến 4 thì cả hai hoạt chất này đều sẽ giúp hạn chế và làm mờ nếp nhăn từ đó cải thiện cấu trúc, kết cấu của da thêm săn chắc hơn. Đồng thời giúp làm đều màu da, cải thiện độ mịn màng cho làn da.

Những công dụng nổi bật của cả AHA và BHA (Nguồn: Internet)

AHA và BHA có gì khác nhau không?

Dù cả hai hoạt chất AHA và BHA đều có chung tác dụng là tẩy tế bào chết tuy nhiên mỗi hoạt chất lại có những đặc tính riêng biệt như thành phần cấu tạo, cơ chết hoạt động,….

Sponsor
AHA và BHA có điểm gì khác nhau (Nguồn: Internet)

Nguồn gốc

AHA chia làm 6 dẫn xuất cơ bản đó là: Glycolic Acid, Lactic Acid, Mandelic Acid, Malic Acid, Tartaric Acid và Citric Acid. Mỗi loại sẽ có nguồn gốc khác nhau, trong đó 3 dẫn xuất mạnh mẽ và mang lại hiệu quả tốt nhất cho da là: glycolic acid, lactic acid và mandelic acid. Riêng đối với citric acid, các nàng có thể thấy rất nhiều trong mỹ phẩm nhưng thiên về khả năng điều chỉnh độ pH nhiều hơn.

  • Glycolic Acid: nguồn gốc từ cây mía
  • Mandelic Acid: được chiết xuất quả hạnh đắng
  • Citric Acid: nguồn gốc xuất phát từ các cây thuộc họ cam hoặc quýt
  • Malic Acid: thường xuất phát từ quả táo hay quả lê
  • Lactic Acid: có nguồn gốc từ sữa
  • Tartaric Acid: hình thành nên từ quả nho

BHA thường chứa các chất sau: Salicylic Acid và Betaine Salycilate

  • Betaine Salicylate: là dẫn xuất từ nhiều loại thực vật khác nhau, dịu nhẹ và ít gây kích ứng hơn.
  • Salicylic Acid: có nguồn gốc từ cây võ liễu hoặc các loại cây khác.

Cơ chế hoạt động

AHA thường hoạt động bên trên bề mặt da và có khả năng tan trong nước. AHA sẽ phù hợp cho các nàng có làn da thường hoặc da khô vì hoạt chất sẽ giúp tăng cường khả năng dưỡng ẩm cho da, và AHA cũng đã được minh chứng là có hiệu quả trong việc bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời.

AHA hoạt động trên bề mặt da bạn và tan trong nước (Nguồn: Internet)

BHA không chỉ hoạt động trên bề mặt da mà còn sâu đi sâu vào lớp bên dưới nhất là ở các lỗ chân lông. Nhờ đặc tính tan tốt trong dầu (phù hợp với sinh lý của da) nên BHA cực kỳ thích hợp cho những cô nàng có làn da dầu hay da hỗn hợp. Bên cạnh đó BHA cũng có vô cùng dịu nhẹ cho làn da nhạy cảm, mẩn đỏ hoặc dễ kích ứng.

Sponsor
BHA hoạt động cả trên và sâu bên trong da (Nguồn: Internet)

Có nên kết hợp AHA và BHA trong chu trình skincare?

Tùy theo từng loại da, nhu cầu của mỗi người khác nhau thì sẽ lựa chọn mỹ phẩm có chứa AHA hoặc BHA. Vì vậy có những làn da sẽ dễ dàng kết thân với AHA, hoặc ngược lại. Tuy nhiên hiện nay các ông lớn trong ngành mỹ phẩm đã tối ưu và đơn giản các bước skincare bằng cách kết hợp AHA, BHA lại với nhau qua các dẫn xuất nhẹ nhàng như citric acid, betaine salicylate,…

Bạn nên lựa chọn sản phẩm chứa AHA/ BHA phù hợp với loại da của mình (Nguồn: Internet)

Thường có trong các loại mỹ phẩm có kết cấu dạng gel, kem hoặc lotion. AHA thích hợp cho những ai có làn da khô, da không đều màu hoặc da bị lão hóa có tàn nhang và đốm đen. Nhờ vào tác dụng tẩy tế bào chết, giúp loại bỏ lớp bề mặt cũ để hình thành lớp tế bào mới khỏe mạnh hơn, đồng thời kích thích da sản sinh collagen mà từ đó AHA sẽ giúp làm mờ các nếp nhăn trên da.

Còn BHA thì thích hợp cho da dầu, mụn, thâm hoặc có lỗ chân lông to. BHA có khả năng thẩm thấu và đi sâu vào bên trong da, trong từng lỗ chân lông trên da, giúp làm sạch và hạn chế các nếp nhăn trên da từ đó cải thiện tình trạng tình trạng, cấu trúc da thêm mịn màng hơn.

Cách sử dụng AHA và BHA trong chu trình chăm sóc da

Để sử dụng AHA và BHA một cách đúng cách thì không hề phức tạp, hội chị em chỉ cần “follow” theo các bước trong quy trình skincare như sau thì đảm bảo sẽ có ngay một làn da khỏe đẹp. Trong đó, AHA hoặc BHA sẽ được sử dụng ngay sau bước làm sạch da và sau đó là đến các bước nuôi dưỡng da khác.

Sponsor
Các bước sử dụng AHA và BHA đúng cách (Nguồn: Internet)

Vì cả hai hoạt chất này đều có độ pH thấp, cần môi trường acid trên da để hoạt động hiệu quả và khá hóa nước. Vì thế các nàng nên lưu ý dùng trên nền da làm sạch và lau khô. Đối với các cô nàng có làn da nhạy cảm, đỏng đảnh thì có thể lót thêm các loại serum mỏng nhẹ có chứa HA, Panthenol (Vitamin B5). Sau đó apply các loại kem dưỡng ẩm chứa nhiều yếu tố hồi phục da từ Peptides, Ceramide. Và ban ngày đừng quên chống nắng kỹ càng nhé!

Và các nàng vẫn đừng quên chọn nồng độ AHA và BHA trong routine dưỡng da cho phù hợp với mục đích chăm sóc da. Nếu bạn mới bắt đầu nên ưu tiên nồng độ thấp trước, ví dụ AHA 5%, BHA 1% hoặc có thể dùng dẫn xuất Mandelic Acid với hạt phân tử to, ít kích ứng. Khi muốn đặc trị một vấn đề cụ thể nào đó, ví dụ như muốn tăng sinh collagen, chống lão hóa thì chọn AHA có nồng độ cao hơn so với BHA. Hoặc muốn điều trị mụn nhanh chóng, kiểm soát dầu và làm sạch lỗ chân lông thì ưu tiên BHA nồng độ cao hơn.

Những lưu ý khi sử dụng AHA và BHA

Những lưu ý bạn cần nên biết khi sử dụng sản phẩm có chứa cả AHA và BHA (Nguồn: Internet)

Dùng AHA và BHA bị kích ứng phải làm sao?

Thường nồng độ AHA / BHA trong mỹ phẩm đều đã được các nhà nghiên cứu đưa ra mức độ phù hợp nhất nhằm đảm bảo an toàn cho làn da người dùng. Tuy nhiên, vẫn nên cân nhắc routine skincare hàng ngày của bạn hay cơ địa, lối sống và thói quen sinh hoạt mà có thể dẫn đến tình trạng kích ứng trên da. Vậy chúng ta cần phải làm sao?

Khi sử dụng AHA/ BHA bị kích ứng thì bạn không nên quá hốt hoảng mà hãy thật bình tĩnh (Nguồn: Internet)
Sponsor

Bạn hãy tiếp tục sử dụng sản phẩm trong vài ngày với lượng ít hơn để “thử lại” xem chắc chắn rằng có phải những kích ứng đó là ngẫu nhiên hay là do sản phẩm có chứa AHA/ BHA gây nên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạm ngừng sử dụng sản phẩm, để da hồi phục và bắt đầu sử dụng lại với lượng ít để xem có tiếp tục xuất hiện kích ứng hay không. Và nếu tình trạng kích ứng đã quá nghiêm trọng thì bạn nên dừng ngay và đến bác sĩ da liễu để được tư vấn thêm.

Dùng AHA và BHA bị đẩy mụn xử lý như thế nào?

Đẩy mụn còn được gọi là hiện tượng purging – là khi các nốt mụn ẩn trong da bị đẩy lên và trồi hẳn lên bề mặt da. Tuy đây là một hiện tượng thường thấy sau khi sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa AHA hay BHA trong một thời gian, nhưng đa số đều gây hoang mang, lo lắng cho người sử dụng. Vậy ta phải làm sao khi gặp tình trạng này?

Sử dụng AHA/ BHA bị đẩy mụn là một điều hết sức bình thường (Nguồn: Internet)

Thời gian purging tính từ lúc bạn bắt đầu sử dụng sản phẩm có chứa hoạt chất đồng thời còn dưới tác động của nhiều yếu tố khác. Tùy vào từng người mà thời gian này có thể diễn ra sau 2 tuần sử dụng hay thậm chí từ 1 – 2 tháng trở lên.

Cũng chính trong thời gian này, da sẽ trở nên sần sùi hơn, mụn đầu đen hay mụn ẩn cũng bắt đầu hiện lên khiến cho tình trạng da bạn trở nên xấu đi. Tuy nhiên, đây chỉ là bước khởi đầu cho cả một quá trình tái tạo giúp da đẹp hơn. Vì vậy, bạn đừng nên lo lắng, sốt ruột và từ bỏ. Bạn chỉ cần duy trì sử dụng sản phẩm có chứa AHA hay BHA đúng cách và kết hợp với việc chăm sóc, dưỡng da phù hợp thì da của bạn không những sạch mụn mà còn trắng sáng, mịn màng hơn.

Dùng AHA và BHA bao lâu thì có hiệu quả?

Thường từ sau 3 đến 4 ngày sử dụng AHA/ BHA thì da bạn sẽ bắt đầu quá trình đẩy các cặn bã, nhân mụn lên trên bề mặt da. Tùy vào mỗi người mà quá trình này sẽ diễn ra và được hoàn tất trong vòng 3 – 4 tuần hoặc lâu hơn thậm chí sang tuần thứ 6. Sau khoảng thời gian này, da bạn sẽ mịn màng hơn trông thấy.

Sponsor
Sử dụng AHA/ BHA tròn 3-4 tuần sẽ thấy được sự khác biệt (Nguồn: Internet)

Nên dưỡng ẩm đầy đủ cho da

Sau khi sử dụng sản phẩm có chứa AHA/ BHA làn da thường trở nên khô, dễ bong tróc. Tuy là hoạt chất AHA/ BHA có khả năng cung cấp ẩm nhưng đó là chưa đủ để giúp da “chống chọi” lại với các tác động gây hại từ bên ngoài môi trường. Vì vậy bạn vẫn nên sử dụng một loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, lành tính để giúp nuôi dưỡng, bảo vệ da tối ưu hơn.

Dưỡng ẩm cho da sau khi sử dụng AHA/ BHA là cần thiết (Nguồn: Internet)

Thoa kem chống nắng mỗi ngày

Vì cả AHA và BHA đều là các hoạt chất có tác dụng tẩy tế bào chết nên dễ làm tế bào của da bạn trở nên đỏng đảnh và nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị tổn thương do các yếu tố bên ngoài tác động lên. Vì vậy bạn phải luôn luôn thoa kem chống nắng lên da trước khi ra ngoài để bảo vệ da hiệu quả hơn.

Kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ làn da bạn sau khi sử dụng AHA/ BHA (Nguồn: Internet)

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng mình trong bài viết lần này. Hi vọng bài viết này đã cung cấp thật nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Và đừng quên theo dõi chuyên mục làm đẹp thường xuyên để luôn cập nhật thêm những thông tin mới lạ và sớm nhất nhé!

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Bảng phân tích dựa trên các thành phần

Các thành phần AHA, BHA
Công dụng Làm đều màu da, Tẩy tế bào chết hóa học, Làm mềm da, Điều chỉnh độ pH, Tẩy tế bào chết, Chống lão hóa, Trị mụn, Kháng viêm
Điểm CIR B – Nguy cơ trung bình (1 thành phần)
Điểm EWG 4 – Nguy cơ trung bình (1 thành phần)
NÊN kết hợp với các thành phần BHA, Azelaic Acid, Benzoyl Peroxide, AHA, Pha
KHÔNG NÊN kết hợp với các thành phần Peptide, Niacinamide, Retinol, Vitamin C
Chống chỉ định của thành phần Trẻ em
Tác dụng phụ của thành phần Kích ứng da, Đỏ da, Nhạy cảm với ánh sáng, Kích ứng, Châm chích
Bài viết chi tiết về các thành phần

Bảng chi tiết các thành phần

Thành phần Công dụng Điểm CIR Điểm EWG NÊN kết hợp với các thành phần KHÔNG NÊN kết hợp với các thành phần Chống chỉ định Tác dụng phụ Tên gọi khác Bài viết chi tiết về thành phần Các sản phẩm có chứa thành phần
AHA Làm đều màu da, Tẩy tế bào chết hóa học, Làm mềm da, Điều chỉnh độ pH B – Nguy cơ trung bình BHA Peptide, Niacinamide, Retinol, Vitamin C Kích ứng da, Đỏ da Alpha Hydroxy Acid
BHA Tẩy tế bào chết, Chống lão hóa, Trị mụn, Kháng viêm 4 – Nguy cơ trung bình Retinol, Azelaic Acid, Niacinamide, Benzoyl Peroxide, AHA, Pha, Vitamin C Trẻ em Nhạy cảm với ánh sáng, Kích ứng, Châm chích Beta Hydroxy Acids, Salicylic acid, Beta Hydroxy Acid
Bạn ơi, bài này hay chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Tìm kiếm & phân tích thông tin thành phần mỹ phẩm

Nhập tên các thành phần/từ khoá (công dụng, loại da, chống chỉ định, tác dụng phụ...) bạn muốn phân tích theo cú pháp mỗi thành phần/từ khoá phân cách nhau bằng , (dấu phẩy) hoặc ; (dấu chấm phẩy) hoặc xuống dòng (enter).
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version