Snail Mucin hay còn gọi là tinh chất ốc sên, đây là thành phần thiên nhiên rất được ưa chuộng tại Hàn Quốc, về sau phổ biến rộng rãi trên nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Không còn quá mới mẽ trong làm đẹp, nhưng Snail Mucin vẫn luôn có vị trí đứng trong hàng loạt thành phần chăm sóc da đình đám và không thể thay thế được, bởi đây là thành phần tốt và an toàn cho da. Hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu chi tiết liệu Snail Mucin là gì và cách sử dụng Snail Mucin sao cho an toàn và hiệu quả nhất thông qua bài viết sau đây nhé!

Sponsor
Nội dung chính

Snail Mucin là gì?

Snail Mucin là một loại chất nhầy được sản sinh từ cơ thể của con ốc sên, sau khi thu hoạch sẽ đem đi tinh chế tạo thành tinh chất ốc sên. Theo các nghiên cứu, những người nuôi ốc ở Chile đã phát hiện ra khi tiếp xúc với loại chất nhầy này giúp bàn tay của họ trở nên mịn màng hơn. Snail Mucin chứa các thành phần như HA, collagen, eslatin,… có nhiều công dụng trong việc dưỡng ẩm, trị mụn, và ngăn ngừa lão hóa da. Chính vì thế, Snail Mucin dần trở thành nguyên liệu phổ biến để điều chế các loại mỹ phẩm dưỡng da tại Hàn Quốc.

snail mucin la gi d04a066d
Snail Mucin là một loại chất nhầy được tiết ra từ ốc sên (Nguồn: Internet)

Cơ chế hoạt động của thành phần Snail Mucin

Snail Mucin sau khi được thu thập sẽ được nhà sản xuất kết hợp cùng các thành phần khác và làm thành các loại kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da, serum, essence. Khi thoa Snail Mucin lên da, các thành phần như Hyaluronic Acid, Glycolic, collagen hay eslatin sẽ phát huy công dụng giữ ẩm, cải thiện viêm mụn, cải thiện sắc tố và trẻ hóa da. Thông thường, để Snail Mucin được phát huy tác dụng thì cần kiên trì sử dụng từ 1-2 tháng.

Snail Mucin chứa các thành phần giúp cải thiện các vấn đề về da (Nguồn: Internet)

Công dụng của Snail Mucin trong làm đẹp da

Dưỡng ẩm da

Snail Mucin chứa Hyaluronic Acid, đây chính là thành phần có công dụng dưỡng ẩm và bổ sung các phân tử nước cho da. Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc serum chứa Snail Mucin sẽ giúp tạo lớp màng dưỡng ẩm giúp ngăn ngừa khô da, bong tróc da, bảo vệ da khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Đồng thời, Snail Mucin cũng đóng vai trò như một lớp khóa ẩm giúp các dưỡng chất được thẩm thấu tốt vào da.

Snail Mucin có công dụng dưỡng ẩm vượt trội (Nguồn: Internet)

Ngăn ngừa lão hóa da

Chất nhầy ốc sên chính là thành phần thần thánh mang lại lợi ích ngăn ngừa lão hóa và trẻ hóa da. Snail Mucin có khả năng kích thích sản sinh eslatin, collagen và chứa glycolic acid có công dụng trong việc loại bỏ tế bào da chết, tăng sinh tế bào da mới, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn và giúp trẻ hóa làn da. Bên cạnh có, chất nhầy của ốc sên cũng giúp tăng độ săn chắc và đàn hồi cho làn da.

Snail Mucin giúp ngăn ngừa lão hóa, trẻ hóa da (Nguồn: Internet)
Sponsor

Làm dịu da, hạn chế kích ứng và mẩn đỏ

Snail Mucin có chứa Allantoin, HA, có chức năng làm dịu da và hạn chế các kích ứng da, mẩn đỏ. Ngoài ra, chất nhầy ốc sên còn chứa các protein nhớt liên kết với glycolic acid được gọi là mucin, có khả năng khôi phục cấu trúc da, kích thích quá trình hồi phục vùng da tổn thương và kích thích tế bào da mới. Khi da gặp tình trạng kích ứng, có thể thoa các loại kem ốc sên, serum ốc sên để làm dịu các tổn thương da.

Snail Mucin giúp hạn chế tình trạng mẩn đỏ và kích ứng da (Nguồn: Internet)

Dưỡng sáng da

Một lợi ích khác của Snail Mucin chính là khả năng dưỡng trắng da. Thành phần này cung cấp các khoáng chất và vitamin giống chống oxy hóa, cải thiện tình trạng tăng sắc tố da và giúp làm sáng da hiệu quả. Ngoài ra, các thành phần như Glycolic Acid, collagen và eslatin cũng có công dụng kích thích sản sinh tế bào da mới, giúp loại bỏ các hắc tố melanin gây nám, tàn nhang, giúp da đều màu hơn.

Sponsor
Các dưỡng chất trong Snail Mucin giúp cải thiện sắc tố và dưỡng sáng da (Nguồn: Internet)

Cải thiện viêm mụn

Snail Mucin có tính kháng viêm nhờ vào các thành phần kẽm, mangan, giúp đẩy nhanh quá trình trị mụn và làm dịu các nốt mụn viêm, mẩn đỏ. Ngoài ra, chất nhầy ốc sên còn có công dụng loại bỏ dầu thừa, giúp đẩy lùi quá trình hình thành mụn. Các thành phần như Hyaluronic Acid, Allantoin, vitamin giúp làm dịu vùng da bị tổn thương, làm mờ các vết thâm mụn và giúp da trở nên hồng hào, mịn màng hơn.

Snail Mucin có thể cải thiện viêm mụn, giúp da sáng mịn hơn (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của Snail Mucin

Hiện tại, chứa có một dẫn chứng cụ thể nào để chứng minh các tác dụng phụ của Snail Mucin đối với làn da. Nhìn chung, thành phần này khá an toàn và lành tính cho nên có thể sử dụng trên hầu hết mọi loại da. Tuy nhiên, chúng ta không thể loại trừ tình trạng kích ứng da khi kết hợp Snail Mucin cùng các thành phần có nguy cơ gây dị ứng như cồn khô, hương liệu. Chính vì thế, khi dùng mỹ phẩm chứa Snail Mucin, bạn nên thực hiện công đoạn patch test để xem sản phẩm có phù hợp với làn da của mình hay không.

Hiện nay chưa có dẫn chứng cụ thể về việc Snail Mucin có tác dụng phụ đối với da (Nguồn: Internet)

4 cách dùng Snail Mucin đúng cách và hiệu quả

1. Patch test kiểm tra kích ứng da

Như đã đề cập ở trên, khi dùng mỹ phẩm bạn đừng bỏ qua bước patch test để xem chúng có phù hợp với da không. Hãy thoa một lượng nhỏ mỹ phẩm lên vùng khuỷu tay hoặc cổ tay và chờ tầm 1-2 giờ. Khi da xuất hiện những triệu chứng như ngứa rát dữ dội, nổi mẩn đỏ hoặc khô rát da thì bạn nên rửa sạch vùng da ấy bằng nước ấm và thoa một lớp kem dưỡng ẩm để làm dịu da. Bạn có thể chờ từ 2-3 ngày để test lại, nếu các triệu chứng vẫn xuất hiện hãy cân nhắc thử dụng các sản phẩm khác thích hợp hơn.

Sponsor
Nên thực hiện patch test trước khi sử dụng bất kỳ mỹ phẩm nào (Nguồn: Internet)

2. Sử dụng các dạng kết cấu Snail Mucin phù hợp

Snail Mucin có trong dạng huyết thanh với nồng độ cao hơn sẽ phù hợp với những ai muốn tìm cho mình sản phẩm có chứa năng chống lão hóa đa năng. Ở dạng Essence, Snail Mucin sẽ có độ thẩm thấu tốt hơn và nhanh hơn. Kem dưỡng ẩm Snail Mucin có kết cấu đặc, dày hơn phù hợp cho việc bảo vệ da khỏi những tác động gây lão hóa và nuôi dưỡng làn da sâu từ bên trong.

Nên chọn các dạng Snail Mucin phù hợp với từng nhu cầu của da (Nguồn: Internet)

3. Kết hợp với kem chống nắng

Tuy mang lại nhiều công dụng nổi bật đối với làn da, Snail Mucin vẫn chưa phải là thành phần chủ đạo trong việc chống nắng cho da. Chính vì thế, sau khi sử dụng chất nhầy ốc sên, bạn nên kết hợp thoa thêm kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Sau từ 2-3 tiếng, nên thoa lại kem chống nắng và dùng cả khi trời râm, kết hợp việc che chắn bằng khẩu trang và kính mát.

Đừng bỏ qua bước thoa kem chống nắng khi sử dụng Snail Mucin (Nguồn: Internet)

4. Tần suất sử dụng Snail Mucin hợp lí

Tần suất sử dụng Snail Mucin sẽ phụ thuộc vào tình trạng da và nhu cầu của bạn. Khi mới tập dùng, bạn có thể sử dụng Snail Mucin từ 1-2 lần/ ngày và trong chu trình skincare sáng, tối để da quen dần với nồng độ của sản phẩm. Bạn có thể sử dụng Snail Mucin sau khi dùng các hoạt chất actives, lăn kim, laser,… như một dưỡng chất giúp phục hồi vùng da bị tổn thương. Với các sản phẩm dưỡng da có chứa các hoạt chất treatment như AHA, BHA, Retinol thì có thể sử dụng xem kẽ với các sản phẩm khác.

Sponsor
Bạn có thể sử dụng Snail Mucin hằng ngày trong chu trình dưỡng da (Nguồn: Internet)

Dùng Snail Mucin bị kích ứng phải làm sao

Như đã đề cập ở trên, hiện nay chưa có dẫn chứng cụ thể nào cho việc dùng Snail Mucin sẽ gây kích ứng da. Tuy nhiên, nếu bạn dùng phải sản phẩm kém chất lượng hay chứa các thành phần dễ gây kích ứng như cồn khô, hương liệu thì tình trạng kích ứng có thể xảy ra. Trong lúc này, hãy ngừng sử dụng sản phẩm và sử dụng các biện pháp làm dịu da như thoa kem dưỡng ẩm, serum chứa các dưỡng chất như HA, chiết xuất rau má. Tình trạng dị ứng nặng nên đi thăm khám tại bác sĩ da liễu để chữa trị kịp thời.

Bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc mặt nạ giúp làm dịu vùng da bị kích ứng (Nguồn: Internet)

Nên dùng Snail Mucin ở bước nào trong chu trình skincare?

Đối với các loại Snail Mucin dạng serum, ampoule, huyết thanh, hãy sử dụng sau bước làm sạch mặt và toner. Lấy từ 2-3 giọt tinh chất và apply lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu vào da. Với các loại kem dưỡng ẩm, bạn có thể thoa cuối cùng để làm bước khóa ẩm cho da. Sau cùng, hãy thoa thêm kem chống nắng trong quy trình skincare buổi sáng. Có thể thoa thêm Snail Mucin sau khi dùng các hoạt chất treament như AHA, BHA, Retinol tầm 20-30 phút để làm dịu da, ngăn khô da.

Nên sử dụng Snail Mucin theo đúng quy trình chăm sóc da (Nguồn: Internet)

NÊN kết hợp Snail Mucin với thành phần nào để tăng hiệu quả dưỡng da?

1. Kết hợp Snail Mucin với Niacinamide: cải thiện sắc tố, dưỡng sáng da

Việc kết hợp Snail Mucin với Niacinamide sẽ giúp đẩy nhanh quá trình cải thiện sắc tố và làm sáng da. Ngoài ra, hai thành phần này còn có tác dụng củng cố lớp hàng rào bảo vệ da và giúp da săn chắc, khỏe mạnh hơn. Khi mới tập làm quen, bạn nên dùng Niacinamide ở nồng độ thấp từ 0,5-1%, kết hợp thoa thêm Snail Mucin giúp da được dưỡng ẩm và mềm mại hơn. Mỗi bước skincare nên cách nhau tầm 15-20 phút nhé.

Sponsor
Kết hợp Snail Mucin với Niacinamide giúp giảm thâm sạm và làm sáng da (Nguồn: Internet)

2. Kết hợp Snail Mucin với vitamin C: làm sáng da, thúc đẩy sản sinh collagen

Bạn có thể sử dụng Snail Mucin cùng với vitamin C để thúc đẩy quá trình loại bỏ thâm sạm, cải thiện sắc tố da, làm sáng da và thúc đẩy sản sinh collagen. Ngoài ra, sự kết hợp này cũng giúp làn da được trẻ hóa và cải thiện viêm mụn. Sau khi làm sạch mặt, bạn có thể thoa một lớp huyết thanh chứa vitamin C, massage nhẹ nhàng sau đó dùng thêm serum hoặc kem dưỡng chứa Snail Mucin giúp cấp ẩm cho da.

Có thể dùng cặp đôi này cả 2 buổi sáng và tối trong ngày. Vào buổi sáng nên dùng vitamin C trước, rồi kem dưỡng có Snail Mucin và cuối cùng đừng quên thoa kem chống nắng bảo vệ da.

Kết hợp Snail Mucin với vitamin C giúp cải thiện thâm nám và làm sáng da (Nguồn: Internet)

3. Kết hợp Snail Mucin với AHA/BHA: giảm kích ứng khi dùng treatment

Dùng AHA/ BHA sẽ giúp làn da được loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy quá trình trị mụn và kích thích sản sinh tế bào da mới. Tuy nhiên, các hoạt chất này thường chứa các tác dụng phụ như làm khô da, bong tróc da thậm chí kích ứng. Trong lúc này, bạn có thể dùng thêm serum và huyết thanh có chứa tinh chất ốc sên để làm dịu vùng da bị tổn thương, hỗ trợ dưỡng ẩm và giúp các dưỡng chất được thẩm thấu tốt hơn. Cũng giống như vitamin C, sau khi dùng AHA/ BHA bạn có thể chờ từ 15-20 phút rồi thoa thêm Snail Mucin.

Kết hợp Snail Mucin với AHA/BHA giúp cải thiện viêm mụn, hạn chế kích ứng da (Nguồn: Internet)
Sponsor

4. Kết hợp Snail Mucin với Retinol/Tretinoin: ngăn ngừa lão hóa và ngừa mụn

Retinol/Tretinoin có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, trị mụn ẩn, phục hồi vùng da tổn thương. Cũng như các hoạt chất actives khác, Retinol/Tretinoin cũng ẩn chứa nguy cơ gây kích ứng, khô da, ngứa rát da. Lúc này, Snail Mucin sẽ giúp làm dịu kích ứng và hydrat hóa làn da, giúp da trở nên mềm mại và loại bỏ các lớp bong tróc. Sau 30 phút dùng Retinol/ Tretinoin, bạn có thể thoa thêm kem dưỡng ẩm chứa Snail Mucin.

Đừng quên sử dụng với tần suất phù hợp đặc biệt đối với retinol/tretinoin, chỉ nên dùng retinol/tretinoin 2 đến 3 lần/tuần cho người mới bắt đầu. Và bổ sung tinh chất ốc sên vào cả 2 buổi sáng và tối để cân bằng độ ẩm và phục hồi hàng rào bảo vệ da.

Kết hợp Snail Mucin với Retinol/Tretinoin giúp hạn chế tình trạng kích ứng và khô da (Nguồn: Internet)

5. Kết hợp Snail Mucin với Azelaic Acid: kháng khuẩn và giảm mụn

Azelaic Acid có khả năng kháng khuẩn, trị mụn, giúp loại bỏ thâm sạm và phù hợp với mọi loại da. Kết hợp với Snail Mucin chính là bộ đôi hoàn hảo giúp làm dịu các vết mụn viêm và kích thích quá trình làm lành viêm mụn, chữa lành sẹo mụn, điều tiết dầu thừa trên da. Bạn có thể sử dụng kết hợp Azelaic Acid và Snail Mucin trong cùng chu trình skincare ( thoa cách nhau tầm 15 phút) hoặc sử dụng luân phiên sáng, tối.

Kết hợp Snail Mucin với Azelaic Acid giúp trị mụn và loại bỏ thâm sạm (Nguồn: Internet)

Những lưu ý khi sử dụng Snail Mucin

Sử dụng sản phẩm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Sản phẩm bạn dùng nên có nguồn gốc xuất xứ, thành phần rõ ràng, tránh mua các sản phẩm kém chất lượng có thể gây hại da. Ngoài ra, không tự ý chiết xuất và sử dụng chất nhầy ốc sên khi chưa qua xử lý vì lúc này chúng chứa nhiều loại vi khuẩn, không đảm bảo vệ sinh và có thể gây kích ứng da. Hãy tham khảo các group review làm đẹp, các chuyên gia da liễu để chọn cho mình sản phẩm dưỡng da phù hợp nhất!

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Nên chọn sản phẩm chất lượng và không dùng Snail Mucin tự chiết xuất (Nguồn: Internet)

Sử dụng Snail Mucin cho phụ nữ mang thai được không?

Hiện tại chưa có dẫn chứng cụ thể cho việc phụ nữ mang thai không thể dùng Snail Mucin. Chính vì thế trước khi sử dụng, bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.

Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng Snail Mucin (Nguồn: Internet)

Kết hợp massage nhẹ nhàng

Khi apply Snail Mucin lên da, bạn có thể kết hợp massage nhẹ nhàng bằng tay hoặc các dụng cụ massage như thanh lăn massage từ 15-20 phút. Việc này giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, nâng cơ mặt và ngăn ngừa lão hóa da. Ngoài ra, động tác massage cũng giúp bạn được thư giãn sau ngày dài làm việc.

Kết hợp massage nhẹ nhàng khi dùng Snail Mucin mang lại nhiều lợi ích cho da (Nguồn: Internet)

Không bỏ qua bước làm sạch và khóa ẩm da

Để xây dựng được quy trình skincare chuẩn chỉnh, bạn không nên bỏ qua bước làm sạch và khóa ẩm cho da. Bước làm sạch da chính là tiền đề giúp làn da được loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, đồng thời hấp thụ các dưỡng chất sau đó tốt nhất. Bước khóa ẩm lại chính là lớp hàng rào vững chắc, giúp các tinh chất được lưu giữ trên da. Chính vì thế, khi dùng Snail Mucin thì bạn đừng bỏ qua hai bước quan trọng này nhé.

Sponsor
Đừng bỏ qua bước làm sạch và khóa ẩm da khi dùng Snail Mucin (Nguồn: Internet)

Bảo quản sản phẩm đúng cách

Sau khi sử dụng sản phẩm, bạn nên đậy nắp kín và cất chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tình trạng oxy hóa gây hư hỏng sản phẩm. Nếu vô tình apply sản phẩm đã bị hư hỏng lên da có thể gây nên tình trạng kích ứng, chính vì thế bạn nên lưu ý bảo quản sản phẩm đúng cách để sử dụng lâu dài nhé!

Nên bảo quản mỹ phẩm đúng cách, tránh làm hư mỹ phẩm (Nguồn: Internet)

Tổng kết

Trên đây là bài viết chi tiết về chủ đề “Snail Mucin là gì và cách sử dụng Snail Mucin sao cho đúng cách và hiệu quả nhất”. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về Snail Mucin và không còn ngần ngại để áp dụng thành phần làm đẹp hay ho này vào chu trình skincare của bản thân. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên bình luận phía dưới nếu bạn thấy bổ ích nhé.

Bảng phân tích dựa trên các thành phần

Các thành phần Snail Mucin
Công dụng Chống oxy hóa, Làm săn chắc da, Làm mềm da
Điểm CIR N/A – Not Available (1 thành phần)
Điểm EWG 1 – Nguy cơ thấp (1 thành phần)
Mô tả thành phần Snail Mucin hay Snail Secretion Filtrate hay Snail Slime là sản phẩm thu được từ dịch tiết đã được lọc của một hoặc nhiều loài ốc sên. Các thương hiệu Hàn Quốc yêu thích thành phần này và tuyên bố là có thể phục hồi mảng da khô, mụn trứng cá cho đến các dấu hiệu lão hóa. Như các nhà hóa mỹ phẩm trên blog Beauty Brains viết, “về mặt hóa học, chất nhờn của ốc sên là một hỗn hợp phức tạp của proteoglycan, glycosaminoglycan, enzyme glycoprotein, axit hyaluronic, peptide đồng, peptide kháng khuẩn và các nguyên tố vi lượng bao gồm đồng, kẽm và sắt.” Bác sĩ ung thư bức xạ người Tây Ban Nha, Rafael Abad Iglesias MD lần đầu tiên phát hiện ra rằng chất nhầy của ốc sên có thể được sử dụng để điều trị viêm da do bức xạ (kích ứng da do xạ trị, một hình thức điều trị ung thư). Ông đã thực hiện một nghiên cứu lâm sàng với 100 bệnh nhân và báo cáo “sự cải thiện đáng kể về mặt lâm sàng đối với ban đỏ, ngứa và đau rát” ở nhóm được điều trị bằng chất nhờn của ốc sên. Đầu tiên, nó có đặc tính chống oxy hóa mạnh nhờ hai loại enzyme chống oxy hóa tuyệt vời là superoxide dismutase và glutathione s-transferase. Thứ hai, SS gây ra sự tăng sinh nguyên bào sợi, điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương. SS thứ ba cũng được phát hiện là điều chỉnh quá mức MMP, một loại enzyme độc ác có khả năng phá hủy collagen làm săn chắc da. Những đặc tính này cộng lại để mang lại cho SS không chỉ các đặc tính chữa lành vết thương và tái tạo mà còn có khả năng chống lão hóa. EWG xếp thành phần này vào nhóm các chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân với khả năng kích ứng ở mức thấp nhất.
Bạn thấy bài này hay không?
Có 12 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Tìm kiếm & phân tích thông tin thành phần mỹ phẩm

Nhập tên các thành phần/từ khoá (công dụng, loại da, chống chỉ định, tác dụng phụ...) bạn muốn phân tích theo cú pháp mỗi thành phần/từ khoá phân cách nhau bằng , (dấu phẩy) hoặc ; (dấu chấm phẩy) hoặc xuống dòng (enter).
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version