Dưỡng ẩm là bước vô cùng quan trọng trong quy trình skincare hằng ngày, đặc biệt đối với làn da dầu và dễ nổi mụn. Bởi đây là tình trạng da rất “khó chiều” chuộng, dễ kích ứng và bùng mụn khi chọn sai kem dưỡng ẩm. Nếu các cô nàng đang mong muốn tìm hiểu về cách chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn phù hợp với bản thân, hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

Vì sao da dầu mụn nên dùng kem dưỡng ẩm?

Cho đến nay vẫn còn khá nhiều người có quan niệm rằng: “da dầu thì không cần phải sử dụng kem dưỡng ẩm vì lớp dầu đã đủ ẩm trên da rồi”. Rõ ràng đây là quan niệm sai lầm vì bất cứ làn da nào cũng cần được dưỡng ẩm cả. Hiện tượng dầu thừa là do độ ẩm trên da không đủ khiến lỗ chân lông tiết dầu để cân bằng ẩm trên da. Vì vậy, để hạn chế dầu nhờn, những bạn da dầu mụn cần phải sử dụng kem dưỡng. Ngoài ra, còn rất nhiều công dụng khi bạn sử dụng kem dưỡng ẩm.

cach chon kem duong am cho da dau mun 6 a81c1563
Da dầu mụn nói riêng hay da mọi loại da nói chung đểu phải dùng kem dưỡng ẩm (Ảnh: Rinn).

Cung cấp độ ẩm, giảm nhờn

Khi bạn lựa chọn được loại kem dưỡng phù hợp với làn da dầu mụn thì tình trạng dầu thừa trên da của bạn cũng giảm đi rất nhiều. Nếu làn da của bạn được bổ sung đủ ẩm thì da sẽ không cần tiết dầu để cân bằng da nữa, từ đó, tình trạng bã nhờn, dầu thừa trên da cũng được kiểm soát tốt hơn.

Chống lão hóa da

Mặc dù da dầu có tốc độ lão hóa chậm hơn những loại da khác nhưng nếu tình trạng dầu thừa trên da quá nhiều sẽ gây mụn, dẫn đến thâm sẹo và làm yếu da. Vậy nên, nếu bạn sử dụng kem dưỡng ẩm thì không những ngăn ngừa nguy cơ gây mụn mà còn ngăn ngừa tình trạng lão hóa da nữa đấy.

Ngăn ngừa và giảm mụn

Nhờ khả năng kiểm soát dầu, kem dưỡng sẽ giúp da thông thoáng hơn, ngăn ngừa tình trạng bít tắc lỗ chân lông,… Từ đó giúp hỗ trợ quá trình điều trị mụn tốt hơn, ngăn ngừa mụn xuất hiện và giảm hình thành thâm do mụn.

Làm dịu, phục hồi da

Da dầu mụn thường sẽ dùng nhiều các hoạt chất treatment mạnh và các thành phần trị mụn có nguy cơ gây kích ứng cao như: BHA, Benzoyl Peroxide, Retinol, Tretinol,… Thế nên, việc sử dụng kem dưỡng ẩm là vô cùng cần thiết nhằm hạn chế quá trình kích ứng, giảm nguy cơ khô, bong tróc trên da. Hỗ trợ quá trình phục hồi sau mụn và làm dịu da hiệu quả.

Kem dưỡng ẩm mang lại rất nhiều công dụng trên da nên dù bạn thuộc loại da nào đi nữa thì cũng đừng nên bỏ qua nhé (Ảnh: Internet).

Cách hoạt động của kem dưỡng ẩm đối với da dầu mụn

Kem dưỡng ẩm là những sản phẩm có công dụng cung cấp độ ẩm trên da, duy trì làn da đủ ẩm, mềm mịn hơn. Cách thức hoạt động của kem dưỡng ẩm rất đơn giản, theo cơ chế bù nước cho tế bào da. Khi bôi kem dưỡng ẩm, các thành phần dưỡng ẩm sẽ làm ẩm bề mặt da, cung cấp ẩm cho các tế bào dưới da.

Sponsor

Đồng thời, kem dưỡng sẽ tạo một lớp màng ẩm nhẹ, giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, bảo vệ da khỏi hiện tượng bong tróc,… Nhờ khả năng khóa ẩm mạnh mẽ nên kem dưỡng thường được sử dụng ở bước cuối cùng trong các chu trình skincare.

Kem dưỡng ẩm sẽ cung cấp độ ẩm cho tế bào dưới da (Ảnh: Internet).

Cách chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn

Tuy da dầu có thể dùng kem dưỡng ẩm nhưng không phải tất cả các loại kem dưỡng ẩm đều phù hợp với da dầu. Dưới đây là những tiêu chí lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn mà bạn cần lưu ý.

Sponsor

1. Chọn kết cấu kem dưỡng phù hợp cho da dầu mụn

Với làn da dầu mụn thì việc bít tắc lỗ chân lông diễn tra khá thường xuyên, gây nổi mụn nhiều hơn nên bạn cần chọn kem dưỡng có kết cấu mỏng nhẹ (Ảnh: Internet).

Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn, bạn nên chú ý chọn kết cấu phù hợp:

  • Kết cấu dạng gel mỏng nhẹ sẽ là chân ái cho các bạn da dầu mụn, giúp thấm nhanh hơn trên da mà không gây bết dính.
  • Kết cấu mỏng nhe như dạng lotion cũng là lựa chọn khá tốt cho làn da dầu mụn.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm dạng kem nhưng không được quá đặc và gây bết khi bôi lên da.

2. Ưu tiên thành phần có trong kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn

Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm, bạn cần lưu ý đến bản thành phần của sản phẩm (Ảnh: Internet).

Nhóm thành phần dưỡng ẩm và cấp nước cho da dầu mụn

  • Glycerin/ Glycerol: thành phần cấp ẩm phổ biến nhất hiện nay, xuất hiện hầu hết trong các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường với công dụng chính là cấp nước và duy trì độ ẩm trên da.
  • Hyaluronic Acid: có cơ chế hút ẩm từ bên ngoài môi trường, giúp cung cấp độ ẩm nhanh chóng cho da. Tuy nhiên, hoạt chất này có nhược điểm là gây tác dụng hút ẩm ngược, có thể gây khô da.
  • Polyethylnene Glycol (PEG): có khả năng hút ẩm, cấp ẩm cho da. Ngoài ra, đây còn là thành phần có công dụng làm chất dung môi, ổn định mỹ phẩm.
  • Propylene Glycol: có khả năng hỗ trợ quá trình cấp ẩm trên da, khả năng gây kích ứng thấp, giúp làm dịu da khá tốt.
  • Sodium PCA: giúp cung cấp độ ẩm tự nhiên trên da, được xem là thành phần cấp ẩm tốt nhất hiện nay nhờ độ lành tính cao, ngăn ngừa ảnh hưởng từ độc ánh sáng,… Tuy nhiên, thành phần này khá đắt nên chỉ xuất hiện chủ yếu trong các sản phẩm cao cấp.
  • Chiết xuất hoa cúc, lô hội, cam thảo: dưỡng ẩm cho da, ngăn ngừa khô da và làm dịu da kích ứng.

Nhóm thành phần hỗ trợ trị mụn và giảm dầu nhờn

  • Niacinamide: là thành phần vàng, có độ lành tính cao và mang lại nhiều công dụng trên da như: cải thiện lỗ chân lông, kháng viêm, hỗ trợ điều trị mụn, giảm thâm,…
  • Salicylic Acid (BHA): các thành phần thuộc nhóm BHA là lựa chọn khá tốt, giúp hỗ trợ quá trình điều trị mụn, kháng viêm và giảm sưng trên da.
  • Sodium Hyaluronate: là thành phần cấp ẩm dịu nhẹ trên da, ngoài ra còn giúp da ngăn ngừa lão hóa, kiểm soát nhờn và điều trị mụn cho da.
  • Lactobionic Acid (PHA): thuộc nhóm PHA, khá dịu nhẹ và lành tính, mang lại công dụng loại bỏ tế bào chết nhẹ nhàng, hỗ trợ điều trị mụn,…
  • Glycolic Acid (AHA): thuộc nhóm AHA có công dụng làm sáng da, giảm mụn trứng ca,… và hỗ trợ làm sáng da, ngăn ngừa thâm do mụn để lại.
  • Chiết xuất rau má, tràm trà, cây phỉ,…: các chiết xuất thiên nhiên có công dụng kháng viêm, làm dịu da, hỗ trợ điều trị mụn và giúp thúc đẩy quá trình phục hồi trên da.

3. Cẩn thận với các thành phần có hại cho da dầu mụn

Các thành phần mà da dầu mụn nên hạn chế sử dụng khi lựa chọn kem dưỡng ẩm (Ảnh: Internet).
  • Dầu khoáng: là thành phần giữ ẩm, nhưng với da dầu mụn, nó sẽ khiến tình trạng dầu thừa nặng hơn, nên nếu bạn thuộc tuýp da dầu thì nên tránh ngay nhé!
  • Hương liệu, paraben,…: đây là những thành phần gây có nguy cơ gây kích ứng khá cao trên da, đối với làn da dầu mụn đang nhạy cảm thì nên hạn chế sử dụng.
  • Lanolin: là thành phần có khả năng cấp ẩm và giữ ẩm cực kỳ mạnh mẽ, nhưng thành phần này lại phù hợp với da khô hơn. Khi da dầu sử dụng thành phần này thì nguy cơ bít tắc lỗ chân lông sẽ vô cùng cao.

4. Ưu tiên thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng

  • Bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, thâm niên hoạt động lâu năm và độ uy tín cao.
  • Với những thương hiệu mới, bạn cần xem thành phần, xuất xứ rõ ràng.
  • Cẩn thận trước hàng nhái, hàng kém chất lượng và không rõ xuất xứ.

Các bước sử dụng kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn

Thông thường, kem dưỡng ẩm được sử dụng ở bước cuối cùng trong quy trình skincare buổi tối và trước bước kem chống nắng vào buổi sáng.

Cùng tham khảo các bước sử dụng kem dưỡng cho da dầu mụn dưới đây của Beaudy.vn nhé (Ảnh: Rinn).
Sponsor
  1. Làm sạch da như thường ngày bằng tẩy trang và sữa rửa mặt, sau đó cân bằng độ pH trên da bằng toner (nếu có).
  2. Sử dụng các sản phẩm serum, treatment mà bạn đang có, giữa các sản phẩm nên nghỉ từ 5-10 phút.
  3. Sau khi sử dụng các sản phẩm tinh chất, đặc trị, bạn bôi một lớp mỏng kem dưỡng dành cho da dầu mụn và massage thật đều.
  4. Dành cho ban ngày, sau khi bôi kem dưỡng xong, bạn bôi tiếp một lớp kem chống nắng để bảo vệ da.

Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn cách chọn kem dưỡng dành cho da dầu mụn, bạn có thể tham khảo để chọn cho mình một loại kem dưỡng phù hợp nhé!

Xem thêm bài viết: TOP 10 kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn tốt nhất: kiềm dầu và giảm mụn hiệu quả

Cám ơn các bạn thật nhiều vì đã xem bài viết của Beaudy.vn, đừng quên đón xem những bài viết mới nhất để cập nhập thêm nhiều thông tin hơn nha!

Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
Payu

Xin chào

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version