Ranh giới giữa làn da rám nắng khỏe mạnh và ngộ độc ánh nắng mặt trời là rất mong manh, đặc biệt trong mùa hè này. Hôm nay, Beaudy.vn sẽ giúp các cô nàng hiểu rõ hơn về ngộ độc ánh nắng mặt trời (Sun Poisoning) là gì? Liệu bạn có đang phải đối mặt với nguy cơ này không? Nếu gặp phải tình trạng ngộ độc ánh nắng mặt trời cũng sẽ biết cách xử lý và phòng ngừa trong tương lai nhé!
- Ngộ độc ánh nắng mặt trời là gì? Nguyên nhân gây ngộ độc ánh nắng mặt trời?
- Nhận diện những dấu hiệu tố cáo ngộ độc ánh nắng mặt trời
- Cơn đau rát dữ dội và ửng đỏ
- Mụn nước, phồng rộp và bong tróc da
- Sốt, ớn lạnh và nhức đầu
- Mệt mỏi, choáng vàng và mất nước
- Ai là người dễ bị ngộ độc ánh nắng mặt trời?
- Cách “cứu cánh” cho làn da bị ngộ độc ánh nắng mặt trời
- Hạ nhiệt khẩn cấp cho làn da
- Dùng các sản phẩm làm dịu và phục hồi
- Bổ sung nước và điện giải
- Dấu hiệu nhận biết cần đến gặp bác sĩ
- Cách ngăn ngừa ngộ độc ánh mặt trời xảy ra với bản thân
Ngộ độc ánh nắng mặt trời là gì? Nguyên nhân gây ngộ độc ánh nắng mặt trời?

Đầu tiên chúng ta không có thuật ngữ khoa học Sun Poisoning, mà đây là tên gọi dân gian dùng để chỉ một phản ứng cấp tính của cơ thể đối với việc tiếp xúc tia UV. Khi đi sâu nghiên cứu về tình trạng ngộ độc ánh nắng mặt trời, các nhà khoa học thấy rằng nó nguy hiểm hơn ta nghĩ, đặc biệt là những phản ứng diễn ra sâu bên trong:
- Tổn thương trực tiếp DNA
- Stress oxy hóa dữ dội
- Kích hoạt hàng loạt các phản ứng viêm
- Tổn thương hàng rào bảo vệ da
- Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

Khác với tình trạng cháy nắng (Sunburn), thì ngộ độc ánh nắng mặt trời (Sun Poisoning) được đánh giá nghiêm trọng hơn. Mức độ tổn thương sâu đến lớp trung bì, hạ bì của da. Triệu chứng biểu hiện toàn thân từ đỏ da dữ dội, đau rát nghiêm trọng, sưng tấy,… Thậm chí có thể bị sốt, ớn lạnh, nhức đầu, buồn nôn,… Thời gian kéo dài triệu chứng của ngộ độc ánh nắng mặt trời có thể lên đến vài tuần hoặc lâu hơn, dễ bị nguy cơ tăng sắc tố hoặc sẹo.
Nguyên nhân ngộ độc ánh nắng mặt trời đến từ: tiếp xúc quá lâu dưới tia ánh nắng, da không được bảo vệ đúng cách, da đang có tình trạng nhạy cảm và bệnh lý nền kèm theo, và đang ở trong môi trường “thuận lợi” như bãi biển và núi cao.
Nhận diện những dấu hiệu tố cáo ngộ độc ánh nắng mặt trời
Cơn đau rát dữ dội và ửng đỏ

Khi da tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài, nhất là UVB sẽ có hiện tượng giãn nỡ mạch máu bên dưới da. Lúc này sẽ phóng thích các histamine, protasglandins và bradykinin gây tăng tính thấm thành mạch, làm dịch chảy vào mô xung quanh, dẫn đến tình trạng sưng tấy. Quan trọng nhất là ảnh hưởng đến cấu trúc thần kinh gây đau rát dữ dội.
Mụn nước, phồng rộp và bong tróc da
Biểu hiện nặng hơn của ngộ độc ánh nắng mặt trời là các lớp biểu bì tổn thương sâu hơn. Biểu hiện thành các mụn nước, phổng rộp tạo điều kiện cho nguy cơ nhiễm trùng. Tình trạng bong tróc sẽ diễn ra sau giai đoạn cấp tính, đây cũng là lúc da trở nên yếu và dễ tổn thương hơn nữa.
Sốt, ớn lạnh và nhức đầu

Ngộ độc ánh nắng mặt trời sẽ gây ra những biểu hiện toàn thân: cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, sốt trên 38 độ C,… là các dấu hiệu quan trọng cho thấy bạn cần tìm đến các bác sĩ và can thiệp từ y tế.
Mệt mỏi, choáng vàng và mất nước
Đây là hậu quả sau quá trình rối loạn điện giải và giảm chức năng của cơ thể. Đó là do khi tiếp xúc trực tiếp với tia UV sẽ làm cơ thể mất nước, nếu không bù đủ sẽ gây nên tình trạng hạ huyết áp, choáng váng, mệt mỏi, nôn mữa,… Đặc biệt biểu hiện khát nước dữ dội cho thấy cơ thể đang mất nước nghiêm trọng và cần bù nước nhanh chóng.
Ai là người dễ bị ngộ độc ánh nắng mặt trời?
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị ngộ độ ánh nắng mặt trời trong mùa hè này. Nhưng ở 3 nhóm đối tượng sau đây, nguy cơ bị ngộ độc sẽ cao hơn:
- Người có làn da trắng theo thang điểm I và II phân loại Fitpatrick
- Tiền sử gia đình có người bị bệnh do ánh nắng mặt trời
- Người hay sống và làm việc nơi môi trường nắng nóng
Cách “cứu cánh” cho làn da bị ngộ độc ánh nắng mặt trời
Hạ nhiệt khẩn cấp cho làn da

Hãy nhanh chóng di chuyển vào khu vực có bóng râm, thoáng mát nhất để giảm nhanh nguồn nhiệt đang có. Không vội đi vào phòng máy lạnh ngay sau khi có hiện tượng ngộ độc ánh nắng mặt trời để tránh bị sốc nhiệt. Bạn có thể dùng khăn mềm nhúng nước mát nhẹ nhàng áp lên vùng da bị bỏng rát để hạn chế quá trình viêm.
Sau khi cơ thể đã ổn, có thể tắm nước mát cũng là cách giải nhiệt hiệu quả. Hạn chế dùng xà phòng và các chất hóa học để tắm trong giai đoạn này vì rất dễ kích ứng. Tuyệt đối không dùng nước quá lạnh vì gây co mạch đột ngột sẽ làm nặng hơn tình trạng ngộ độc ánh nắng mặt trời.
Dùng các sản phẩm làm dịu và phục hồi
Lúc này vai trò then chốt chính là làm dịu các kích ứng, giảm viêm, cung cấp đủ độ ẩm và phục hồi lại hàng rào bảo vệ da. Bạn có thể bôi các gel lô hội, kem dưỡng ẩm dịu nhẹ có chứa ceramide, allantoin, vitamin B5, Niacinamide,…
Đồng thời nên tránh dùng các sản phẩm treatment trong giai đoạn này như: cồn khô, Retinoids, AHA, BHA,…
Bổ sung nước và điện giải

Hãy uống thật nhiều nước để bù lại tình trạng mất nước và điện giải. Bạn có thể uống nước lọc, nước điện giải (Oresol) để bù khoáng chất tốt hơn, nước dừa,… Bù đủ nước sẽ giúp duy trì chức năng bình thường của cơ thể, làm giảm các biến chứng nghiêm trọng, và rút ngắn thời gian phục hồi tổn thương.
Dấu hiệu nhận biết cần đến gặp bác sĩ
Không tự ý bôi các thuốc không rõ nguồn gốc, cũng như cạy vảy da, làm vỡ mụn nước,… Nếu gặp phải các triệu chứng như: sốt cao (>38 độ C), đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn nhiều, dấu hiệu nhiễm trùng, khó thở, mụn nước lan rộng,… đó là lúc bạn không nên cố gắng điều trị tại nhà nữa mà nên đến thăm khám ngay với các nhân viên y tế.
Cách ngăn ngừa ngộ độc ánh mặt trời xảy ra với bản thân

- Vào mùa hè này bạn cần bảo vệ da thật kỹ với kem chống nắng, chọn kem chống nắng phổ rộng có SPF tối thiểu là 30. Nên bôi trước 10 đến 15 phút khi ra ngoài và đừng quên bôi lại kem chống nắng. Hơn hết, có thể kết hợp các viên uống chống nắng, thành phần chống oxy hóa như vitamin C trước đó.
- Mặc áo chống nắng, hãy chọn các loại vải và quần áo bảo vệ có kí hiệu UPF 50+ để sử dụng trong mùa hè này. Kết hợp nhiều găng tay dài, mắt kính, mũ rộng vành và ô che nắng để giảm nguy cơ cháy nắng nhiều nhất có thể.
- Hãy hạn chế ra đường trong khoảng 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, vì đây là thời điểm tia UV hoạt động mạnh nhất, nên dễ gây ra tình trạng ngộ độc ánh nắng mặt trời.
- Đặc biệt ở những bạn có tiền sử lupus ban đỏ, người đang dùng các thuốc giảm đau NSAIDs, kháng sinh, thuốc trị mụn,… cần phải lưu ý nguy cơ ngộ độc ánh nắng mặt trời sẽ cao hơn đó nhé.
Ngộ độc ánh nắng mặt trời rất dễ xảy ra nguyên nhân đến từ những rối loạn bên trong cơ thể, nhất là cơ thể bị mất nước. Chính vì thế, hãy phòng ngừa tình trạng này ngay từ sớm, và biết cách xử lý đúng cách khi gặp phải ngộ độc ánh nắng mặt trời nhé. Beaudy.vn hi vọng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích và chăm sóc da hiệu quả cho bạn trong mùa hè này.
Bạn có đồng ý với bài viết của mình không? Hãy để lại bình luận cho mình biết nha!