Mỗi lần vận động hoặc thời thiết nắng nóng là vùng da dưới cánh tay lại tiết nhiều môi hôi hơn, và kéo theo đó là những mùi hương không được dễ chịu cho lắm. Vậy thì làm sao để có thể khử mùi và ngăn mùi dưới cánh tay một cách an toàn hiệu quả? Cùng đi tìm nguyên nhân và lưu ngay giải pháp lại bạn nha!
Lý do khiến vùng da dưới cánh tay có mùi
Mùi cơ thể, đặc biệt là mùi dưới cánh tay, là một vấn đề sinh lý tự nhiên nhưng lại gây không ít phiền toái và mất tự tin cho nhiều người. Để tìm kiếm giải pháp ngăn mùi dưới cánh tay, trước hết, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân khoa học đằng sau mùi khó chịu này.

Đầu tiên là do sự hoạt động của tuyến mồ hôi Apocrine. Cơ thể chúng ta có hai loại tuyến mồ hôi chính: eccrine và apocrine. Tuyến eccrine phân bố khắp cơ thể, tiết ra mồ hôi chủ yếu là nước và muối để điều hòa thân nhiệt. Trong khi đó, tuyến apocrine lại tập trung nhiều ở những vùng như vùng da dưới cánh tay hoặc gần vòng một. Mồ hôi từ tuyến apocrine có thành phần giàu protein và lipid (chất béo).
Nguyên nhân thứ hai là do vi khuẩn, thực chất thì bản thân mồ hôi không có mùi. Tuy nhiên, khi mồ hôi từ tuyến apocrine được tiết ra, chúng sẽ tương tác với vi khuẩn thường trú trên bề mặt da. Các vi khuẩn này sẽ phân hủy protein và lipid có trong mồ hôi thành các hợp chất có mùi (ví dụ: axit béo chuỗi ngắn, thioalcohols). Chính quá trình phân hủy này là nguyên nhân chính gây ra mùi khó chịu.

Cuối cùng là do môi trường ẩm ướt và kín đáo, vùng dưới cánh tay thường kín, ẩm ướt và ít được thông thoáng, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Đây là lý do vì sao mùi cơ thể thường nồng nhất ở vùng này.
Các yếu tố khác: Chế độ ăn uống (thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành, cà ri), căng thẳng, thay đổi nội tiết tố (tuổi dậy thì, mang thai), một số loại thuốc và tình trạng sức khỏe nhất định cũng có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể.
Cách ngăn mùi dưới cánh tay bằng phương pháp thiên nhiên
Với những lý do trên, việc ngăn mùi dưới cánh tay bằng biện pháp thiên nhiên tập trung vào hai yếu tố chính là kiểm soát vi khuẩn và kiểm soát độ ẩm, đồng thời sử dụng các chất có khả năng kháng khuẩn, khử mùi tự nhiên.
1. Ngăn mùi dưới cánh tay bằng Baking Soda
Trong số các sản phẩm dễ kiếm để ngăn mùi dưới cánh tay thì bột nở là lựa chọn khá phổ biến. Baking soda hay còn gọi là natri bicacbonat ó tính kiềm nhẹ, giúp trung hòa các axit béo có mùi do vi khuẩn tạo ra, đồng thời hút ẩm hiệu quả.

Cách thực hiện:
- Dùng trực tiếp: Sau khi tắm và lau khô vùng nách, lấy một lượng nhỏ baking soda (khoảng 1/2 thìa cà phê), xoa đều và nhẹ nhàng lên vùng da dưới cánh tay. Baking soda sẽ hút ẩm và giúp trung hòa mùi.
- Kết hợp với tinh bột: Trộn 1 phần baking soda với 1 phần tinh bột ngô (cornstarch) hoặc bột sắn dây. Hỗn hợp này sẽ tăng cường khả năng hút ẩm và giảm ma sát.
- Kết hợp với tinh dầu: Thêm vài giọt tinh dầu trà tràm (tea tree oil) hoặc tinh dầu oải hương (lavender oil) vào hỗn hợp baking soda và tinh bột để tăng cường tính kháng khuẩn và tạo mùi thơm dễ chịu.
Lưu ý, trên thị trường có nhiều loại baking soda, bạn nên tìm mua ở địa chỉ uy tín hoặc trong siêu thị để đảm bảo chất lượng và an toàn, tránh việc bị mua phải hàng giả kém chất lượng.
2. Nước chanh hoặc giấm táo
Vì mồ hôi thường có tính kiềm cao nên cần trung hòa bằng acid mà trong chanh và giấm táo đều có tính axit tự nhiên, giúp thay đổi độ pH của da vùng dưới cánh tay, tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây mùi. Chúng cũng có đặc tính kháng khuẩn nhẹ nên rất hợp để ngăn mùi dưới cánh tay.
Cách thực hiện:
- Nước cốt chanh: Vắt lấy nước cốt chanh tươi, dùng bông gòn thấm và thoa nhẹ nhàng lên vùng nách sau khi tắm. Để khô tự nhiên rồi rửa sạch sau 10-15 phút. Không nên để quá lâu hoặc dùng khi da có vết trầy xước vì có thể gây kích ứng.
- Giấm táo: Pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này và thoa lên vùng nách vào buổi tối trước khi đi ngủ. Để khô tự nhiên và rửa sạch vào sáng hôm sau.
Thành phần này có tính acid nên nếu bạn mới triệt lông hoặc mới thực hiện các biện pháp cạo, wax lông thì không nên dùng ngay mà nên đợi 3-4 ngày để da lành hơn rồi mới thực hiện sẽ tốt hơn và hạn chế cảm giác xót hoặc rát da.
3. Tinh dầu tràm trà
Thành phần tự nhiên tiếp theo có thể ngăn mùi dưới cánh tay đó là tràm trà. Trong tinh dầu tràm trà nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hiệu quả.

Cách thực hiện:
- Pha loãng với nước: Pha 2-3 giọt tinh dầu tràm trà vào 100ml nước sạch, lắc đều. Dùng bông gòn thấm và thoa lên vùng nách sau khi tắm.
- Pha với dầu nền: Trộn 2-3 giọt tinh dầu tràm trà với 1 thìa cà phê dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân. Thoa hỗn hợp này lên vùng nách.
- Kết hợp với baking soda: Như đã đề cập ở trên, thêm tinh dầu tràm trà vào hỗn hợp baking soda để tăng cường hiệu quả.
Hiện nay các sản phẩm về tinh dầu tràm trà khá nhiều và phổ biến nhưng nếu không chọn được địa chỉ uy tín thì có thể mua phải tinh dầu bị pha tạp chất, nếu vậy cũng không tốt cho cơ thể. Bạn nên chọn mua của các thương hiệu nổi tiếng hoặc trong tiệm thuốc.
4. Phèn chua
Ông bà ta ngày xưa thường dùng phèn chua vào nhiều việc và trong đó có cả ngăn mùi dưới cánh tay. Phèn chua (kali alum) là một muối kép có tính se và kháng khuẩn tự nhiên. Thành phần này giúp se khít lỗ chân lông, giảm tiết mồ hôi và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Cách thực hiện:
- Bột phèn chua: Nghiền phèn chua thành bột mịn. Sau khi tắm và làm sạch vùng nách, lấy một lượng nhỏ bột phèn chua xoa đều lên vùng da ẩm dưới cánh tay. Lớp bột sẽ tan ra và thẩm thấu vào da.
- Dùng viên phèn chua: Làm ướt viên phèn chua và thoa trực tiếp lên vùng nách sau khi tắm.
Tìm mua phèn chua uy tín cũng là yếu tố quan trọng nhất nếu bạn muốn áp dụng phương pháp này.
5. Lá trầu không
Lá trầu hay dùng để têm dầu, nhưng trong dân gian thì đây lại được dùng như một vị thuốc với nhiều công dụng vượt trội. Bởi vì lá trầu không chứa các hoạt chất như Chavicol có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và khử mùi mạnh mẽ.

Cách thực hiện:
- Nước cốt lá trầu: Giã nát vài lá trầu không tươi, vắt lấy nước cốt. Thoa trực tiếp nước cốt lên vùng nách.
- Nước sắc lá trầu: Đun sôi vài lá trầu không với nước, để nguội. Dùng nước này rửa hoặc thoa lên vùng nách hàng ngày.
Lưu ý khi áp dụng phương pháp thiên nhiên
- Vệ sinh sạch sẽ: Luôn tắm rửa sạch sẽ, đặc biệt là vùng dưới cánh tay, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào.
- Lau khô hoàn toàn: Đảm bảo vùng nách khô ráo hoàn toàn trước khi thoa sản phẩm để tránh ẩm ướt gây bít tắc và tạo điều kiện cho vi khuẩn.
- Thử phản ứng da: Trước khi sử dụng rộng rãi, hãy thoa một lượng nhỏ lên vùng da nhỏ dưới cánh tay và chờ 24 giờ để kiểm tra xem có bị kích ứng, mẩn đỏ hay ngứa ngáy không.
- Không lạm dụng: Không sử dụng quá nhiều hoặc quá thường xuyên, đặc biệt là các nguyên liệu có tính axit như chanh, giấm táo để tránh làm khô hoặc kích ứng da.
- Kiên trì: Các biện pháp thiên nhiên thường cần thời gian và sự kiên trì để thấy được hiệu quả rõ rệt.
- Kết hợp lối sống: Mặc quần áo thoáng mát, làm từ chất liệu cotton thấm hút mồ hôi. Hạn chế thực phẩm nặng mùi. Giữ vệ sinh cá nhân tốt.
Bạn thấy sao về bài viết này nè? Hãy bình luận để mình biết nhé!