Trên thị trường làm đẹp hiện nay, có vô số các sản phẩm được “gắn mác” là sản phẩm sạch, thuần chay. Nhưng làm sao bạn biết chắc rằng những sản phẩm đó có thật sự an toàn cho làn da và sức khỏe của bạn hay không? Để tránh “tiền mất tật mang” thì bạn vẫn nên kiểm tra thật kỹ thành phần sản phẩm trước khi mua và sử dụng. Dưới đây là Top những thành phần có khả năng gây hại trong mỹ phẩm được tổ chức EWG đánh giá là gây nguy hiểm cho người dùng, bạn hãy lưu ngay nhé !.

Sponsor

Environmental Working Group (EWG) là ai?

EWG không chỉ là một tổ chức quan tâm đến vấn đề làm đẹp an toàn, mà tổ chức này còn quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường xung quanh. Được thành lập vào năm 1992, thông qua những nghiên cứu chuyên sâu và tiêu chuẩn đánh giá nghiêm ngặt, EWG hy vọng có thể giúp khách hàng đưa ra những quyết định đúng đắn nhất khi sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm, mỹ phẩm nào.

Cách đánh giá của tổ chức EWG khá rộng, họ không chỉ đánh giá về thành phần sản phẩm mà còn đánh giá đến cả đối tượng và tác dụng mà sản phẩm đó muốn hướng đến. EWG hy vọng người tiêu dùng có thể dựa vào sự đánh giá khách quan, đa chiều này để có được một cái nhìn minh bạch nhất về độ an toàn của sản phẩm từ nhiều lĩnh vực khác nhau như hóa chất, làm đẹp, nông nghiệp, năng lượng, v.v.

thanh phan doc hai trong my pham duoc to chuc quoc te danh gia3 001d0ed3
Tổ chức quốc tế về làm đẹp, sức khỏe và môi trường Environmental Working Group (EWG) (Nguồn: Internet)

Thang điểm đánh giá của EWG

  • EWG VERIFIED™ : Mức độ an toàn cao nhất khi sử dụng.
  • Mức độ 1-2 (màu xanh) : Mức độ nguy hiểm thấp, an toàn khi sử dụng.
  • Mức độ 3-6 (màu cam): Mức độ nguy hiểm trung bình nhưng vẫn có thể sử dụng được.
  • Mức độ 7-10 (màu đỏ): Mức độ nguy hiểm cao, gây nguy hại cho sức khỏe, cần cân nhắc cẩn thận khi sử dụng.
Thang điểm đánh giá về mức độ an toàn của thành phần sản phẩm của EWG (Nguồn: Internet)

6 thành phần có khả năng gây hại trong mỹ phẩm đã được EWG đánh giá

1. Formaldehyde

Formaldehyde là một thành phần có thể gây ảnh hưởng không chỉ đến làn da mà còn cả sức khỏe của người sử dụng. Formaldehyde là một hoạt chất không màu, dễ cháy, ở dạng thể khí và thường được sử dụng như một chất bảo quản trong mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp như sơn móng tay, đồ trang điểm, nước hoa, dầu gội, sữa tắm, v.v. Formaldehyde còn xuất hiện dưới những cái tên khác nhau như Quaternium-15, Polyoxymethylene Urea, DMDM Hydantoin, Sodium Hydroxymethylglycinate, v.v.

Formaldehyde có khả năng gây kích ứng cho da và gây khó thở cho người hít phải (Nguồn: Internet)

Formaldehyde bị cấm sử dụng ở nhiều các quốc gia như Nhật Bản, Canada,Thụy Điển,….vì theo như các tổ chức quốc tế về an toàn làm đẹp và sức khỏe cho rằng, Formaldehyde có khả năng gây kích ứng cho da, gây khó thở, tức ngực cho người hít phải, đặc biệt vô cùng nguy hiểm đối với những người bị viêm phế quản, hen suyễn. Đồng thời, Formaldehyde còn được “liệt” vào bảng thành phần các chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Đánh giá của EWG đối với Formaldehyde

  • Điểm EWG: 10 – Nguy cơ cao

2. Phthalates

Cái tên Phthalates hay Dibutyl Phthalate là một thành phần độc hại vô cùng quen thuộc trong các sản phẩm làm đẹp. Phthalates là một chất tạo mùi, tạo màu trong mỹ phẩm, thường thấy ở các sản phẩm như son môi hay lăn khử mùi. Ngoài ra, Phthalates còn là một chất làm mềm thường có trong các loại kem dưỡng, sơn móng tay, dầu gội hay các chất tẩy rửa khác. Có thể thấy, Phthalates là một chất dung môi được sử dụng khá phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp.

Sponsor
Phthalates là một chất dung môi được sử dụng khá phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, theo như nghiên cứu, Phthalates tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Nếu như tiếp xúc với Phthalates trong thời gian dài, hoạt chất có thể gây rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể, làm gia tăng nguy cơ gây ung thư và dị tật cho người sử dụng. Ngoài ra, Phthalates còn có thể gây tác động xấu đến hormone ở cả nam và nữ, cũng như các cơ quan khác như gan và thận.

  • Điểm EWG: 10 – Nguy cơ cao

3. Fragrance

Khi nhắc đến những hoạt chất độc hại có trong mỹ phẩm thì không thể bỏ qua Fragrance, hay còn được biết đến là một chất hương liệu tổng hợp. Fragrance có mặt trong nhiều sản phẩm khác nhau như kem dưỡng, toner, nước tẩy trang, kem chống nắng, sữa rửa mặt, v.v. Fragrance xuất hiện trong bảng thành phần mỹ phẩm với nhiều cái tên như Perfume, Parfum, Aroma.

Sponsor
Fragrance có khả năng gây kích ứng da, làm khô da và làm gia tăng tốc độ lão hóa trên da rất cao (Nguồn: Internet)

Mặc dù, Fragrance tạo nên hương thơm cho sản phẩm, nhưng theo nhiều chuyên gia nghiên cứu Fragrance có khả năng gây kích ứng da, làm khô da và làm gia tăng tốc độ lão hóa trên da rất cao. Ngoài ra, sử dụng sản phẩm có chứa Fragrance trong thời gian dài sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến nội tiết tố trong cơ thể hay hệ thần kinh, sinh sản.

  • Điểm EWG: 8 – Nguy cơ cao

4. Parabens

Parabens là một chất bảo quản vô cùng độc hại cho làn da và sức khỏe mà hầu như ai cũng biết. Trong đó, Propylparaben, Butylparaben, Isobutylparaben hay Isopropylparaben là những chất bảo quản được khuyến cáo là có khả năng gây hại cho làn da và sức khỏe cao hơn so với những chất khác. Vì thế, đa số các nước Châu Âu đã quyết định cấm sử dụng Parabens trong các sản phẩm mỹ phẩm của họ.

Parabens là một chất bảo quản vô cùng độc hại cho làn da và sức khỏe mà hầu như ai cũng biết (Nguồn: Internet)

Parabens xuất hiện nhiều trong cả các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả, kem dưỡng, kem chống nắng. Dù vậy, đây là một hoạt chất vô cùng độc hại, có nguy cơ gây kích ứng cho da rất cao, khiến da dễ bị kích ứng hoặc trở nên khô căng, bong tróc. Ngoài ra, Parabens khi hấp thụ vào trong cơ thể sẽ gây rối loạn nội tiết tố, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Đồng thời, Parabens còn làm tăng nguy cơ gây ra ung thư vú do hiện tượng mãn kinh sớm ở phụ nữ liên quan đến nội tiết.

  • Điểm EWG: 9 – Nguy cơ cao

5. DEA – Diethanolamine

DEA là tên viết tắt của các hoạt chất Diethanolamine. Đây là chất nhũ hóa thường có trong các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả, sữa tắm, kem đánh răng, kem chống nắng, kem nền, v.v.

Sponsor
DEA/TEA/MEA là các chất nhũ hóa có trong các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc tóc (Nguồn: Internet)

DEA là các hoạt chất được các tổ chức quốc tế khuyến cáo là gây hại cho người sử dụng. Theo như nghiên cứu, nếu bạn sử dụng sản phẩm có chứa những hoạt chất trên trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm độc từ đó dẫn đến ung thư.

  • Điểm EWG: 10 – Nguy cơ cao

6. Triclosan

Triclosan là một chất ở dạng thể rắn, màu trắng, được sử dụng nhiều bởi vì khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc, thậm chí là ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại ký sinh trùng gây hại. Vì thế, Triclosan thường đừng sử dụng nhiều trong các sản phẩm làm đẹp như kem đánh răng, sữa rửa mặt, lăn khử mùi hay các sản phẩm chất tẩy rửa.

Triclosan sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm da hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư da (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, theo như các tổ chức quốc tế nghiên cứu, việc tiếp xúc với Triclosan trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm da. Hơn nữa, Triclosan còn khiến các chức năng, nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở người sử dụng.

  • Điểm EWG: 8 – Nguy cơ cao

Mong là bài viết trên đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Đừng quên tìm hiểu thêm nhiều thành phần làm đẹp khác tại Beaudy.vn bạn nhé !

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Bảng phân tích dựa trên các thành phần

Các thành phần Diethanolamine, Formaldehyde, Parabens, Fragrance, Phthalates, Triclosan
Công dụng
Điểm CIR N/A – Not Available (1 thành phần)
Điểm EWG 8 – Nguy cơ cao (1 thành phần)
Chống chỉ định của thành phần Dị ứng, Nhạy cảm với mùi hương
Tác dụng phụ của thành phần Dị ứng

Bảng chi tiết các thành phần

Thành phần Công dụng Điểm CIR Điểm EWG Chống chỉ định Tác dụng phụ Tên gọi khác Các sản phẩm có chứa thành phần
Diethanolamine
Formaldehyde
Parabens Chất bảo quản N/A – Not Available
Fragrance Chất tạo mùi, Tạo hương thơm, Hương liệu 8 – Nguy cơ cao Dị ứng, Nhạy cảm với mùi hương Dị ứng Parfum
Phthalates
Triclosan
Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
Có 6 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Huỳnh Tiên on

    Hãy giúp mình hoàn thiện bài viết bằng cách để lại những suy nghĩ của bạn ở phần comment nhé, các bạn ơi.

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Tìm kiếm & phân tích thông tin thành phần mỹ phẩm

Nhập tên các thành phần/từ khoá (công dụng, loại da, chống chỉ định, tác dụng phụ...) bạn muốn phân tích theo cú pháp mỗi thành phần/từ khoá phân cách nhau bằng , (dấu phẩy) hoặc ; (dấu chấm phẩy) hoặc xuống dòng (enter).
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version