Trong những năm gần đây, có nhiều tranh cãi và lo ngại xung quanh việc sử dụng thuốc nhuộm tóc liên quan đến ung thư hay không?. Với hàng triệu người trên khắp thế giới sử dụng sản phẩm này để thay đổi màu tóc, câu hỏi về an toàn của thuốc nhuộm tóc đã trở thành một vấn đề quan trọng và cần được làm rõ. Vậy thuốc nhuộm tóc có gây ung thư hay không? Cùng Beaudy.vn khám phá và xem xét các nghiên cứu và ý kiến chuyên gia về vấn đề này nhé!
- Thuốc nhuộm tóc là gì? Phân loại thuốc nhuộm tóc
- Thành phần chính trong các loại thuốc nhuộm tóc
- Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư hay không?
- 1. Các nghiên cứu đánh giá về thuốc nhuộm tóc
- 2. Đánh giá của tổ chức quốc tế CIR về các sản phẩm nhuộm tóc
- Cách nhuộm tóc an toàn và những thành phần cần lựa chọn
- 1. Lựa chọn thành phần an toàn, tránh xa thành phần thuốc nhuộm không an toàn
- 2. Lựa chọn các loại thuốc nhuộm tóc từ thương hiệu uy tín
- 3. Thử nghiệm phản ứng dị ứng
- 4. Bảo vệ da đầu
- 5. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng
- 6. Dưỡng tóc sau khi nhuộm
- 7. Thời gian giữa các lần nhuộm
- Bảng phân tích dựa trên các thành phần
- Bảng chi tiết các thành phần
Thuốc nhuộm tóc là gì? Phân loại thuốc nhuộm tóc
Thuốc nhuộm tóc là tên gọi chung cho các sản phẩm có chức năng thay đổi màu sắc của tóc. Loại thuốc này đã có từ rất lâu và hiện đang trở thành công cụ phổ biến trong ngành làm đẹp. Nhờ các hoạt chất hoá học, sản phẩm khi tiếp xúc sẽ tạo ra phản ứng với cấu trúc tự nhiên của tóc, từ đó giúp thay đổi màu sắc ban đầu của nó.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhuộm tóc khác nhau nhưng phổ biến nhất sẽ có hai dạng đó là thuốc nhuộm tóc tạm thời và thuốc nhuộm tóc dài hạn:
- Thuốc nhuộm tóc tạm thời: Loại thuốc này thường chỉ làm thay đổi màu tóc trong thời gian ngắn, thường không chứa các chất oxy hóa mạnh và có thể dễ dàng bị rửa sạch sau một vài lần gội đầu.
- Thuốc nhuộm tóc dài hạn: Loại thuốc này hoạt động mạnh mẽ hơn, chứa chất oxy hóa giúp tạo phản ứng hoá học, thâm nhập sâu vào trong sợi tóc và không dễ bị rửa sạch, từ đó giúp tăng khả năng giữ màu trên tóc.
Thành phần chính trong các loại thuốc nhuộm tóc
- Hợp chất oxy hóa: Thường là peroxide, giúp làm mở lớp biểu bì của tóc để chất nhuộm có thể thẩm thấu vào sợi tóc, tăng quá trình oxy hóa chất nhuộm, tạo ra màu sắc mới trên tóc.
- Chất nhuộm: Là thành phần quyết định màu sắc của tóc, bao gồm hợp chất vô cơ và hữu cơ như: p-Phenylenediamine (PPD), Resorcinol, Ammonia và các dẫn xuất của các hợp chất này (Ammonium Persulfate)
- Chất bảo vệ tóc: Các loại thuốc nhuộm thường thêm chất bảo vệ tóc để giảm thiểu tác động xấu lên tóc. Thành phần này có khả năng chất dưỡng ẩm, tăng cấu trúc tóc, chống oxy hóa giúp bảo vệ và làm mềm tóc.
- Phụ gia và chất định hình: Thường bao gồm các chất tạo bọt, chất làm đặc, làm mềm hoặc chất tạo kiểu, tạo bóng để giúp tạo hiệu ứng đặc biệt trên tóc.

Lưu ý: Tuỳ vào từng loại thuốc nhuộm cũng như thương hiệu mà các thành phần sản phẩm có thể sẽ có liều lượng khác nhau.
Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư hay không?
Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy cùng Beaudy.vn đi qua hai vấn đề chính sau đây nhé:
1. Các nghiên cứu đánh giá về thuốc nhuộm tóc
Trong các nghiên cứu đánh giá về khả năng gây ung thư của thuốc nhuộm tóc, người ta thường sử dụng hai phương pháp chính đó là nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu trên một nhóm người cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vô cùng phức tạp, bởi không phải loại thuốc nhuộm tóc nào cũng giống nhau, mà thành phần trong các sản phẩm cũng có thể thay đổi theo thời gian.
Nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu sẽ cho động vật tiếp xúc trực tiếp với hoạt chất (thường với hàm lượng lớn) để kiểm tra khả năng gây ung thư của thành phần đó. Các nhà nghiên cứu cũng có thể đặt các tế bào bình thường trong môi trường thí nghiệm để tiếp xúc với chất hóa học và xem chúng có gây bất kỳ biến đổi nào tương tự như tế bào ung thư hay không.

Qua đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số thành phần có khả năng gây ung thư cho động vật đó là các loại amin thơm thông qua việc tiếp xúc dài hạn với lượng lớn thuốc nhuộm. Bên cạnh đó, các nghiên cũng cũng chỉ ra rằng một số thuốc nhuộm có thể được hấp thụ vào máu thông qua việc bôi lên da động vật, nhưng hiện chưa có mối liên kết rõ ràng giữa việc áp dụng thuốc nhuộm lên da và nguy cơ gây ung thư.
Các nghiên cứu về nhóm người
Một phương pháp khác cũng được sử dụng phổ biến đó chính là xem xét tỷ lệ ung thư trong các nhóm đối tượng khác nhau. Nghiên cứu này so sánh tỷ lệ ung thư giữa nhóm tiếp xúc với chất hóa học và nhóm không tiếp xúc, hoặc so sánh với tỷ lệ ung thư dự kiến của dân số chung.

Kết quả của các nghiên cứu liên quan đến ung thư bàng quang cho thấy rủi ro tuy nhỏ nhưng đang tăng khá đều trong nhóm người tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc tại chỗ làm như thợ làm tóc và cắt tóc. Tuy nhiên, các nghiên cứu về người từng sử dụng thuốc nhuộm tóc không cho thấy sự gia tăng liên tục nào trong nguy cơ bị ung thư bàng quang. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng không có sự rõ ràng về mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc nhuộm tóc đối với ung thư máu, hoặc nếu có thì tỉ lệ cũng rất nhỏ.
2. Đánh giá của tổ chức quốc tế CIR về các sản phẩm nhuộm tóc
Tổ chức CIR (Cosmetic Ingredient Review) là một tổ chức độc lập có trụ sở tại Hoa Kỳ, chuyên nghiên cứu về thành phần và tác động của các sản phẩm mỹ phẩm, bao gồm cả các sản phẩm nhuộm tóc. CIR đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra đánh giá về các thành phần chính trong các sản phẩm nhuộm tóc, bao gồm Resorcinol, Ammonium Persulfate và Hydrogen Peroxide.

Qua nghiên cứu, tổ chức này xác định các thành phần kể trên là an toàn và có thể được sử dụng trong các sản phẩm thuốc nhuộm tóc. Tuy nhiên, khi sử dụng, cần tuân thủ các hướng dẫn và chỉ định trên nhãn sản phẩm, bao gồm cả thời gian tiếp xúc và các biện pháp phòng ngừa. Ngoài ra, CIR cũng khuyến khích các nhà sản xuất cần phải tiếp tục nghiên cứu và phát triển các sản phẩm nhuộm tóc an toàn hơn và có tác dụng ít tác hại đến sức khỏe.
Cách nhuộm tóc an toàn và những thành phần cần lựa chọn
1. Lựa chọn thành phần an toàn, tránh xa thành phần thuốc nhuộm không an toàn
Một điều bạn có thể thực hiện được đó chính là lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên hoặc hữu cơ, những thành phần không gây ung thư theo đánh giá của CIR và EWG bao gồm Resorcinol, Ammonium Persulfate và Hydrogen Peroxide, hoặc một số thành phần thiên nhiên giúp bảo vệ tóc, hạn chế sự hư tổn cho tóc như Lawsonia Inermis (Henna), chất tạo màu từ cây tràm (Melaleuca Alternifolia (Tea Tree) Leaf Oil).
Không nên lựa chọn những thành phần nhuộm tóc bị hạn chế sử dụng theo đánh giá của tổ chức EWG (khả năng gây ung thư ở mức trung bình), điển hình như: D&C Violet No. 2, Basic Blue 9, Basic Blue 7, p-Phenylenediamine
2. Lựa chọn các loại thuốc nhuộm tóc từ thương hiệu uy tín
Nhằm giúp bảo vệ da đầu cũng như cấu trúc của tóc, bạn nên lựa chọn các loại thuốc nhuộm có nguồn gốc rõ ràng, đến từ các thương hiệu uy tín, công bố thông tin thành phần sản phẩm rõ ràng. Từ đó không chỉ giúp bạn tránh những thành gây hại mà còn cả những thành phần có thể gây kích ứng/ dị ứng cho bạn.
Lựa chọn các loại thuốc nhuộm tóc đảm bảo chất lượng (Nguồn: Internet)
3. Thử nghiệm phản ứng dị ứng
Việc test trước phản ứng của da là cực kỳ quan trọng, tránh trường hợp da bị kích ứng ngay sau khi sử dụng. Trước khi nhuộm toàn bộ tóc, hãy thử nghiệm phản ứng dị ứng trên một phần da nhỏ trong khoảng 24 giờ. Nếu không có dấu hiệu kích ứng như đỏ, ngứa, hoặc sưng, bạn có thể tiếp tục nhuộm tóc một cách an toàn.

4. Bảo vệ da đầu
Trước khi nhuộm tóc, hãy đảm bảo rằng da đầu của bạn được bảo vệ. Bạn có thể sử dụng một lớp kem bảo vệ da hoặc dầu Argan để tạo một lớp màng bảo vệ giữa da đầu và chất nhuộm. Điều này giúp giảm tiếp xúc trực tiếp giữa chất nhuộm và da, giảm nguy cơ kích ứng và viêm nhiễm.

5. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng
Để đạt được kết quả tốt nhất và đảm bảo an toàn, hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Thời gian nhuộm và phương pháp áp dụng sản phẩm cần được thực hiện đúng theo hướng dẫn. Không nên để chất nhuộm tiếp xúc quá lâu trên tóc hoặc da đầu, vì điều này có thể gây hại và làm mất điều chỉnh màu sắc tự nhiên của tóc.

6. Dưỡng tóc sau khi nhuộm
Ngay sau khi nhuộm tóc, bạn cần đảm bảo tóc được bảo vệ tốt nhất bởi lúc này tóc dễ bị khô xơ do bị ảnh hưởng bởi thuốc nhuộm. Sử dụng các loại dầu dưỡng tóc hoặc xịt dưỡng tóc chứa thành phần dưỡng ẩm để tránh sự hư tổn và giữ màu tóc tốt nhất.

7. Thời gian giữa các lần nhuộm
Để giảm thiểu tác động của chất nhuộm lên tóc, bạn cần có quãng nghỉ cho tóc. Không nên nhuộm tóc quá thường xuyên, vì điều này có thể gây ra tình trạng tóc yếu, khô và mất sức sống. Sau khoảng 6 tháng đến 1 năm, bạn mới nên thực hiện các tác động khác lên tóc.

Trên đây, Beaudy.vn đã cùng bạn trả lời được câu hỏi “Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư hay không?”. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc và giúp bạn tìm ra cách nhuộm tóc phù hợp. Đừng quên ghé đọc các bài viết hữu ích hơn tại chuyên mục Làm đẹp của chúng mình nhé.
Nguồn tham khảo:
Bảng phân tích dựa trên các thành phần
Các thành phần | Ammonium Persulfate, Basic Blue 7, Basic Blue 9, D C Violet No 2, Hydrogen Peroxide, Lawsonia Inermis, Resorcinol |
Công dụng | Tẩy tóc, Nhuộm tóc |
Điểm CIR |
|
Điểm EWG |
|
Tác dụng phụ của thành phần | Kích ứng, Có liên quan đến ung thư, Liên quan đến ung thư, Kích ứng mắt |
Bảng chi tiết các thành phần
Thành phần | Công dụng | Điểm CIR | Điểm EWG | Mô tả thành phần | Tác dụng phụ | Tên gọi khác | Các sản phẩm có chứa thành phần |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Ammonium Persulfate | Tẩy tóc | B – Nguy cơ trung bình | 7 – Nguy cơ cao | Ammonium Persulfate là muối vô cơ. Nó là một loại muối không màu (màu trắng) có khả năng hòa tan cao trong nước, nhiều hơn muối kali có liên quan. Nó là một tác nhân oxy hóa mạnh được sử dụng làm chất xúc tác trong hóa học polyme, làm chất ăn mòn và làm chất làm sạch và tẩy trắng. Ammonium Persulfate giúp tẩy màu hoặc làm sáng tóc bằng cách oxy hóa các màu có trong thân tóc. Ammonium Persulfate cũng được sử dụng trong công nghiệp làm bánh như một chất tẩy trắng cho bột mì. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã xem xét tính an toàn của Ammonium Persulfate và phê duyệt việc sử dụng nó làm phụ gia thực phẩm đa năng (< 0,075%) để bổ sung trực tiếp vào thực phẩm và làm phụ gia thực phẩm gián tiếp trong tinh bột công nghiệp (< 0,3% hoặc < 0,6% trong tinh bột kiềm). Đánh giá an toàn CIR: Hội đồng chuyên gia CIR đã xem xét khả năng gây mẫn cảm của Persulfates, bao gồm cả khả năng phản ứng phát ban (nổi mề đay) đối với các thành phần này. Nồng độ lớn nhất của Persulfates được thử nghiệm là 17,5% (dưới các miếng dán kín), tuy nhiên dữ liệu được gửi tới CIR báo cáo rằng Persulfates được sử dụng trong thuốc làm sáng tóc ở nồng độ 60%. Người ta cho rằng, trong sử dụng bình thường (không bịt kín và rửa sạch), nồng độ lớn hơn 17,5% cũng sẽ an toàn. Hội đồng chuyên gia CIR kết luận rằng các nhà sản xuất và công thức nên nhận thức được khả năng xảy ra các phản ứng nổi mề đay ở nồng độ Persulfate lớn hơn 17,5%. EWG đánh giá thành phần này có khả năng gây kích ứng ở mức trung bình. | Kích ứng | ||
Basic Blue 7 | Chất tạo màu | N/A – Not Available | 5 – Nguy cơ trung bình | Basic Blue 7 được phân loại về mặt hóa học là màu triarylmethane. Thành phần này có công dụng tạo màu, nhưng EWG đánh giá là có khả năng liên quan đến ưng thư và nên hạn chế sử dụng trong mỹ phẩm. | Có liên quan đến ung thư | ||
Basic Blue 9 | Chất tạo màu | N/A – Not Available | 5 – Nguy cơ trung bình | Basic Blue 9 là màu thiazine. Thiazine là một hợp chất hữu cơ chứa một vòng gồm bốn nguyên tử cacbon, một nguyên tử nitơ và một nguyên tử lưu huỳnh. Thành phần này có công dụng tạo màu, nhưng EWG đánh giá là có khả năng liên quan đến ưng thư và nên hạn chế sử dụng trong mỹ phẩm. | |||
D C Violet No 2 | Chất tạo màu | N/A – Not Available | 5 – Nguy cơ trung bình | D&C Violet No 2 là thuốc nhuộm tổng hợp được sản xuất từ nguồn dầu mỏ hoặc than đá; thuốc nhuộm này được FDA chấp thuận để sử dụng trong dược phẩm và mỹ phẩm. Violet 2 là một chất màu tổng hợp đôi khi được gọi chung là màu anthraquinone. Chất phụ gia màu được phân loại là màu thẳng, màu hồ và hỗn hợp. Màu thẳng là chất phụ gia màu chưa được pha trộn hoặc phản ứng hóa học với bất kỳ chất nào khác. Màu tím 2 là màu thẳng. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng Violet 2 để tạo màu cho mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân bôi ngoài cũng như các loại thuốc bôi ngoài khi Violet 2 phù hợp với thông số kỹ thuật của FDA. EWG đánh giá thành phần này có liên quan đến khả năng ung thư hoặc gây kích ứng cho mắt hoặc các vùng da quanh miệng. | Liên quan đến ung thư, Kích ứng mắt | ||
Hydrogen Peroxide | Kháng khuẩn, Chất diệt khuẩn, Làm trắng răng | N/A – Not Available | 5 – Nguy cơ trung bình | Hydrogen Peroxide được sử dụng như một chất kháng khuẩn và chất diệt khuẩn. Hydrogen Peroxide là chất lỏng trong suốt, không màu. Chất này cũng được sử dụng trong các sản phẩm làm trắng răng. Hydrogen Peroxide cũng được bán dưới dạng thuốc sát trùng ở nồng độ 2,5-3%. Hydrogen Peroxide được sử dụng rộng rãi làm chất tẩy trắng cho thực phẩm và dệt may. Nó cũng được sử dụng như một chất khử trùng. FDA cũng cho phép sử dụng Hydrogen Peroxide trong thuốc sát trùng sơ cứu không kê đơn (OTC). Ủy ban Khoa học về Sản phẩm Tiêu dùng (SCCP) của Ủy ban Châu Âu đã đánh giá tính an toàn của Hydrogen Peroxide trong các sản phẩm làm trắng răng. SCCP kết luận rằng việc sử dụng các sản phẩm có chứa tới 1% Hydrogen Peroxide là an toàn. SCCP cũng kết luận rằng việc sử dụng các sản phẩm có chứa tới 6% Hydrogen Peroxide có thể được sử dụng sau khi được nha sĩ tư vấn và chấp thuận. | |||
Lawsonia Inermis | Chất tạo màu | N/A – Not Available | 5 – Nguy cơ trung bình | Lawsonia Inermis hay Henna là một nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc từ lá bột khô của Lawsonia inermis. Cây móng tay, tên khoa học là Lawsonia inermis, là một loài thực vật được Carl von Linné mô tả khoa học lần đầu vào năm 1753. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi làm cảnh, hoặc làm bờ rào. Bộ phận dùng: lá, vỏ, thân, rễ. Trước đây ở Việt Nam, nhân dân thường dùng lá móng tay để nhuộm đỏ móng tay, móng chân cho dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5), hiện nay ít trồng và sử dụng. Henna được sử dụng trong các sản phẩm nhuộm tóc bán vĩnh viễn thường được dùng làm dầu gội đầu. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) liệt kê Henna là chất phụ gia màu được miễn chứng nhận và nó chỉ có thể được sử dụng an toàn để nhuộm tóc. Nó có thể không được sử dụng trên da hoặc để nhuộm màu cho lông mi hoặc lông mày. | Henna | ||
Resorcinol | Nhuộm tóc, Khử trùng | B – Nguy cơ trung bình | 7 – Nguy cơ cao | Resorcinol là chất rắn kết tinh màu trắng, có vị ngọt. Resorcinol thường được sử dụng trong công thức thuốc nhuộm và tạo màu tóc. Resorcinol được sử dụng trong các sản phẩm nhuộm tóc vĩnh viễn. Resorcinol được sử dụng để khử trùng và làm tiêu sừng trong điều trị mụn trứng cá và các tình trạng da khác. Resorcinol đã được tìm thấy trong lúa mạch rang, mật mía, cà phê và khói thuốc lá. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng Resorcinol trong các sản phẩm thuốc bôi trị mụn không kê đơn (OTC) với nồng độ lên tới 2% khi sử dụng kết hợp với lưu huỳnh ở mức 3-8%. Resorcinol cũng được phép sử dụng như một thành phần hoạt chất trong thuốc giảm đau tại chỗ OTC và thuốc hậu môn trực tràng. Theo thông tin từ EWG, thành phần phổ biến này trong sản phẩm nhuộm tóc và tẩy trắng là chất gây kích ứng da, gây độc cho hệ thống miễn dịch và là nguyên nhân thường xuyên gây dị ứng thuốc nhuộm tóc. Trong các nghiên cứu trên động vật, resorcinol có thể phá vỡ quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp và có thể tạo ra tác dụng gây bướu cổ. Chính phủ liên bang quy định việc tiếp xúc với resorcinol tại nơi làm việc, nhưng không có quy định nào giới hạn lượng resorcinol trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. |
Các bạn có thể giúp mình đánh giá chất lượng bài viết bằng cách để lại nhận xét của các bạn ở phần dưới được không?