Việc ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong làm đẹp đang ngày càng được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. Bởi đây là một phương pháp mang đến hiệu quả cao, ít gây tác dụng phụ và có thể duy trì hiệu quả trong một thời gian dài. Điển hình như tế bào gốc có thể giúp tăng sinh collagen trên da có tác dụng điều trị lão hóa da vô cùng hiệu quả. Vậy tế bào gốc là gì? Tế bào gốc công dụng như thế nào? Đừng bỏ qua bài viết chi tiết bên dưới đây nhé!
- Tế bào gốc là gì?
- Nguồn gốc của tế bào gốc bắt đầu từ đâu?
- Tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cell)
- Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cell)
- Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cell)
- Tế bào gốc thai (Fetal Stem Cell)
- Tế bào gốc đa năng nhân tạo (Induced Pluripotent Stem Cell)
- Công dụng của tế bào gốc là gì?
- Tái tạo mô trên cơ thể
- Nhận biết về tình trạng bệnh lý trong cơ thể
- Thử nghiệm thuốc mới
- Kích thích sản sinh collagen
- Tăng sức đề kháng cho da
- Điều trị da
- Ứng dụng của tế bào gốc trong làm đẹp và y học
- Các phương pháp sử dụng tế bào gốc trong làm đẹp là gì?
- Lưu ý khi lựa chọn điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc
- Bảng phân tích dựa trên các thành phần
- Bảng chi tiết các thành phần
Tế bào gốc là gì?
Bên trong cơ thể chúng ta được hình thành từ muôn vàn các loại tế bào khác nhau. Và mỗi loại tế bào đều được phân chia để thực hiện một chức năng cụ thể, điển hình như tế bào hồng cầu có chức năng chính là vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Hay tế bào tiểu cầu có chức năng ngăn ngừa xuất huyết khi cơ thể chúng ta bị thương.
Trong đó, tế bào gốc là một tế bào khá đặc biệt bởi khả năng có thể thay thế, tái tạo lại các mô, tế bào bị “hư hỏng” khác trong cơ thể hoặc có thể phát triển thành các tế bào bình thường khác. mang các chức năng chuyên biệt chẳng hạn như tế bào não, tế bào màu, tế bào xương,….
Nguồn gốc của tế bào gốc bắt đầu từ đâu?
Tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cell)
Khi nghiên cứu thì thường sử dụng các phôi lấy từ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm – là khi mà những phôi đã được qua thụ tinh nhưng không được cấy vào tử cung của người phụ nữ và phải thông qua sự chấp nhận của chủ sở hữu. Phôi nang – là những phôi chỉ từ 3 đến 5 ngày tuổi thường là sự lựa chọn thích hợp nhất. Thông thường việc lấy tế bào gốc phôi từ phôi nang sẽ dễ gây phát sinh các vấn đề liên quan về đạo đức, vì vậy các chuyên gia thường chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu đối với loại tế bào gốc này.
Chúng được xem là những tế bào gốc khá đa năng, linh hoạt và có tính biệt hóa cao, nói “nôm na” là chúng có thể phân chia để tạo nên thêm nhiều tế bào gốc hơn nữa hoặc phát triển để trở thành một loại tế bào nào đó bên trong cơ thể. Nhờ vào điểm đặc biệt này của tế bào gốc phôi mà chúng có thể được sử dụng để sửa chữa hay tái tạo lại các mô, cơ quan bị “hư hỏng” bên trong cơ thể.
Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cell)
Có thể nói kể từ khi phôi phát triển thì tế bào gốc trưởng thành đã tồn tại ở khắp nơi trong cơ thể chúng ta, tuy nhiên chúng chỉ tồn tại với số lượng khá nhỏ, chủ yếu trong các mô trưởng thành. Tế bào gốc trưởng thành theo như nhiều nhà nghiên cứu cho biết thì thường xuất hiện trong các mô như não, tủy xương, cơ xương, da, gan.
Khả năng có thể tự phân chia hoặc tự làm mới là một điểm đặc biệt của tế bào gốc trưởng thành. Cụ thể chúng có thể sản sinh ra các tế bào khác hoặc là có thể hoàn toàn tái tạo lại các tế bào đó chỉ từ một cơ quan ban đầu. Từ đó cơ thể có thể tự chữa lành các vết thương trên da hay các cơ quan bên trong cơ thể chúng ta như gan, cơ xương khi bị “hư hỏng” thì có thể tự phục hồi và sửa chữa lại.
Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cell)
Mesenchymal Stem Cell được ứng dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe như khớp gối, phổi tắc nghẽn mãn tính, tiểu đường hay trẻ hoá làn da vô cùng phổ biến hiện nay. Các tế bào gốc trung mô điển hình như các tế bào trung mô từ tủy xương, từ mô mỡ hay từ dây rốn là 3 loại thường được sử dụng phổ biến nhất. Tất cả các tế bào gốc trung mô thường có nguồn gốc từ các mô liên kết của các cơ quan trên cơ thể và từ các mô khác.
Dù cho có được nuôi cấy bên ngoài cơ thể nhưng tế bào gốc trung mô vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời còn có thể biến đổi thành các tế bào khác. Từ đó đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của trước và sau khi thực hiện cấy ghép tế bào gốc. Tuy nhiên cũng là nhờ vào khả năng giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm của chúng. Và khả năng tiết ra các chất từ đó kích thích sự tăng trưởng các tế bào gốc bên trong cơ thể phát triển.
Tế bào gốc thai (Fetal Stem Cell)
Đây là dòng tế bào gốc được tìm ra tế ở mô và các tế bào máu của dây rốn. Đây cũng là những tế bào gốc có khả năng biến đổi từ tế bào này thành tế bào khác trong cơ thể.
- Tế bào gốc từ mô dây rốn: nơi được phát hiện có chứa khá nhiều loại tế bào gốc khác nhau nằm giữa sự liên kết giữa bánh nhau và em bé. Là những tế bào gốc khá đa năng với khả năng có thể biến đổi thành các tế bào khác, từ đó góp phần điều trị các vấn đề bệnh lý ở các cơ quan liên quan. Điển hình như tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn là một trong những loại được ứng dụng và nghiên cứu phổ biến hiện nay. Tế bào gốc từ mô dây rốn được lấy từ lúc em bé chào đời và bảo quản cẩn thận cho đến khi được sử dụng.
- Tế bào gốc từ máu dây rốn: Ở máu dây rốn cũng được cho là chứa nhiều các loại tế bào gốc và có thể được sử dụng để cấy ghép tế bào tạo máu thay vì sử dụng tủy xương như trước đây. FDA cũng đã cho phép ứng dụng tế bào gốc từ máu dây rốn trong giúp điều trị các bệnh lý của tế bào máu trong cơ thể. Tế bào này được lấy từ dây rốn của em bé sau khi sinh sau đó được thu thập và lưu trữ lại.
Tế bào gốc đa năng nhân tạo (Induced Pluripotent Stem Cell)
Đây là loại tế bào gốc đa năng cảm ứng, được biết đến là những tế bào xuất phát từ các tế bào soma hay tế bào sinh dưỡng ban đầu được “thiết kế lại” để hình thành các tế bào gốc nhờ vào các yếu tố phiên mã. Tế bào đa năng cảm ứng được đánh giá là có tiềm năng ứng dụng vô cùng to lớn, tuy nhiên chi phí thực hiện thì lại quá cao cho nên hiện nay các chuyên gia cũng chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu mà thôi.
Công dụng của tế bào gốc là gì?
Tái tạo mô trên cơ thể
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của tế bào gốc đó là dùng để tái tạo mô trên cơ thể. Cụ thể đó là khi cấy ghép các tế bào gốc vào cơ thể là nhằm để sửa chữa và phục hồi lại các cơ quan hoặc mô bị “hư hỏng” trong cơ thể. Nhờ đó mà một số các căn bệnh hiểm nghèo hiện nay đã có phương pháp điều trị khả quan hơn.
Nhận biết về tình trạng bệnh lý trong cơ thể
Thông qua tế bào gốc mà các chuyên gia y học có thể củng cố thêm vốn hiểu biết của mình về cơ chế hình thành và phát triển bệnh lý bên trong cơ thể bằng việc nghiên cứu quá trình các tế bào gốc trưởng thành phân chia và biến hóa thành các tế bào khác. Từ đó giúp các chuyên gia xác định chính xác hơn về nguyên nhân và tiến triển của bệnh tình.
Thử nghiệm thuốc mới
Tế bào gốc còn được các nhà nghiên cứu dùng để test thử độ an toàn và chất lượng của thuốc trước khi thử nghiệm chính thức trên người. Ví dụ, khi một loại thuốc về bệnh thần kinh mới được sáng chế ra thì các tế bào thần kinh là đối tượng thử nghiệm phù hợp nhất. Nhờ vào việc thử nghiệm chúng ta có thể biết được loại thuốc ấy có gây ảnh hưởng xấu hay gây tổn hại gì cho tế bào và cơ thể hay không.
Kích thích sản sinh collagen
Tế bào gốc khi sử dụng trên da có khả năng kích thích sản sinh tế bào mới, trong đó có collagen – một trong những tế bào quan trọng trên da. Collagen càng được sản sinh ra nhiều thì càng mang đến nhiều lợi ích cho làn da như làm chậm lão hóa, tăng độ đàn hồi cho da, cải thiện sắc tố da,…, đặc biệt đối với những làn da từ độ tuổi từ sau 30 trở đi – thời điểm mà lượng collagen trên da đang bị thiếu hụt nhiều.
Tăng sức đề kháng cho da
Tế bào gốc cũng góp phần tăng sức chống chịu, bảo vệ cho da trước các tác nhân gây hại thông qua việc tái tạo lại các tế bào cũ và sản sinh thêm các tế bào mới. Nhờ vào việc thay thế kịp thời các tế bào bị “hư hỏng” sẽ giúp củng cố vững chắc hơn nữa cấu trúc da của bạn. Giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ bên trong.
Điều trị da
Tế bào gốc còn phần nào điều trị, cải thiện một số vấn đề trên da mà nhiều người gặp phải như mụn, thâm nám, sẹo rỗ, tàn nhang,….Khả năng kích thích sản sinh các tế bào mới của tế bào gốc sẽ giúp phục hồi hưt ổn trên da, cải thiện phần nào các vấn đề về da mà bạn đang gặp phải.
Ứng dụng của tế bào gốc trong làm đẹp và y học
Ứng dụng của tế bào gốc trong làm đẹp
Trẻ hóa làn da
Tế bào gốc có tác dụng rõ rệt trong việc tái tạo lại các tế bào bị “hư hỏng” trên da, sản sinh ra những tế bào mới tốt hơn. Cụ thể, tế bào gốc có khả năng kích thích sự sản sinh collagen trên da giúp làm chậm quá trình lão hóa, giúp da trở nên trẻ trung và có sức sống hơn. Đồng thời loại bỏ các dấu hiệu của hắc sắc tố melanin trên da.
Cải thiện các vấn đề về da
Một số các vấn đề về da phổ biến mà nhiều người gặp phải như mụn, nám, tàn nhang,… cũng có thể áp dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị. Tế bào gốc sẽ giúp da cung cấp một lượng tế bào mới thay thế cho những tế bào cũ, giúp cải thiện tình trạng sắc tố trên da và mang đến vẻ đẹp tươi mới cho người sử dụng.
Dưỡng da trắng sáng, đàn hồi
Việc tế bào gốc có khả năng sản sinh ra nhiều collagen trên da có tác dụng không hề nhỏ trong việc cải thiện sắc tố và tình trạng da. Nhờ có collagen mà các hắc sắc tố trên da dường như không thể hoạt động, từ đó giúp da tươi sáng hơn. Tương tự, cấu trúc da cũng được củng cố đàn hồi, chắc khỏe hơn.
Ứng dụng của tế bào gốc trong y học
Bệnh tim mạch
Một nhóm các chuyên gia nghiên cứu vào năm 2013 đã đưa ra báo cáo rằng họ đã thành công “tạo ra” mạch máu cho chuột dựa vào việc sử dụng tế bào gốc ở người. Kết quả sau 2 tuần cấy ghép thì dần dần mạng lưới các mạch máu ở chuột đã được hình thành và có chất lượng y hệt như mạch máu tự nhiên. Từ đó sử dụng tế bào gốc cấy ghép nhằm mục đích điều trị những bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu.
Bệnh liên quan đến não bộ
Cấy ghép tế bào gốc và mô thay thế cũng được ứng dụng để điều trị các bệnh liên quan về não bộ con người như Parkinson hay Alzheimer. Điển hình như Parkinson là một bệnh mà các tổn thương trên tế bào não đã khiến cho chúng ta không thể kiểm soát được các cử động của cơ bắp. Từ đó các chuyên gia y khoa đã sử dụng tế bào gốc để tái tạo và sửa chữa lại các mô bị “hư hỏng”, điều này giúp hạn chế sự mất kiểm soát của cơ bắp.
Bệnh liên quan đến máu
Từ trước đến giờ tủy xương thường được sử dụng để tạo máu và điều trị các bệnh liên quan đến máu, nhưng giờ đây tế bào gốc cũng có thể được ứng dụng để tạo ra các tế bào máu. Các chuyên gia, bác sĩ thường dùng tế bào gốc để điều trị các bệnh liên quan đến máu và các vấn đề liên quan đến suy giảm miễn dịch khác.
Hỗ trợ trong nghiên cứu bệnh lý
Nhờ vào sự phân chia và biệt hóa của tế bào gốc mà các chuyên gia, bác sĩ có thể phần nào tìm ra được nguyên nhân gây ra các bệnh nan giải hiện nay. Từ đó họ có thể nghiên cứu ra các phương pháp và loại thuốc chữa trị mới phù hợp với bệnh. Và cũng nhờ vào tế bào gốc mà họ có thể thử nghiệm và đưa đánh giá về mức độ ảnh hưởng, an toàn của phương pháp, thuốc đến cơ thể và các mô hay tế bào bình thường trong cơ thể.
Các phương pháp sử dụng tế bào gốc trong làm đẹp là gì?
Nhu cầu sử dụng tế bào gốc trong làm đẹp ngày càng thu hút được nhiều người khách hàng. Các dưỡng chất càng thấm sâu vào trong da thì sẽ càng phát huy được hiệu quả làm đẹp tốt hơn. Vì vậy để tế bào gốc phát huy được hết khả năng của mình đòi hỏi ta cần phải nắm rõ cách sử dụng sao cho đúng nhất. Có 2 phương pháp sử dụng tế bào gốc phổ biến được ứng dụng nhiều nhất đó là: cấy tế bào vào trong da và sử dụng sản phẩm có chứa tế bào gốc trực tiếp lên da.
Cấy tế bào gốc
Đây là một phương pháp phổ biến tại các spa làm đẹp. Bạn sẽ được tiêm tế bào gốc dạng lỏng trực tiếp vào da. Ưu điểm của phương pháp này sẽ mang đến hiệu quả rõ rệt, mang đến nhiều lợi ích khác cho làn da, đặc biệt rất hữu ích cho những ai có nhu cầu điều trị sẹo trên da. Tuy nhiên phương pháp này thường có chi phí vô cùng đắt đỏ.
Sử dụng mỹ phẩm chứa tế bào gốc
Đây là phương pháp được khá nhiều chị em áp dụng. Tế bào gốc sẽ được sản xuất dưới dạng các sản phẩm làm đẹp cụ thể như kem dưỡng hay tinh chất (serum). Bạn chỉ cần sử dụng sản phẩm như một bước trong chu trình skincare hằng ngày của mình. Ưu điểm của phương pháp này là khá đơn giản, tiện lợi, thích hợp cho nhiều đối tượng sử dụng nhưng đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn sử dụng thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Lưu ý khi lựa chọn điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc
Điều trị bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc trở thành một trong những phương pháp đáng cân nhắc đối với mỗi bệnh nhân, tuy nhiên vẫn nên tìm hiểu và kiểm tra kỹ càng xem rằng sản phẩm đó có được FDA hay phê duyệt hay không và có đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về mức độ an toàn và hiệu quả do FDA quy định hay không. Bởi một số loại bệnh không được FDA chấp thuận cho áp dụng phương pháp sử dụng tế bào gốc, và có thể mang đến rủi ro và nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn của bạn.
Đừng quên theo dõi chuyên mục làm đẹp thường xuyên để có thể nhanh chóng cấp nhật những bài viết bổ ích và mới nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng mình trong bài viết lần này!
Bảng phân tích dựa trên các thành phần
Các thành phần | Stem Cell |
Mô tả thành phần | Stem Cell hay tế bào gốc, Tế bào gốc là các tế bào sinh học có khả năng biệt hoá thành các tế bào khác, từ đó phân bào để tạo ra nhiều tế bào gốc hơn. Chúng được tìm thấy trong các sinh vật đa bào. Đây là thuật ngữ dịch từ tiếng Anh “stem cell” dùng để chỉ các tế bào chưa biệt hoá để đảm nhiệm chức năng trò cụ thể mà chúng vốn có “số phận” phải phát triển thành. Chẳng hạn, một tế bào xương thì không thể “đẻ” ra tế bào xương khác, nhưng tế bào gốc xương thì có. Bởi thế, tế bào gốc có tiềm năng phát triển thành hầu hết bất kỳ loại tế bào nào tuỳ thuộc môi trường yêu cầu. Trong cơ thể sống, có thể lấy tế bào gốc từ hai nguồn chính: mô cơ thể đã trưởng thành và trong phôi giai đoạn sớm. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu phương thức phát triển tế bào gốc từ các tế bào khác bằng kỹ thuật “lập trình lại” gen. Trong các sinh vật trưởng thành, tế bào gốc và các tế bào tiền thân đóng vai trò như một hệ thống sửa chữa cho cơ thể, chúng thay thế và bổ sung các tế bào lão hoá hoặc bị hư hại ở người trưởng thành. Các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu sử dụng tế bào gốc da biến đổi gen để điều trị các bệnh về da, chẳng hạn như bệnh ly thượng bì bóng nước. Thách thức lớn nhất đối với việc phát triển các phương pháp điều trị bằng tế bào gốc cho da là tạo ra các phương pháp sẵn có và giá cả phải chăng cho bệnh nhân. Việc ứng dụng tế bào gốc vào các sản phẩm chăm sóc da hiện nay đã xuất hiện nhiều hơn tuy nhiên giá thành cao và nhiều khi bị thổi phồng công dụng. |
Bảng chi tiết các thành phần
Thành phần |
---|
Stem Cell |