Đã bao lần bạn nghe rằng da mụn thì không nên dùng kem dưỡng vì sợ “bí da”, sợ nổi mụn? Và bạn đã tin vào điều đó, chấp nhận trị mụn với làn da khô ráp, bong tróc và thiếu sức sống? Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi vì thông tin nhiễu loạn, không biết đâu là lời khuyên đúng đắn cho làn da “khó chiều” của mình. Hãy cùng Beaudy.vn chấm dứt niềm tin sai lầm này, và tìm ra bí quyết dưỡng ẩm cho da mụn không khó chịu, khống bí da ngay nhé.
Điều gì xảy ra khi không dưỡng ẩm da?

Cơ thể của chúng ta có hơn 60% là nước, đây là môi trường để cơ thể được nuôi dưỡng và phát triển tốt nhất. Và da cũng cần nước, da cũng cần có độ ẩm mới khỏe mạnh hàng ngày được. Thế nhưng, vì một lý do nào đó bên trong cơ thể chúng ta bị mất dần độ ẩm ra ngoài, chúng ta ngại dùng sản phẩm dưỡng ẩm cho da,… Có thể dẫn đến một vài hậu quả sau đây:
- Dễ bị mụn viêm nặng hơn do lớp màng lipid trở nên khô khốc, các kẽ hở gian bào nở rộng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Da mụn rất dễ bị viêm, viêm làm mụn kéo dai dẳng khó điều trị, các tế bào sừng trở nên stress, kích hoạt các cytokine gây viêm như IL-1 và TNF-alpha chỉ vì da thiếu ẩm.
- Da thiếu ẩm cũng làm cho lớp màng acid bị rối loạn, độ pH tăng vọt lên đến mức kiềm, làm bất hoạt enzyme Beta Defensin để chống lại vi khuẩn C.Acnes.
- Không những thế, thụ thể thần kinh TRPV1 bị kích thích liên tục, dẫn đến da tăng nhạy cảm, da dễ khô và rát hơn, bôi mỹ phẩm dễ bị kích ứng.
Vì sao da mụn ngại dưỡng ẩm? Khi niềm tin mắc kẹt ở cảm giác

Tuy cô nàng nào cũng biết dưỡng ẩm là cần thiết cho làn da, tuy nhiên, hiện nay nhiều ý kiến (không rõ nguồn gốc) lại cho rằng da mụn không cần dưỡng ẩm. Dẫn đến các cô nàng bị mụn càng bị lung lay ý chí, phân vân không dưỡng ẩm thì da khô căng đét, mà dưỡng ẩm thì bí da làm mụn nặng hơn. Vậy phải làm thế nào?
Các niềm tin diễn ra như sau, đầu tiên nhiều bạn cho rằng da mụn là da dầu, có dầu rồi thì không cần dưỡng ẩm nữa. Thế nhưng, da dầu mụn thường thiếu nước, làm tăng tiết bã nhờn, càng nhiều bã nhờn dư thừa da càng dễ lên mụn.
Da mụn ngại bôi dưỡng ẩm, nên cũng không bôi gì, không bôi là da khô ráo và không nổi mụn nữa. Thế nhưng, ở mức sinh học tế bào, da khô làm kích thích biểu hiện gen 5 alpha reductase làm bã nhờn tăng tiết mạnh hơn bình thường nữa.
Dưỡng ẩm là thêm chất gây bít tắc lỗ chân lông, tuy nhiên không đúng 100%. Chỉ là bạn chọn sai sản phẩm, sai kết cấu nên mới gây bít tắc lỗ chân lông, không phải do việc dưỡng da.
Tóm lại, Beaudy.vn cho rằng da mụn dưỡng ẩm là cần thiết để ổn định tuyến bã, phục hồi hàng rào bảo vệ da và điều chỉnh phản ứng viêm. Quan trọng hơn hết, là cách chọn dưỡng ẩm đúng cho da mụn như thế nào.
Cách dưỡng ẩm cho da mụn toàn diện và khoa học
Nhóm thành phần da mụn cần có

- Trước hết, bạn cần có nhóm thành phần humectants tốt (nhóm cấp nước) như là: Hyaluronic Acid phân tử trung bình, Sodium PCA, Glycerin,…
- Cần có nhóm Emollient nhẹ để lấp đầy các khoảng trống gian bào, không để vi khuẩn xâm nhập vào da, đó có thể là: Caprylic/Capric Triglyceride, squalane thực vật,…
- Nhóm thành phần điều tiết viêm nhẹ, hỗ trợ giảm dầu: Niacinamide (2% đến 3%), chiết xuất trà xanh, chiết xuất rau má, hay Salicylic Acid, Mandelic Acid,…
- Nên có thành phần phục hồi hàng rào bảo vệ da, bao gồm: Ceramide NP, Panthenol (vitamin B5), Allantoin,…
- Nhóm thành phần bổ sung lợi khuẩn cho da: Prebiotics/Probiotics hay Postbiotics để cạnh tranh với C.Acnes và nấm men Malassezia,…
Nhóm thành phần không nên có
- Không nên có thành phần Occlusive nặng (khóa ẩm) như là: Petrolatum, Beewax (sáp ong), lanolin, dầu dừa,…
- Hạn chế các sản phẩm có chứa cồn khô, hương liệu, silicone nặng khó bay hơi,…
Texture mỏng nhẹ và thấm nhanh

Đối với da mụn vẫn nên ưu tiên các loại kem dưỡng có gốc nước (water base) nhiều hơn là gốc dầu (Oil base). Gốc nước sẽ giúp tăng cảm giác thẩm thấu lên da, không tạo màng ẩm, mỏng nhẹ và như tệp hẳn vào luôn. Một vài gợi ý về kết cấu kem dưỡng bạn có thể chọn lựa như: gel cream, oil-free, non-comedogenic,…
Dưỡng ẩm đúng thời điểm sinh học của da
Có 3 thời điểm quan trọng khi bị mụn bạn thường xuyên gặp phải. Khi mụn đang ở giai đoạn viêm cấp nên dưỡng ẩm nhẹ với kết cấu dạng gel cream, có Niacinamide (2% đến 3%) kèm theo.
Tiếp đến, khi da mụn đang trong giai đoạn điều trị với treatment như Retinol, BPO,… Bạn nên chọn kem dưỡng có tính phục hồi với Ceramide, cholestrol hay axit béo (FA).
Và nếu bạn có thực hiện các phương pháp trị mụn cao hơn, chẳng hạn như peel da, laser,… thì cần có kem dưỡng vừa chống mất nước, dưỡng ẩm tốt và phục hồi hàng rào bảo vệ da.
Thay đổi tư duy dưỡng ẩm cho da mụn

Vì sao bạn càng dưỡng ẩm da lại càng mụn thêm. Đó là vì bạn dùng kem dưỡng quá dày bí trên da, đặc biệt các sản phẩm chứa gốc dầu hay silicone. Chúng dễ gây bí da, làm tắc nghẽn cổ nang lông, gây nên tình trạng mụn ẩn.
Layer quá nhiều lớp trên da mụn, nào là essence, nào là ampoule, nào là serum, nào là dầu dưỡng,… Điều này dẫn đến da đắm chìm trong độ ẩm, hệ vi sinh da bị rối loạn và mất kiểm soát, da càng dễ lên mụn hơn nữa.
Có rất nhiều quan điểm xoay quanh liệu rằng da mụn không nên bôi dưỡng ẩm thêm, tuy nhiên, dưới góc nhìn trong bài viết hôm nay việc da mụn thiếu dưỡng ẩm có thể khiến da yếu hơn từ gốc. Thậm chí, dưỡng ẩm không tốt cho da mụn khi dùng treatment còn gây ra tình trạng bong tróc, tăng phản ứng viêm và khó điều trị dứt điểm mụn được. Thế nên, các bạn có thể tham khảo thêm một góc nhìn với mẻ khi lựa chọn quan điểm trị mụn cho da mình nhé!
Tớ cần ý kiến của các bạn để hoàn thiện bài viết, hãy share cho mình những suy nghĩ của bạn.