Nhiều người vẫn tin rằng Prebiotics và Probiotics hoàn toàn lành tính, là “thần dược” cho làn da khẻo mạnh, phục hồi. Nhưng sự thật lại là: làn da bạn bỗng chốc nóng rát, châm chích, thậm chí kích ứng lan rộng sau khi sử dụng? Phải chăng làn da của bạn đã yếu đến mức ngay cả “lợi khuẩn” cũng trở thành kẻ thù? Đừng bỏ lỡ! Hãy cùng Beaudy.vn lột trần sự thật: Prebiotics và Probiotics có thực sự gây kích ứng không nhé!
Prebiotics và Probiotics là gì?

Khi xu hướng chăm sóc da hệ vi sinh gọi là Microbiome Skincare ra đời, ngày càng có nhiều người quan tâm đến vai trò của lợi khuẩn. Prebiotic không đơn thuần là “thức ăn cho lợi khuẩn”, Prebiotics giúp tăng số lượng và hoạt động của các lợi khuẩn đang có trên da. Các thành phần Prebiotics phổ biến là: yến mạch, rễ củ cải, inulin, alpha glucan, Oligosaccharide hay Polysaccharide,…
Trong khi đó, Probiotics là những vi sinh vật sống có lợi cho cơ thể, bao gồm: Lactobacillus, Bifidobacterium lên men,… Tuy nhiên để đưa được lợi khuẩn sống vào trong da và giúp chúng hoạt động là rất khó, thế nên thông thường người ta sẽ dùng các thành phần chiết xuất hoặc dịch lọc lên men – gọi là Posbiotics hay Paraprobiotics (vi khuẩn bất hoạt).
Lợi ích của Prebiotics và Probiotics cho làn da khỏe mạnh

- Cân bằng hệ vi sinh cho da: da của chúng ta không chỉ là một bức tường “chết”, mà là tập hợp của nhiều vi khuẩn có lợi lẫn có hại. Cung cấp thêm các Prebiotics và Probiotics sẽ hỗ trợ cho vi khuẩn có lợi phát triển, ức chế hoạt động của vi khuẩn xấu. Để từ đó cải thiện các vấn đề về viêm da, mụn trứng cá, giảm tình trạng nhạy cảm, thậm chí cả lão hóa sớm.
- Kháng viêm và làm dịu da: khi sử dụng Prebiotics và Probiotics làn da sẽ được giảm nhanh các tình trạng mẩn đỏ, ngứa rát, kích ứng. Nhất là khi dùng trên các bạn đang bị mụn trứng cá, Rosacea, viêm da cơ địa,…
- Tăng cường hàng rào bảo vệ da: lớp màng bảo vệ da bao gồm có gạch (tế bào sừng) và vữa (lipid kép), nhưng theo thời gian gạch và vữa đều bị suy yếu, dẫn đến da mất nước và không khỏe. Prebiotics và Probiotics như các anh thợ xây, giúp vá lại các lỗ hỏng này.
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn: hiện nay, khi xu hướng đề kháng kháng sinh bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn, thì tiềm năng của Prebiotics và Probiotics lại được đề cao. Các lợi khuẩn tạo ra môi trường đặc biệt, cạnh tranh sinh tồn với các chủng C.Acnes gây bệnh, từ đó ức chế sự phát triển của chúng.
Vì sao Prebiotics và Probiotics lại gây kích ứng?
Hàng rào bảo vệ da bị tổn thương

Nhưng không ai dùng Prebiotics và Probiotics da cũng đẹp, đặc biệt những bạn đang có hàng rào bảo vệ da tổn thương nặng. Lúc này, các tế bào Langerhans đại thực bào sẽ hiểu lầm các lợi khuẩn là vi sinh vật lạ xâm nhập, tìm cách tiêu diệt bằng cách tăng các phản ứng viêm trong cơ thể. Từ đó, khi dùng lợi khuẩn da càng có xu hướng kích ứng nhiều hơn.
Do đó, bạn cần bổ sung trước các sản phẩm giúp vá lại lỗ hỏng này, như các Ceramide, Urea, Panthenol, bơ hạt mỡ,…
pH da thay đổi

Hệ vi sinh vật phát triển khỏe nhất trong môi trường pH từ 4.5 đến 5.5, có tính axit nhẹ. Nhưng vì một lý do nào đó như: dùng sữa rửa mặt có tính kiềm cao, thẩm mỹ xâm lấn da, bôi treatment quá nhiều,… dẫn đến rối loạn độ pH vốn có. Khiến cho môi trường không còn phù hợp cho lợi khuẩn cấy vào, lợi khuẩn không sống nổi, sinh ra phản ứng viêm ngược lại.
Thế nên, giống như mời cư dân khác đi vào thôn làng của mình, bạn cần xây dựng thôn làng màu mỡ và khỏe mạnh tươi sáng trước. Hãy bỏ các sai lầm có thể khiến độ pH của da bị sai lệch đi nhé.
Dùng Prebiotics và Probiotics sai thời điểm

Nhất là các bạn da đang có quá nhiều tình trạng viêm, đỏ rát, bong tróc. Thường xuyên treatment nặng, peel sâu, laser. Hoặc các bạn đang bị nhiễm nấm, hoặc viêm da tiết bã (Malassezia có thể bị kích hoạt thêm). Những nhóm đối tượng này càng bổ sung lợi khuẩn da càng gặp nhiều vấn đề hơn nữa.
Bạn có thể chuyển sang các Postbiotics đi kèm như acid lactic, peptid kháng viêm để không gây quá tải cho hệ miễn dịch. Bạn nên bắt đầu dùng với liều lượng nhỏ, tần suất thấp và patch test nếu bạn thường hay bị kích ứng.
Thành phần đi kèm

Chắc bạn cũng đã quen thuộc vì khi dùng mỹ phẩm không chỉ có 1 thành phần, mà có hàng ti tỉ hoạt chất khác đi kèm theo. Nhất là các chất bảo quản, hương liệu, màu tổng hợp, cồn khô, nồng độ quá cao,… có thể là các tác nhân khiến da trở nên nhạy cảm. Đôi khi, Prebiotics và Probiotics đang “chữa” da, nhưng các thành phần khác lại “phá” da.
Các bạn có thể thấy trong bối cảnh hiện nay khi ngành công nghiệp làm đẹp lên ngôi, cùng những lời review có cánh nhưng sâu bên trong lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu chúng ta không hiểu gì về nó. Lợi khuẩn Prebiotics và Probtiocs rất tốt nếu chúng ta biết dùng và bổ sung nó đúng cách, đây không chỉ là một hướng đi khoa học mà có thông tin rõ ràng.
Mình cần ý kiến của các bạn để hoàn thiện bài viết này, hãy để lại bình luận của các bạn để mình biết nhé.