AHA là một hoạt chất làm đẹp quen thuộc với nhiều người, mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho làn da như dưỡng trắng da, thúc đẩy tăng sinh tế bào, giúp ổn định và nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp từ trong ra ngoài. AHA thường xuyên có mặt trong nhiều sản phẩm làm đẹp tuy nhiên bên cạnh đó AHA cũng mang lại một số tác dụng phụ cho da. Vậy tác dụng phụ khi dùng AHA là gồm có gì? Cách khắc phục vấn đề này ra sao? Hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu nhé!
- AHA là gì?
- 4 tác dụng phụ phổ biến khi dùng AHA
- Da khô căng và bong tróc
- Da bị kích ứng
- Xuất hiện tình trạng break-out
- Nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời
- Cách khắc phục tác dụng phụ khi dùng AHA
- Dưỡng ẩm đầy đủ
- Điều chỉnh tần suất sử dụng
- Điều chỉnh nồng độ sử dụng
- Thoa kem chống nắng
- Sử dụng sản phẩm phục hồi cho da
- Bảng phân tích dựa trên các thành phần
- Bảng chi tiết các thành phần
- Sản phẩm nên sử dụng kết hợp cùng
AHA là gì?
AHA hay còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là Alpha Hydroxy Acid – đây là một loại acid có gốc nước, có đến 7 thành phần AHA khác nhau nhưng nổi bật phải kể đến như Glycolic Acid và Lactic Acid. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy AHA trong các sản phẩm tẩy tế bào chết, chống lão hóa hay trong các nguồn thực vật, đường, sữa và các loại trái cây tự nhiên. Lựa chọn nồng độ AHA hợp lý sẽ mang lại hiệu quả khác biệt cho làn da của bạn.
AHA là một hoạt chất thường xuyên xuất hiện trong các sản phẩm tẩy tế bào chết được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn, và với khả năng tan cũng như hấp thụ độ ẩm trên da cực nhanh, vì vậy AHA được đánh giá là một hoạt chất với những công dụng nổi bật như:
- Kích thích sản sinh collagen và elastin nuôi dưỡng da
- Tẩy tế bào chết hóa học giúp loại bỏ bã nhờn, lớp da chết
- Ngăn ngừa lão hóa da, tăng độ đàn hồi cho da
- Dưỡng da trắng sáng, giải quyết tình trạng da xỉn màu
- Tăng cường độ chống chịu và khỏe mạnh cho làn da
Tham khảo bài viết: AHA là gì? AHA có tác dụng như thế nào trên da?
4 tác dụng phụ phổ biến khi dùng AHA
Da khô căng và bong tróc
AHA với hoạt động chính của các acid trên da có công dụng chủ yếu là tẩy tế bào chết, điều này dễ khiến cho lớp hàng rào bảo vệ của làn da bị mài mòn và phá vỡ. Một khi hàng rào bảo vệ da suy yếu đi sẽ khiến cho các dưỡng chất trên da dễ bị mất đi, kể cả độ ẩm của da. Tình trạng hơi ẩm bay hơi đi sẽ diễn ra nhiều hơn khiến da bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như bong tróc da ở một số vùng, da bị khô căng khó chịu, khi makeup dễ bị “mốc nền” gây mất thẩm mỹ.
Da bị kích ứng
Việc phá vỡ hàng rào bảo vệ của làn da còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác, điển hình như da bị kích ứng. Bị kích ứng khi dùng AHA là quá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là những ai có làn da nhạy cảm và yếu ớt. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là mỗi lần sử dụng da sẽ có những phản ứng “chống đối” lại như có cảm giác châm chích, đau rát, và đỏ da ở một số vùng. Tình trạng có thể diễn biến nghiêm trọng và gây hại cho da hơn nếu bạn không có biện pháp kịp thời.
Xuất hiện tình trạng break-out
Break-out là tên gọi của hiện tượng da xuất hiện các nốt mụn kích ứng mà trước đó không có do sử dụng sản phẩm skincare không phù hợp. Break-out hoàn toàn khác với hiện tượng đẩy mụn nên bạn cần phân biệt cẩn thận nhé. Khi dùng AHA bị đẩy mụn là chuyện bình thường thậm chí được xem là một dấu hiện tốt chứng tỏ da bạn đang trong quá trình “thay mới”, hiện tượng đẩy mụn chỉ kéo dài từ 3 – 4 tháng thôi. Còn nếu da xuất hiện các nốt mụn đỏ, viêm mà trước đó chưa từng có thì chắc hẳn da bạn đang bị break-out.
Nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời
Công dụng tẩy tế bào chết của AHA sẽ giúp da thanh lọc, loại bỏ đi lớp sừng cứng vốn tồn tại trên da từ đó kích thích sản sinh tế bào mới. Song, trong quá trình phục hồi và hình thành lớp sừng mới thì tình trạng da khá yếu ớt và nhạy cảm. Tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tác động mạnh mẽ lên làn da, đặc biệt là tia UV từ ánh sáng mặt trời. Vì vậy nếu không bảo vệ kỹ càng cho làn da vào thời điểm này sẽ rất dễ khiến da bị tổn thương và làm giảm hiệu quả làm đẹp của AHA.
Cách khắc phục tác dụng phụ khi dùng AHA
Dưỡng ẩm đầy đủ
Để hạn chế tình trạng da bong tróc, khô căng khi sử dụng AHA thì bạn nên chú ý dưỡng ẩm cho da thật cẩn thận. Bước dưỡng ẩm thường là bước cuối cùng trong quy trình skincare, lưu ý bạn nên lựa chọn những loại kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da của mình, nên quan tâm đến cả thành phần và kết cấu nếu bạn có làn da nhạy cảm nhé. Đồng thời bạn có thể apply thêm toner trước khi sử dụng AHA để giúp da cân bằng và tăng cường độ pH tự nhiên cho da.
Điều chỉnh tần suất sử dụng
Điều chỉnh tần suất sử dụng AHA cũng là một cách giúp da tránh các tác dụng phụ đáng tiếc. Đối với người bắt đầu sử dụng AHA thì nên bắt đầu với tần suất ít từ 1 – 2 lần/ tuần sau đó tăng dần lên nếu bạn có nhu cầu sử dụng AHA thường xuyên. Còn nếu bạn đang sử dụng AHA và các hoạt chất khác thì một là nên sử dụng xen kẽ ngày hoặc sử dụng sáng – tối nếu da bạn yếu, hoặc để da nghỉ tầm 20 – 30 phút trong lúc sử dụng để da cân bằng pH và không bị “ngợp” nhé.
Điều chỉnh nồng độ sử dụng
Tương tự, điều chỉnh nồng độ sử dụng hoạt chất AHA cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa và tránh các tác dụng phụ đáng tiếc cho da. Tùy vào nhu cầu và tình trạng da của mỗi người khác nhau mà sẽ lựa chọn nồng độ AHA khác nhau. Đối với những ai mới bắt đầu sử dụng nên lựa chọn nồng độ cơ bản từ 2 – 5% để da làm quen với hoạt chất. Còn ở nồng độ từ 5 – 10% hay từ 12 – 15% thì chỉ thích hợp cho làn da đã quen sử dụng acid lâu ngày.
Thoa kem chống nắng
Thoa kem chống nắng là không thể thiếu, việc tăng cường bảo vệ cho làn da sẽ giúp da ngăn chặn nguy cơ các tác dụng phụ xuất hiện trên làn da của bạn. Nên ưu tiên kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 – 50 và có độ quang phổ rộng để bảo vệ da được toàn diện. Đồng thời ưu tiên các sản phẩm có thể chống được cả tia UVA và UVB nhé. Và đặc biệt dù ở ngoài đường hay trong nhà, dù trời râm không có nắng thì bạn vẫn phải nhớ thoa kem chống nắng để bảo vệ da nhé!
Sử dụng sản phẩm phục hồi cho da
Sử dụng các sản phẩm làm đẹp có thành phần, hoạt chất giúp phục hồi da được xem là “vị cứu tinh” cho làn da của bạn nếu như da bạn đã “trót lỡ” bị phải các tác dụng phụ nêu trên. Đây cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp nuôi dưỡng và tăng sức đề kháng cho làn da của bạn, hạn chế nguy cơ da bị tổn thương do AHA gây nên. Bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chứa Hyaluronic Acid, vitamin B5, Ceramide hay Niacinamide – đây là những hoạt chất phổ biến và mang đến hiệu quả tái tạo, phục hồi cho làn da cực tốt.
Một số bài viết có nội dung tương tự mà bạn có thể tham khảo
- Tham khảo TOP 10 sản phẩm chứa AHA tốt nhất mà bạn nên trải nghiệm ngay hôm nay
- Cách sử dụng AHA cho người mới bắt đầu: an toàn và không kích ứng
- Cách sử dụng AHA và BHA làm đẹp da tốt nhất hiện nay
- Sự khác biệt AHA và BHA và cách chọn loại axit tốt nhất cho làn da của bạn
Mong rằng bài viết đã đưa tới các bạn những thông tin bổ ích về các tác dụng phụ của AHA trên da. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy để lại cảm nhận xuống phần bình luận dưới nhé. Đừng quên ghé thăm page thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và bổ ích nữa nhé. Xin cảm ơn các bạn và chúc các bạn một ngày vui vẻ.
Bảng phân tích dựa trên các thành phần
Các thành phần | AHA |
Công dụng | Làm đều màu da, Tẩy tế bào chết hóa học, Làm mềm da, Điều chỉnh độ pH |
Điểm CIR | B – Nguy cơ trung bình (1 thành phần) |
Mô tả thành phần | Axit Alpha Hydroxy (AHA) là một nhóm các hợp chất hóa học có tự nhiên trong trái cây, sữa và đường mía. Mặc dù chúng được gọi là axit nhưng không nên nhầm lẫn với các axit công nghiệp mạnh như axit clohydric và axit sunfuric. AHA được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm mỹ phẩm là axit glycolic (có nguồn gốc từ đường mía) và axit lactic (chất giúp bạn đốt cháy cơ bắp khi tập thể dục). Các AHA khác được sử dụng bao gồm axit citric (từ cam, chanh, v.v.), axit 2-hydroxyoctanoic và axit 2-hydroxydecanoic. AHA có thể được lấy từ các nguồn tự nhiên của chúng hoặc có thể được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp. Từ năm 1992, đã có những sản phẩm được bán trên thị trường dưới dạng mỹ phẩm dùng để tẩy tế bào chết và làm sạch da. Những sản phẩm này thường chứa axit glycolic và lactic. Chúng giúp làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn trên da, làm đều màu da và làm mềm và mịn da. AHA được sử dụng trong mỹ phẩm có thể hoạt động như chất tẩy tế bào chết. Chúng hoạt động trên bề mặt da bằng cách loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt, do đó cải thiện vẻ ngoài của da. AHA cũng có chức năng như chất điều chỉnh độ pH. Hội đồng chuyên gia CIR nhận xét rằng khả năng khiến da nhạy cảm với tia UV do sử dụng AHA là rất thấp nên trong hầu hết các trường hợp, các thành phần thông thường của sản phẩm sẽ đủ để loại bỏ hiệu ứng này. Tuy nhiên, AAD khuyên bạn nên tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian cao điểm từ 10:00 sáng đến 4:00 chiều, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15 trở lên, đồng thời mặc quần áo và đội mũ bảo hộ. Các nghiên cứu không phát hiện ra rằng các sản phẩm có chứa AHA góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư da. Theo EWG độ an toàn của AHA dao động từ 1-4, và cần phải phụ thuộc nhiều vào nồng độ hoạt chất và cách các nhãn hiệu tạo dựng công thức cho sản phẩm. |
NÊN kết hợp với các thành phần | BHA |
KHÔNG NÊN kết hợp với các thành phần | Peptide, Niacinamide, Retinol, Vitamin C |
Tác dụng phụ của thành phần | Kích ứng da, Đỏ da |
Bài viết chi tiết về các thành phần |
Bảng chi tiết các thành phần
Thành phần | Công dụng | Điểm CIR | NÊN kết hợp với các thành phần | KHÔNG NÊN kết hợp với các thành phần | Tác dụng phụ | Tên gọi khác | Bài viết chi tiết về thành phần | Các sản phẩm có chứa thành phần |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
AHA | Làm đều màu da, Tẩy tế bào chết hóa học, Làm mềm da, Điều chỉnh độ pH | B – Nguy cơ trung bình | BHA | Peptide, Niacinamide, Retinol, Vitamin C | Kích ứng da, Đỏ da | Alpha Hydroxy Acid |