Hiện nay tình trạng da nhiễm Corticosteroid ngày càng phổ biến nguyên nhân thường gặp là do chọn các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chưa hiểu đúng về vai trò Corticosteroid trong làm đẹp. Hậu quả của da khi dùng Corticosteroid sai cách có thể kể đến như teo da, giãn mao mạch, tổn thương hàng rào bảo vệ da, bùng phát mụn trứng cá,… Chính vì thế Beaudy.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu tất tần tật về Corticosteroid và những tai biến da do Corticosteroid gây nên qua bài viết bên dưới đây nhé.

Sponsor

Dấu hiệu nhận biết da nhiễm Corticosteroid

Corticosteroid là gì?

Corticosteroid hay còn gọi là Corticoid hoặc Glucocorticoid, đây là thành phần thuộc nhóm kháng viêm có nhân steroid, có tính chất kháng viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch. Trong đó Corticosteroid có mặt ở nhiều hình thức kháng nhau từ các dạng thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc mỡ và trong làm đẹp thường dạng mỹ phẩm đường bôi thoa trực tiếp lên da.

tai bien da do corticosteroid 2 2 b57ec134
Corticosteroid là thành phần có lợi ích cả về mặt sức khỏe và làm đẹp nếu biết cách sử dụng đúng cách (nguồn: Beaudy.vn)

Riêng với lĩnh vực làm đẹp và điều trị các bệnh về da, Corticosteroid sẽ thích hợp cho các tình trạng da đang bị viêm sưng (không do nhiễm khuẩn) ví dụ như: viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, vảy nến, hoặc các bệnh lý về da liên quan đến miễn dịch. Nhưng thực tế hiện nay việc sử dụng Corticosteroid trong làm đẹp ngày càng “lạm dụng” rộng rãi và sử dụng không cần kê toa của các bác sĩ.

Dấu hiệu nhận biết da nhiễm Corticosteroid

Có một điều đặc biệt khiến nhiều bạn trẻ tin rằng Corticosteroid là “thần dược” cho làn da vì thời gian đầu khi sử dụng cảm thấy da ngày càng đẹp, da trắng sáng, sạch mụn và mịn màng hơn. Nhưng càng về sau Corticosteroid hiệu quả làm đẹp không còn như trước, thay vào đó là những tác dụng phụ diễn tiến theo thời gian và mức độ nặng dần.

Hiện nay có 5 mức độ để nhận biết da nhiễm Corticosteroid.

5 mức độ xảy ra sau khi da có hiện tượng nhiễm Corticosteroid (nguồn: Beaudy.vn)
  • Độ 1: da có hiện tượng khô căng và bong tróc có thể tiến triển hơn với những nốt sẩn nhẹ và ngứa râm rang. Đây là giai đoạn nhẹ nhất do chỉ sử dụng Corticosteroid thời gian ngắn và nồng độ thấp.
  • Độ 2: xuất hiện tình trạng viêm da cấp tính, biểu hiện bởi các bong bóng nước, tổn thương lan rộng khắp mặt. Các bóng nước vỡ ra, gây nhức, có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài. Càng để lâu dài da có hiện tượng sẩn đỏ kéo dài, da thâm sạm và nền da tối màu.
  • Độ 3: da giãn hệ mao mạch máu bên dưới da, nền da luôn đỏ và nóng ran. Có kèm theo tình trạng căng tức và phù nề.
  • Độ 4: tình trạng viêm da tăng tiết nhờn và nổi mụn ồ ạt xuất hiện ngày càng nhiều, da bóng nhờn kèm theo mụn sưng to. Cảm giác châm chích và ngứa rát càng nhiều hơn, kéo dài liên tục.
  • Độ 5: đây là giai đoạn nặng nhất với biểu hiện viêm da kích thích, da bỏng rát, cảm giác đau nhức và không thể chạm tay vào mặt được. Da khô dần, đóng vảy thành từng mảng. Khi nặng có thể chảy dịch vàng, da nhiễm trùng và hoại tử.

4 tai biến da do Corticosteroid thường gặp

Hiện tượng teo da, giãn mao mạch

Đây là tác dụng phụ thường gặp khi dùng Corticosteroid, và có thể kéo dài vĩnh viễn và không thể trị dứt điểm. Về nghiên cứu nếu da được chăm sóc đúng cách, bổ sung các thành phần phục hồi và làm dịu, kết hợp thời gian điều trị đủ sẽ có thể giảm bớt tác dụng phụ này do Corticosteroid gây nên.

Dãn mao mạch là biến chứng rất hay gặp khi da nhiễm Corticosteroid (nguồn: internet)
Sponsor

Khi da bị teo sẽ kèm theo tình trạng da bị khô căng, bong tróc và rất dễ lão hóa, cảm giác da sần sùi và kém mịn màng. Kết hợp tình trạng giãn mao mạch bên dưới da sẽ khiến nền da không còn khỏe, da mỏng yếu và rất dễ bị kích ứng.

Hàng rào bảo vệ da tổn thương

Corticosteroid sẽ nhanh chóng “bào mòn” hàng rào bảo vệ da ngay từ bên ngoài. Thời gian đầu là thời gian khi dùng Corticosteroid sẽ thấy da mình đẹp nhất với các tín hiệu tích cực. Nhưng đó là do lớp tế bào da liên tục được thay mới, kích thích các tế bào non bên dưới sản sinh và không theo kịp.

Khi nhiễm Corticosteroid thì hàng rào bảo vệ da tổn thương dễ bị tăng sắc tố, nám và sạm da (nguồn: internet)
Sponsor

Vì thế Corticosteroid sẽ khiến lớp hàng rào bảo vệ da bị tổn thương khiến da dễ bị tấn công từ các yếu tố bên ngoài, da nhạy cảm với tia UV, dễ kích ứng với các loại mỹ phẩm khác có thể trước đó chưa từng bị. Nguy hiểm hơn khi dùng Corticosteroid thời gian dài có nguy cơ thấm vào mạch máu bên dưới ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Phát ban dạng mụn trứng cá (Acneiform Eruption)

Đây là biến chứng nguy hiểm của Corticosteroid khi sử dụng, biểu hiện bởi những nốt mụn nổi đều tăm tắp với nhau, mụn li ti nổi khắp mặt và mụn không nhân. Trước khi sử dụng Corticosteroid có thể gặp phải tình trạng da bị mụn nhẹ nhưng khi bắt đầu dùng Corticosteroid thời gian ngắn da hết mụn và mịn màng, nhưng thời gian dài sẽ làm bùng phát nguy cơ phát ban mụn trứng cá.

Tình trạng bùng mụn trứng cá khó kiểm soát do nhiễm Corticosteroid (nguồn: internet)

Hội chứng cai Corticosteroid

Một trong những nguy hiểm khi dùng Corticosteroid đó là tình trạng lệ thuộc vào Corticosteroid. Khi ngừng Corticosteroid các bạn sẽ cảm thấy da rất khó chịu, da khô hơn, bong tróc và cảm giác không còn đẹp như trước. Điều này tác động cả về thẩm mỹ bên ngoài và tâm lý bên trong. Vì thế các cô nàng sẽ tiếp tục tìm đến Corticosteroid để khắc phục tình trạng da, và từ đó tạo thành vòng nối khép kín nên khó điều trị dứt điểm Corticosteroid được.

Da có hiện khô căng, bong tróc và teo da thường có khi ngưng dùng Corticosteroid (nguồn: internet)

Cách phục hồi da bị nhiễm Corticosteroid

Bước đầu tiên với da nhiễm Corticosteroid đó là nên ngừng hẳn các sản phẩm đang dùng có chứa Corticosteroid và không sử dụng lại.

Sponsor

Kế đến các bạn hãy đến các bác sĩ da liễu để thăm khám tình trạng da, tiến hành soi da và kiểm tra xem mức độ nhiễm Corticosteroid như thế nào để có giải pháp điều trị cụ thể.

Nên đến các bệnh viện da liễu uy tín để được soi da và theo dõi mức độ nhiễm Corticosteroid (nguồn: internet)

Đối với các bạn nhiễm Corticosteroid ở giai đoạn đầu có thể tham khảo quy trình hỗ trợ giúp phục hồi da như sau:

  • Chọn các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, các bạn nên ưu tiên chọn nước tẩy trang vì dịu nhẹ và ít kích ứng hơn so với dầu hay sáp tẩy trang. Với sữa rửa mặt nên chọn loại có độ pH từ 5.5 đến 6 sẽ phù hợp với sinh lý của da. Nên tránh các gốc làm sạch mạnh trong các sản phẩm làm sạch như SLS (gốc Sulphate), thay vào đó hãy chọn các gốc làm sạch dịu nhẹ từ dầu dừa, amino acid để thay thế.
Hãy chọn các loại sữa rửa mặt, tẩy trang dịu nhẹ và ít kích ứng (nguồn: internet)
  • Cấp ẩm và làm dịu da là mục tiêu cần đặt ra khi da bị nhiễm Corticosteroid, tập trung các thành phần tốt như: Hyaluronic Acid, vitamin B5, Ceramide, Peptide. Nên lưu ý chỉ nên chọn các sản phẩm càng ít hoạt chất sẽ hạn chế tình trạng kích ứng da.
Bổ sung các thành phần phục hồi và làm dịu da rất cần thiết khi da bị nhiễm Corticosteroid (nguồn: internet)
  • Kết hợp cùng các thành phần Azelaic Acid, Niacinamide để tăng cường hàng rào bảo vệ da, giúp da khỏe hơn. Có thể bổ sung Adapalene (dẫn xuất của Retinol) khi tình trạng da đã ổn và đỡ ngứa.
  • Nếu da có mụn hãy đến các spa uy tín, hoặc các bệnh viện da liễu lấy mụn định kỳ (khoảng 7 đến 10 ngày.
  • Bổ sung các viên uống có chứa Kẽm để tăng khả năng tái tạo da giúp hàng rào bảo vệ da khỏe hơn, giúp kiểm soát dầu thừa và tình trạng tăng tiết bã nhờn.
Bổ sung các thành phần giúp tái tạo da như Kẽm (nguồn: internet)
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Bên cạnh đó hãy kết hợp với lối sống lành mạnh, nên ngủ sớm, bổ sung chế độ ăn nhiều rau xanh, tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ. Tập luyện thể thao để tăng khả năng lưu thông tuần hoàn và ổn định tâm lý khi điều trị Corticosteroid.

Cảm ơn các bạn đã xem đến hết bài viết hôm nay, hy vọng chủ đề lần này đã cung cấp thêm thật nhiều thông tin bổ ích. Đừng quên theo dõi Beaudy.vn để đón xem các bài viết sắp tới, hẹn gặp lại các bạn.

Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
Có 2 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Hãy đóng góp ý kiến của bạn để cùng chia sẻ và trao đổi với mọi người nha!

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version