Bạn đã kiên trì bôi Retinol mỗi ngày, mỗi tuần, thậm chí mỗi tháng, nhưng làn da vẫn ‘dậm chân tại chỗ’? Hay là Retinol bạn đang dùng chỉ là công cốc, và bạn đang nghĩ đến việc lên đời một loại đắt đỏ hơn? Khoan đã! Đừng lãng phí tiền bạc cho Retinol khác nếu bạn chưa nắm rõ 5 ‘bí mật’ khiến mọi công sức chăm da của bạn “đổ sông đổ biển”! Beaudy.vn sẽ giúp bạn lật tẩy 5 nguyên nhân vì sao dùng Retinol mãi không hiệu quả nhé!
- Retinol là gì? Retinol hơn cả một xu hướng làm đẹp!
- 5 lý do “thầm lặng” khiến bạn dùng Retinol mãi không hiệu quả
- Thiếu enzyme RDH
- pH da quá kiềm
- Dùng Retinol chung với vitamin C hoặc axit khác
- Kỳ vọng sai về hiệu quả khi dùng Retinol
- Bỏ quên hàng rào bảo vệ da là nền móng vững chắc nhất
- Vậy nên làm gì để dùng Retinol hiệu quả hơn?
Retinol là gì? Retinol hơn cả một xu hướng làm đẹp!

Retinol là một dẫn xuất của vitamin A, thuộc nhóm Retinoids. Khi bôi Retinol lên da sẽ được chuyển hóa thành Axit Retinoic – đây là điểm cuối để Retinol hoạt động được. Cho đến hiện nay, Retinol vẫn được đánh giá cao và trở thành “tiêu chuẩn vàng” nếu bạn muốn trẻ hóa làn da, cải thiện vấn đề về mụn hay thâm sạm, da không đều màu, bề mặt da sần sùi kém mịn màng.
Thế nhưng, để dùng Retinol hiệu quả chúng ta cần biết được Retinol tác động vào da như thế nào. Retinol sẽ tương tác với các thụ thể RAR/RXR trong tế bào ở màng đáy (Basal Keratinocyte), giúp kích hoạt gen biệt hóa, sửa chữa và chống viêm. Nhưng làm thế nào để Retinol từ lúc bôi lên da, rồi thẩm thấu xuống màng đáy là điều thách thức rất lớn – nếu bị nghẽn ở bất kỳ chốt nào, hiệu quả sẽ giảm.
Và Beaudy.vn đã tổng hợp lại 5 lý do khiến bạn dùng Retinol không hiệu quả, thậm chí có đổi sang Retinol đắt tiền hơn cũng như vậy thôi à!
5 lý do “thầm lặng” khiến bạn dùng Retinol mãi không hiệu quả
Thiếu enzyme RDH

Để tới được hiệu quả mạnh nhất, Retinol cần chuyển hóa 2 bước, bước 1 thành Retinaldehyde (Retinal), bước 2 thành Retinoic Acid. Một trong những nguyên nhân khiến Retinol không chuyển hóa được thành dạng mạnh mẽ nhất, đó là thiếu đi enzyme RDH (Retinol Dehydrogenase).
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vì sao thiếu hụt enzyme này lại khiến Retinol không hoạt động tốt được. Có 2 cơ chế được giải thích cho vấn đề này:
- Giảm sút nghiêm trọng khả năng chuyển hóa: khi RHD không đủ hoặc yếu thì dù bạn có bôi bao nhiêu Retinol trên da, phần lớn chúng sẽ không thể đi xa trong chu trình chuyển được.
- Hạn chế hình thành Retinoic Acid: ngay cả khi Retinol may mắn chuyển hóa thành Retinal, nhưng lượng Retinal tạo ra không đủ, dẫn đến quá trình tạo ra Retinoic Acid cũng bị đình trệ.
Thế nhưng thực tế lâm sàng chúng ta không thể xác định và chắc chắn bản thân có thiếu enzyme này hay không. Chủ yếu nghiên cứu này ở mức phòng thí nghiệm, do đó cần phải loại trừ được 4 nguyên nhân bên dưới đây. Nếu cả 4 lý do sau bạn đều đảm bảo mình đã khắc phục tốt, thì việc bôi Retinol không đáp ứng có thể do enzyme RDH.
pH da quá kiềm
Da của chúng ta có độ pH axit nhẹ, từ 4.7 đến 5.7 và đây là môi trường thuận lợi cho Retinol hoạt động. Thế nhưng nếu trong môi trường da có xu hướng kiềm hơn (pH từ 7 trở lên) thì Retinol sẽ bị phân hủy nhanh chóng, làm lượng Retinol thực tế bôi lên da giảm đi đáng kể. Điều này đồng nghĩa ngay cả khi bạn bôi Retinol nồng độ cao nhưng lại không hiệu quả.
Các nguyên nhân dẫn đến độ pH trên da kiềm đó là: dùng sữa rửa mặt làm sạch quá mạnh khiến lớp màng axit mantle mất đi, hoặc thường xuyên dùng các treatment AHA/BHA nồng độ cao, hoặc vừa thực hiện các thủ thuật xâm lấn khiến hàng rào bảo vệ da mỏng yếu,..
Dùng Retinol chung với vitamin C hoặc axit khác

Retinol không thích hợp với môi trường quá kiềm, hay thậm chí là quá axit. Mà Retinol hoạt động trong môi trường trung tính, lý tưởng nhất của da là axit nhẹ. Thế nên, nếu trước khi bôi Retinol mà bạn có dùng các hoạt chất như là Vitamin C, AHA, BHA hoặc các chiết xuất từ chanh sẽ làm giảm độ pH đáng kể. Kéo theo Retinol hoạt động không tốt, ngược lại còn dễ gây kích ứng nữa.
Kỳ vọng sai về hiệu quả khi dùng Retinol
Đây là vấn đề liên quan đến tâm lý người dùng Retinol nhiều hơn. Đôi khi, da bạn đã thật sự ổn định rồi, việc dùng Retinol là để duy trì nền da đẹp, căng bóng và mướt mịn hơn. Dùng Retinol không đồng nghĩa trông đợi tình trạng bong tróc xảy ra, thay mới da liên tục, và rồi da đỏ yếu và dùng gì cũng kích ứng cả.
Bỏ quên hàng rào bảo vệ da là nền móng vững chắc nhất

Các dấu hiệu cho thấy hàng rào bảo vệ da đang tổn thương đó là hiện tượng: khô căng, bong tróc, dễ kích ứng, mẩn đỏ,… Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vô cùng nhiều. Nhưng quan trọng hơn hết, hàng rào bảo vệ da giúp duy trì độ ẩm và độ khỏe, nhờ đó mà làm tăng tính thấm của hoạt chất khi bôi lên da.
Nếu bạn bôi Retinol lên một mảnh đất khô cằn, già cỗi thì không thể thấm sâu được. Mà Retinol cần đi đến màng đáy để tương tác các tế bào với nhau, cũng chính vì thế, dẫn đến việc bạn dùng Retinol không hiệu quả như bao người khác.
Vậy nên làm gì để dùng Retinol hiệu quả hơn?

Do đó, để dùng Retinol đạt hiệu quả như mong đợi và thoát khỏi tình trạng “dậm chân tại chỗ” như bao người. Bạn có thể áp dụng vài tips sau đây nhé:
- Kiểm tra lại enzyme RDH ( thông qua việc loại trừ các yếu tố khác khiến Retinol không hiệu quả). Có thể chuyển từ Retinol sang Retinal hoặc adapalene, Tretinoin theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Ổn định độ pH của da hơi axit nhẹ, từ 4.7 đến 5.7 để Retinol hoạt động tốt nhất, không bị biến tính hay bất hoạt công dụng.
- Không trộn Retinol chung với các thành phần như AHA, BHA, vitamin C trong cùng một routine skincare.
- Nếu da bạn đã đều màu, ít mụn và mịn hơn sau khi dùng Retinol đó là hiệu quả. Chứ không cần thấy sự “lột xác” mỗi ngày đâu nha.
Thế nên, dùng Retinol có rất nhiều “góc khuất” và đôi khi bạn chạnh lòng vì kết quả mà thành phần này mang đến. Nhưng đừng vội bỏ cuộc, hãy nhìn lại nếu bạn cũng đang rơi vào 5 lý do sau đây có thể khiến Retinol không còn hiệu quả. Mời bạn cùng đón xem các chủ đề làm đẹp sắp tới tại Beaudy.vn, chắc chắn không làm bạn thất vọng đâu nhé!
Các bạn có thể đóng góp thêm ý kiến để bài viết trở nên phong phú và thú vị hơn, mình sẽ rất vui nếu nhận được sự phản hồi của các bạn.