Đối với các cô nàng có làn da nhạy cảm mong muốn tìm được hoạt chất tẩy da chết dịu nhẹ và an toàn thì PHA chính là lựa chọn chân ái. PHA là hoạt chất tẩy da chết thế hệ mới có khả năng loại bỏ những tế bào già cõi giúp làm mờ nếp nhăn và tăng cường dưỡng ẩm, tái tạo tế bào da. Không những thế PHA có tính dịu nhẹ hơn so với BHA/AHA nhưng vẫn đem đến hiệu quả tuyệt vời. Hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu tất tần tật về PHA là gì? PHA có tác dụng gì trong làm đẹp, cùng mình khám phá ngay nhé!
- PHA là gì?
- Các loại PHA phổ biến hiện nay
- PHA có tác dụng gì trong làm đẹp
- Tác dụng phụ của PHA
- 4 cách dùng PHA để đạt hiệu quả tốt nhất
- 1. Patch test PHA kiểm tra tình trạng kích ứng
- 2. Lựa chọn nồng độ PHA phù hợp với làn da
- 3. Sử dụng kem chống nắng khi dùng PHA
- 4. Chú ý tần suất sử dụng PHA phù hợp
- Dùng PHA bị kích ứng phải làm sao?
- Nên dùng PHA ở bước nào trong chu trình skincare?
- 5 cách kết hợp PHA với thành phần chăm sóc da
- 1. Kết hợp PHA với Hyaluronic Acid: dưỡng da căng mướt, kiểm soát dầu thừa
- 2. Kết hợp PHA với vitamin C: dưỡng da đàn hồi, đầy sức sống
- 3. Kết hợp PHA với AHA/BHA: tăng hiệu quả tẩy da chết, ngừa mụn
- 4. Kết hợp PHA với vitamin B5: giảm kích ứng, làm dịu da
- 5. Kết hợp PHA với Niacinamide: hỗ trợ kiềm dầu, dưỡng da sáng khỏe
- Những lưu ý khi sử dụng PHA
- Tổng kết
- Bảng phân tích dựa trên các thành phần
- Bảng chi tiết các thành phần
- Sản phẩm nên sử dụng kết hợp cùng
PHA là gì?
PHA là tên viết tắt của Poly Hydroxy Acid thuộc nhóm Hydroxy Acid. Mặc dù PHA đã được nghiên cứu và phát triển từ những thập niên 70 nhưng mới đưa vào sử dụng trong mỹ phẩm trong một vài năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu dưỡng da được hoàn thiện hơn. PHA nổi tiếng với công dụng tẩy tế bào chết, loại bỏ lớp sừng trên bề mặt da một cách dịu nhẹ, ít gây kích ứng da hơn so với AHA hay BHA. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà thành phần này chỉ hoạt động trên bề mặt da, khó thẩm thấu sâu và phát huy tác dụng trong tế bào.
Ngoài việc làm sạch tế bào chết trên da, PHA cũng có khả năng dưỡng ẩm tốt, giúp tăng cường lượng nước, hạn chế tình trạng da bị thô ráp sau quá trình tẩy da chết. Chính vì vậy, thành phần này sẽ phù hợp với những làn da nhạy cảm, da khô, mỏng yếu hoặc những ai không dùng được AHA/BHA thì có thể dùng PHA để thay thế.
Các loại PHA phổ biến hiện nay
Hiện nay, PHA được tìm thấy dưới rất nhiều dạng nhưng trong đó có 3 dạng phổ biến và được đưa vào sử dụng nhiều nhất phải kể đến là:
- Gluconolactone: đây là dạng PHA phổ biến nhất có nguồn gốc từ các loại trái cây, mật ong và rượu vang có công dụng tẩy tế bào chết, giúp giữ ẩm và chống oxy hóa mạnh mẽ.
- Lactobionic Acid: một dạng thức của lactose bắt nguồn từ các loại đường sữa có khả năng tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm da.
- Galactose: dạng này ít phổ biến hơn và cũng chỉ có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng trên da nhưng lại phù hợp nhất với những làn da nhạy cảm.
PHA có tác dụng gì trong làm đẹp
Cải thiện độ đàn hồi của da
Theo các nghiên cứu, PHA là một trong những thành phần có khả năng ức chế sự sụt giảm collagen và elastin trên da nên thường được dùng cho những người đang mong muốn chống lão hóa hoặc muốn cải thiện vấn đề da chảy xệ. PHA giúp tăng cường tái tạo các tế bào da, thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và elastin, ngăn ngừa lão hóa, từ đó đem đến gương mặt trẻ trung, tràn đầy sức sống.
Loại bỏ tế bào chết trên da
PHA được biết đến với một công dụng nổi bật đó chính là giúp loại bỏ tế bào chế nhẹ nhàng. Khác với AHA hay BHA, thành phần này không hề gây kích ứng, mẩn đỏ cho da mà chỉ tác động lên bề mặt, giúp lấy đi lớp sừng già, loại bỏ các vết thâm sạm, cải thiện làn da xỉn màu. Bên cạnh đó, PHA vô cùng dịu nhẹ nên rất phù hợp cho các cô nàng có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng.
Hỗ trợ trị mụn
Do có khả năng làm sạch tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng nên PHA cũng hỗ trợ rất nhiều cho quá trình trị mụn của các chị em. Hoạt chất này giúp làm giảm khả năng bít tắc lỗ chân lông, lấy đi bụi bẩn và dầu thừa sâu trong da, từ đó hạn chế vi khuẩn gây mụn và cải thiện kích thước lỗ chân lông hiệu quả. Cụ thể, với liều lượng 14% Gluconolactone khi sử dụng trên da sẽ đem đến hiệu quả tương đương với 5% Benzoyl Peroxide nhưng lại không khiến da bị khô căng, kích ứng.
Chống oxy hóa da
Nhắc đến PHA không thể nào không nhắc đến công dụng chống oxy hóa da. Làn da thường xuyên đối mặt với khói bụi và ánh nắng, những điều này sẽ khiến collagen trong da bị phá vỡ, gây nên tình trạng nám, tàn nhang, da khô, xỉn màu. Nhờ khả năng loại bỏ các gốc tự do, PHA sẽ giúp bảo vệ da khỏi các tổn thương và làm chậm quá trình lão hóa da.
Tác dụng phụ của PHA
PHA khá an toàn và dịu nhẹ trên da, kể cả những làn da nhạy cảm nhất thì khi sử dụng thành phần này cũng có thể yên tâm bởi PHA ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp làn da bị nhạy cảm quá mức thì cũng nên thận trọng khi dùng PHA nhé. Bạn hãy bắt đầu từ những sản phẩm có nồng độ thấp nhất để da làm quen dần, sau đó mới nâng lên nồng độ cao hơn. Trong lúc thoa sản phẩm thì cần chú ý dùng với liều lượng vừa đủ, tránh các trường hợp kích ứng có thể xảy ra.
Một vài tác dụng phụ có thể gặp khi dùng PHA như: da mẩn đỏ, châm chích, ngứa rát, có thể bị khô căng, bong tróc và có hiện tượng đẩy mụn ẩn,…
4 cách dùng PHA để đạt hiệu quả tốt nhất
1. Patch test PHA kiểm tra tình trạng kích ứng
Dù bạn có sử dụng bất kỳ sản phẩm nào thì khi mới bắt đầu cũng cần có bước test sản phẩm trước khi dùng cho toàn mặt. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng da bị kích ứng hoặc đỏ rát trong quá trình sử dụng sau này. Nàng nên test trước sản phẩm trên vùng da nhỏ như mu bàn tay hoặc xương quai hàm để xem phản ứng của da trước, nếu không xảy ra tình trạng gì thì có thể yên tâm dùng cho toàn mặt. Đối với những làn da cực kỳ nhạy cảm thì có thể sẽ xảy ra một số trường hợp da nóng rát, mẩn đỏ hoặc nổi mụn.
2. Lựa chọn nồng độ PHA phù hợp với làn da
Tùy vào từng tình trạng của làn da mà mỗi người sẽ có cách lựa chọn nồng độ khác nhau. Tuy nhiên, với những làn da nhạy cảm hoặc mới bắt đầu sử dụng thì nàng nên sử dụng PHA nồng độ thấp để giúp da làm quen dần, sau đó mới tăng lên những mức cao hơn. Nàng nào đã quen với việc sử dụng acid và không bị kích ứng thì có thể yên tâm dùng sản phẩm với nồng độ cao hơn nhé và chú ý phải che chắn, bôi kem chống nắng đầy đủ để bảo vệ da tốt nhất nhé.
PHA không được chia mức cụ thể nồng độ như thế nào, trong sản phẩm sẽ dao động đa dạng từ 1% đến 20%, thường kết hợp chung công thức với các dẫn xuất khác của AHA (Glycolic Acid, Lactic Acid,…), hoặc BHA (Salicylic Acid),…
3. Sử dụng kem chống nắng khi dùng PHA
Hàng ngày, việc sử dụng kem chống nắng đã gần như là bắt buộc nếu bạn mong muốn có một làn da khỏe đẹp. Thế nhưng, khi dùng các sản phẩm acid, trong đó có PHA thì điều này lại càng trở nên quan trọng hơn bởi các loại acid khiến cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, gây nên tình trạng thâm sạm, nám, tàn nhang. Chính vì vậy, hãy đảm bảo thoa kem chống nắng đầy đủ mỗi ngày, chú ý lựa chọn những sản phẩm có chỉ số SPF từ 30 trở lên để giúp bảo vệ da tốt hơn nhé.
4. Chú ý tần suất sử dụng PHA phù hợp
Mặc dù PHA khá dịu nhẹ và lành tính trên da nhưng bạn cũng cần phải cân nhắc về tần suất sử dụng sao cho phù hợp nhất. Da nhạy cảm nên tránh dùng PHA vào buổi sáng vì có thể dễ gây bắt nắng dẫn đến tình trạng nám da hoặc tăng khả năng da nhạy cảm hoặc kích ứng. Bạn chỉ nên sử dụng tối đa 3 lần/tuần trong những ngày đầu tiên và dùng cách ngày để xem phản ứng của da trước. Khi da đã quen với thành phần này có thể sử dụng nó trong chu trình chăm sóc da hàng ngày.
Dùng PHA bị kích ứng phải làm sao?
Nếu như gặp trường hợp kích ứng bởi PHA thì làn da sẽ có hiện tượng hơi ửng hồng hoặc bong tróc nhẹ nhưng đây là những phản ứng hoàn toàn bình thường khi làn da mới lần đầu tiếp xúc với acid, giúp phá hủy các liên kết trong lớp sừng. Vậy nên, bạn đừng lo lắng quá mà hãy kiên nhẫn chờ đợi trong vài ngày tới để thấy sự thay đổi của làn da nhé. Bên cạnh đó, nên kết hợp cùng một số thành phần cấp ẩm, phục hồi để đẩy nhanh quá trình loại bỏ da chết như vitamin B5, Glycerin, Hyaluronic Acid,…
Nên dùng PHA ở bước nào trong chu trình skincare?
Hiện nay, PHA được sử dụng hầu hết trong các sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả nhất thì PHA dạng toner sẽ là lựa chọn phù hợp nhất bởi toner có kết cấu lỏng nhẹ nên sẽ giúp dưỡng chất thẩm thấu vào da tốt hơn. Ngoài ra, PHA trong các loại sản phẩm khác như sữa rửa mặt, serum vẫn sẽ có tác dụng nhưng để tăng hiệu quả thì nàng nên kết hợp cùng một số thành phần khác như B5, vitamin C, HA,…
5 cách kết hợp PHA với thành phần chăm sóc da
1. Kết hợp PHA với Hyaluronic Acid: dưỡng da căng mướt, kiểm soát dầu thừa
Hyaluronic Acid được mệnh danh là thành phần vàng trong làng skincare bởi khả năng cấp nước tốt và độ lành tính, dịu nhẹ trên da. Hyaluronic Acid chứa những phân tử ưa nước, khi thẩm thấu vào màng tế bào sẽ làm da căng mướt, tràn đầy sức sống. Khi kết hợp cùng PHA có khả năng tẩy tế bào chết, bộ đôi này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và tạp chất nhằm giúp giảm thiểu tình trạng da khô hoặc nhạy cảm.
Cách kết hợp tốt nhất đó chính là sử dụng PHA trước rồi để tầm 15 – 20 phút để dưỡng chất thẩm vào da rồi mới apply Hyaluronic Acid lên tiếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xen kẽ hoặc dùng Hyaluronic Acid buổi sáng và PHA buổi tối để hạn chế tình trạng kích ứng da và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của cả hai hoạt chất này nhé.
2. Kết hợp PHA với vitamin C: dưỡng da đàn hồi, đầy sức sống
Vitamin C là một thành phần có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, khi kết hợp cùng PHA với công dụng chống lão hóa da thì chắc chắn bạn sẽ sở hữu một làn da tươi trẻ, đàn hồi và căng tràn sức sống. Bạn có thể sử dụng PHA và vitamin C đồng thời trong chu trình skincare nếu làn da khỏe, không bị kích ứng với acid. Cách dùng chính là thoa PHA trước 10 đến 15 phút, rồi apply serum vitamin C nếu dùng cùng lúc hai hoạt chất nên ưu tiên dùng vào buổi tối, và dùng kem chống nắng có SPF lớn hơn 30+ và PA (+++) trở lên vào buổi sáng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng vitamin C buổi sáng kết hợp kem chống nắng, và dùng PHA buổi tối để tăng cường hiệu quả chống oxy hóa, cải thiện nếp nhăn trên da nhé, giảm tình trạng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
3. Kết hợp PHA với AHA/BHA: tăng hiệu quả tẩy da chết, ngừa mụn
AHA, BHA và PHA đều là những loại acid có công dụng tẩy tế bào chết trên da. Do PHA hoạt động yếu nhất nên nếu bạn sở hữu làn da dầu mụn hoặc da khỏe thì có thể bổ sung thêm AHA, BHA vào trong chu trình chăm sóc da của mình để đem lại hiệu quả tốt hơn nhé. Bộ ba này vừa giúp tẩy sạch lớp sừng già nhanh chóng, vừa duy trì làn da bóng khỏe, hạn chế tình trạng mụn, dầu thừa trên da.
Để an toàn và tiết kiệm nhất các cô nàng nên chọn sử dụng sản phẩm chứa cả 3 thành phần AHA/BHA/PHA. Khi mới bắt đầu không nên dùng liên tục mà thay vào đó hãy dùng với tần suất 2 đến 3 lần/tuần, đừng quên kết hợp kem dưỡng ẩm để tránh da bị khô căng.
4. Kết hợp PHA với vitamin B5: giảm kích ứng, làm dịu da
Mặc dù PHA rất dịu nhẹ và an toàn đối với làn da nhưng với những làn da nhạy cảm, da mỏng yếu thì vẫn cần một thành phần giúp phục hồi và hạn chế tối đa tình trạng kích ứng da. Và cái tên đứng đầu trong danh sách này đó chính là vitamin B5 với ưu điểm vượt trội là khả năng chữa lành tổn thương, làm dịu làn da và phục hồi những vùng da bị đỏ rát.
Sau khi làm sạch da mặt, nàng hãy dùng một loại toner PHA có kết cấu lỏng nhẹ thoa đều lên da để giúp làm sạch một lần nữa và loại bỏ tế bào chết. Sau đó, tùy vào từng loại da mà có thể lựa chọn B5 dạng serum hoặc dạng kem để khóa ẩm cho làn da của bạn. Nếu bạn có làn da khô thì nên lựa chọn thêm một sản phẩm giúp cấp ẩm nữa để đảm bảo da không bị khô, bong tróc nhé.
Ngoài ra bạn có thể dùng theo cách kẹp serum B5 – tẩy da chết PHA – serum PHA để giảm khả năng kích ứng cho các cô nàng có làn da nhạy cảm.
5. Kết hợp PHA với Niacinamide: hỗ trợ kiềm dầu, dưỡng da sáng khỏe
Niacinamide nổi tiếng với công dụng làm sáng da, kiềm dầu và hỗ trợ se khít lỗ chân lông. Trong khi đó, PHA lại giúp tẩy tế bào chết, chống lão hóa và dưỡng ẩm cho da. Chính bởi vậy, khi kết hợp hai hoạt chất này, chu trình dưỡng da của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều. Nàng nào có làn da xỉn màu, thâm sạm, thường bị mụn thì PHA và Niacinamide sẽ giúp da sáng và đều màu hơn, với nàng có làn da dầu mụn thì bộ đôi sẽ hỗ trợ làm se khít lỗ chân lông, hạn chế tiết dầu.
Do PHA có độ pH thấp hơn nên sẽ được sử dụng trước Niacinamide và thường được dùng ngay sau bước rửa mặt nhằm giúp phát huy hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hai hoạt chất này cả sáng và tối để nâng cao khả năng dưỡng da. Đối với những người bận rộn thì sản phẩm chứa cả PHA và Niacinamide sẽ là sự lựa chọn phù hợp, giúp tiết kiệm cả thời gian và chi phí. Tuy nhiên, dù bạn có sử dụng như thế nào thì bước cuối cùng vẫn không thể thiếu đó chính là kem chống nắng nhé.
Những lưu ý khi sử dụng PHA
- Lựa chọn nồng độ phù hợp với làn da, tránh việc dùng nồng độ quá cao sẽ gây tình trạng kích ứng da.
- Tùy vào từng loại da mà liều lượng sử dụng sẽ khác nhau, hãy chú ý lượng dùng phù hợp với làn da của mình nhé.
- Khi mới bắt đầu cần test trước sản phẩm trên những vùng nhỏ để xem phản ứng của da trước khi thoa toàn mặt.
- Chỉ nên kết hợp tối đa 2 – 3 hoạt chất trong chu trình skincare để tránh việc các chất làm mất tác dụng của nhau.
- Kiên trì sử dụng từ 4 – 6 tuần để thấy rõ hiệu quả của sản phẩm trên da.
- Phải sử dụng kem chống nắng đều đặn, kết hợp che chắn kỹ càng khi ra ngoài để da không bị tăng sắc tố.
Tổng kết
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về PHA cũng như trả lời được câu hỏi “PHA có tấc dụng gì?”. Beaudy.vn sẽ luôn ở đây và lắng nghe ý kiến của mọi người để hoàn thiện chính mình. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào dành cho chúng mình thì hãy để lại ở phần bên dưới nhé. Và đừng quên đón đọc các bài viết thú vị hơn tại chuyên mục Làm đẹp của chúng mình nhé.
Bảng phân tích dựa trên các thành phần
Các thành phần | Pha |
Công dụng | Chống oxy hóa, Tẩy tế bào chết hóa học, Làm đều màu da, Giữ ẩm da |
Điểm EWG | 1 – Nguy cơ thấp (1 thành phần) |
Mô tả thành phần | PHA có tên đầy đủ là Axit polyhydroxy, PHA phổ biến nhất là gluconolactone, galactose và axit lactobionic (axit 4-O-β-galactopyranosyl-D-gluconic) là một axit đường. Nó là một disacarit được hình thành từ axit gluconic và galactose. Nó có thể được hình thành do quá trình oxy hóa đường sữa. Axit Lactobionic cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm như một chất chống oxy hóa. Do cấu trúc của PHA lớn hơn nên nó không tập trung thấm sâu vào da. Thay vào đó, PHA chỉ hoạt động ở lớp bên ngoài biểu bì. Vì vậy, thành phần này hạn chế gây kích ứng da, an toàn và nhẹ nhàng hơn so với các loại tẩy tế bào chết hoá học khác. Nó nhẹ nhàng loại bỏ các tế bào da chết và làm cho làn da của bạn mịn màng và đều màu. Nó giữ ẩm và giúp hàng rào bảo vệ da. Có thể được sử dụng trên da nhạy cảm quá hoặc sau phẫu thuật thẩm mỹ. PHA có thể là lựa chọn thay thế an toàn cho những người có làn da nhạy cảm, bao gồm cả những người mắc bệnh hồng ban và bệnh chàm, những người da bị kích ứng khi sử AHA và BHA. Về lâu dài, nó có lợi ích chống lão hóa (mặc dù ít hơn AHA một chút). EWG xếp thành phần này vào nhóm các chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân với khả năng kích ứng ở mức thấp nhất. |
NÊN kết hợp với các thành phần | Hyaluronic Acid, Vitamin C, AHA BHA, Vitamin B5, Niacinamide |
Bài viết chi tiết về các thành phần | Mọi thứ bạn cần biết về axit polyhydroxy (PHA) |
Bảng chi tiết các thành phần
Thành phần | Công dụng | Điểm EWG | NÊN kết hợp với các thành phần | Tên gọi khác | Bài viết chi tiết về thành phần | Các sản phẩm có chứa thành phần |
---|---|---|---|---|---|---|
Pha | Chống oxy hóa, Tẩy tế bào chết hóa học, Làm đều màu da, Giữ ẩm da | 1 – Nguy cơ thấp | Hyaluronic Acid, Vitamin C, AHA BHA, Vitamin B5, Niacinamide | Lactobionic Acid |
|