Fitzpatrick Skin Types là hệ thống phân loại da dựa trên mức độ melanin, cho phép đánh giá và xác định tông màu da từ trắng sáng đến tối màu. Fitzpatrick Skin Types không chỉ giúp các cô nàng lập kế hoạch dưỡng trắng da tối ưu, mà còn là công cụ hữu ích để đánh giá nguy cơ mắc ung thư da. Hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu thật chi tiết về phương pháp Fitzpatrick Skin Types là gì? Cách ứng dụng Fitzpatrick Skin Types để có làn da mơ ước nhé!
- Fitzpatrick Skin Types là gì?
- 3 tiêu chí phân loại Fitzpatrick Skin Types
- 6 phân loại da theo Fitzpatrick Skin Types
- Tuýp I: da rất sáng, luôn cháy nắng và không bao giờ nâu lên
- Tuýp II: da sáng, thường cháy nắng, hiếm khi nâu
- Tuýp III: da trung bình, thỉnh thoảng cháy nắng, có thể nâu
- Tuýp IV: da trung bình tối, hiếm khi cháy nắng, dễ nâu
- Tuýp V: da tối màu, rất hiếm cháy nắng, rất dễ nâu
- Tuýp VI: da rất tối, không bao giờ cháy nắng
- Lợi ích khi phân loại da theo Fitzpatrick Skin Types
- Nhược điểm của phương pháp Fitzpatrick Skin Types
Fitzpatrick Skin Types là gì?
Fitzpatrick Skin Types (FTS) là một thang đo được dùng trong ngành làm đẹp, được tạo ra bởi Tiến sĩ Bác sĩ da liễu Thomas B.Fitzpatrick vào năm 1972. Phương pháp này ra đời được dùng để đánh giá mức độ phản ứng của da trước nguy cơ bị bỏng (hay cháy nắng) hoặc không bị bỏng, bởi nguyên nhân là ánh nắng mặt trời hoặc các liệu pháp ánh sáng, thông qua hắc sắc tố melanin được sinh ra khi da bị tổn thương.
Nghiên cứu này lúc đầu được thực hiện trên những đối tượng là người da trắng, đánh giá từ I đến IV theo độ sáng và phản ứng của da sau khi tiếp xúc với tia UV hoặc các phương pháp như laser. Cho đến năm 1988, thêm vào 2 tuýp V và VI bao gồm những đối tượng có tông da tối hơn. Như vậy, phương pháp Fitzpatrick Skin Types là phân loại da từ tuýp I đến VI, trong đó tuýp I và II nguy cơ cháy bỏng cao nhất, tuýp V và VI thì ít nguy cơ hơn.
Ban đầu, thang đo phân loại da theo Fitzpatrick Skin Types ra đời để dự đoán nguy cơ phát triển ung thư da do tác động của tia UV. Được ứng dụng rộng rãi liên quan đến các vấn đề tăng sắc tố hoặc mất sắc tố. Ngày nay, việc mở rộng và ứng dụng thang đo Fitzpatrick Skin Types trở nên đa dạng hơn, giúp các nhiều bạn có được định hướng lựa chọn và phương pháp chăm sóc da tối ưu theo tình trạng da của bản thân.
3 tiêu chí phân loại Fitzpatrick Skin Types
Có 3 tiêu chính được dùng để đánh giá theo thang đo Fitzpatrick Skin Types, bao gồm: màu sắc da tự nhiên, phản ứng với ánh nắng và xu hướng bị cháy nắng.
- Màu sắc da tự nhiên: đó là sắc tố melanin đã có sẵn trong da, được hình thành để bảo vệ da trước tác hại của tia UV. Đặc điểm chung là da sáng thì melanin ít hơn, da tối màu thì melanin cao hơn.
- Phản ứng với ánh nắng: là tình trạng đỏ rát, cháy nắng và thậm chí bỏng da tùy vào mức độ nhạy cảm của da. Được chia thành phản ứng nhẹ (chỉ đỏ) cho đến nặng (bỏng).
- Xu hướng bị cháy nắng: là khả năng bị bỏng da khi không có biện pháp bảo vệ. Thông thường, người có tuýp da I và II theo phân loại Fitzpatrick Skin Types, sẽ có xu hướng cháy nắng nhanh hơn trong vài phút đầu.
6 phân loại da theo Fitzpatrick Skin Types
Tuýp I: da rất sáng, luôn cháy nắng và không bao giờ nâu lên
Đặc điểm của tuýp I là da rất trắng, rất sáng và có lượng melanin thấp nhất trong tất cả các tuýp còn lại. Chính vì thế người có tuýp I trong thang đo Fitzpatrick Skin Types là người có nguy cơ bỏng nắng cao nhất. Nhóm đối tượng thường gặp là người da trắng, tóc đỏ hoặc vàng, mắt xanh hoặc xám. Đây là nhóm có nguy cơ tiến triển lên ung thư da cao nhất.
Tuýp II: da sáng, thường cháy nắng, hiếm khi nâu
Có vẻ gần giống với tuýp da số 1, nhưng tuýp da thứ II trong thang đo Fitzpatrick Skin Types có vài đặc điểm riêng. Về mức độ màu da trắng sáng và cháy nắng gần giống tuýp I, thế nhưng da ít bị nâu hay đen đi khi tiếp xúc với tia UV. Cũng nhờ sắc tố melanin được tạo ra dù ít ỏi, nhưng vẫn giúp bảo vệ da được phần nào, nhìn chung đây là là loại da vẫn tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao.
Tuýp III: da trung bình, thỉnh thoảng cháy nắng, có thể nâu
Nhóm da tuýp III xuất hiện phổ biến ở người dân Châu Á, có tóc nâu, tóc đen, mắt nâu, mắt đen. Mức độ cháy nắng của tuýp III thấp hơn so với tuýp I và II, thời gian da nâu lên sẽ lâu hơn khi tiếp xúc với tia UV. Thế nhưng, vẫn cần kết hợp với việc dùng kem chống nắng phổ rộng, che chắn cẩn thận và uống viên uống chống nắng.
Tuýp IV: da trung bình tối, hiếm khi cháy nắng, dễ nâu
Tuýp IV là da có màu sắc đen hơn, xuất hiện rộng khắp ở Nam Âu, Trung Đông và người Châu Á. Mật độ melanin trong nhóm IV cao hơn rất nhiều, làm tăng sắc tố da nhưng cũng nhờ thế khả năng bảo vệ da trước tia UV tốt hơn. Người có tuýp IV theo phân loại Fitzpatrick Skin Types thường là người có tóc đen, mắt nâu hoặc đen.
Tuýp V: da tối màu, rất hiếm cháy nắng, rất dễ nâu
Đến tuýp V da dường như được bảo vệ rất tốt bởi sắc tố melanin, da hiếm khi bị cháy nắng gay gắt ngay cả khi tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài. Tuýp da V theo Fitzpatrick Skin Types thường gặp ở những người gốc Mỹ La Tinh, Đông Nam Á và một số vùng Châu Phi.
Tuýp VI: da rất tối, không bao giờ cháy nắng
Là màu da tối đen nhất nhất, gặp nhiều nhất ở các bạn Châu Phi, một vùng nhỏ người Châu Á. Tuýp da VI tập trung hàm lượng melanin cao nhất, nên khả năng bảo vệ da trước tia UV gần như hoàn hảo, hầu như da không bao giờ bị cháy nắng. Thế nhưng, các vấn đề da liễu khác như tăng sắc tố sau viêm, sạm da hay sẹo mụn vẫn có thể gặp và khó điều trị hơn.
Lợi ích khi phân loại da theo Fitzpatrick Skin Types
Nhờ có phương pháp phân loại da theo thang đo Fitzpatrick Skin Types đã giúp các cô nàng tối ưu và đơn giản hóa quy trình chăm sóc da. Chẳng hạn việc chọn các sản phẩm chăm sóc da, ở người tuýp da I và II cần tập trung chọn kem chống nắng phổ rộng, chỉ số chống nắng càng mạnh càng tốt và phải bảo vệ da trước tia UV. Ngược lại, ở tuýp da III và IV, bạn có thể vừa kết hợp chống nắng, vừa sử dụng các thành phần làm trắng sáng da như: Tranexamic Acid, Arbutin, Hydroquinone, Vitamin C, Niacinamide,…
Ứng dụng của thang đo Fitzpatrick Skin Types được dùng rất nhiều trong các spa, clinic cao cấp với mục đích: điều chỉnh tần số laser, xóa xăm, peel da hóa học, phát triển sản phẩm chăm sóc da và đánh giá nguy cơ ung thư da.
Nhược điểm của phương pháp Fitzpatrick Skin Types
Fitzpatrick Skin Types được đánh giá thông qua các câu hỏi liên quan về cháy nắng, tần suất cháy nắng, mức độ bỏng hay đỏ rát da theo thời gian, phản ứng với ánh nắng,… do đó sẽ rất dễ bị hiểu nhầm, hoặc trả lời không chính xác và làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Các câu hỏi thiếu độ tin cậy, có sự khác biệt về tôn giáo, nơi ở và hiểu biết về da.
Bên cạnh đó, Fitzpatrick Skin Types chỉ đưa ra nhận định về màu sắc da dựa trên sắc tố melanin. Nhưng không đề cập cụ thể về phương pháp điều trị như thế nào. Ví dụ như da bị cháy nắng bởi các liệu pháp ánh sáng, nhưng Fitzpatrick Skin Types không gợi ý nên điều chỉnh mức độ phù hợp ra sao.
Fitzpatrick Skin Types là thang đo dựa trên sắc tố melanin, bởi 3 tiêu chính là: màu sắc da tự nhiên, phản ứng với ánh nắng và khả năng cháy nắng. Sau đó, được chia thành 6 tuýp, từ I đến IV có những biểu hiện khác nhau, từ đó tối ưu hiệu quả ứng dụng trong ngành làm đẹp và các liệu trình chăm sóc da. Beaudy.vn hi vọng bài viết hôm nay về chủ đề phân loại da theo Fitzpatrick Skin Types đã giúp các cô nàng có được góc nhìn mới và có thêm những thông tin hữu ích trên hành trình chăm sóc da của bản thân. Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề chăm sóc da sắp tới nhé!
1 phản hồi
Mình mong nhận được những phản hồi từ các bạn về bài viết này. Hãy để lại một bình luận để mình biết bạn nhé.