Khác với các loại mụn khác, mụn bọc là tình trạng mụn nặng gây đau và nếu không điều trị kịp thời dễ gây nhiễm trùng, để lại sẹo rỗ. Để trị mụn bọc hiệu quả, an toàn bạn cần phải chọn đúng sản phẩm và đúng thành phần trong dưỡng da. Nếu như bạn đang gặp phải tình trạng này chưa biết làm thế nào hãy cùng mình tìm hiểu về các thành phần trị mụn bọc hiệu quả thường dùng trong các sản phẩm làm đẹp qua bài viết sau đây nhé!
Mụn bọc là gì và tại sao khó điều trị?
Mụn bọc là một dạng của mụn trứng cá viêm và được xếp vào nhóm mụn nặng vì gây nên cảm giác đau đớn, có mủ và khi bể sẽ để lại thâm sẹo khó điều trị. Mụn bọc xuất hiện trước tiên là do tình trạng bít tắc lỗ chân lông, mất cân bằng dầu thừa gây nên kết hợp với tình trạng viêm nhiễm trên bề mặt da. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacterium Acnes phát triển gây mụn mạnh mẽ hơn.
Mụn bọc có thể xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể từ cằm, má, lưng hay ngực,… Đặc điểm chung của mụn bọc đó là có nốt mụn sưng đỏ, kích thước lớn, vùng da xung quanh mụn cứng, trong có dịch mủ màu vàng hoặc trắng đục. Khi chạm vào sẽ gây đau nhiều và khi mụn bể dễ làm viêm nhiễm các vùng da xung quanh. Nguyên nhân gây nên mụn bọc có thể do rối loạn nội tiết, chế độ sinh hoạt và dùng sai mỹ phẩm.
Mụn bọc nên dùng sản phẩm có thành phần nào?
Mụn bọc nên dùng sữa rửa mặt có thành phần nào?
Đặc điểm của mụn bọc đó là do da không được sạch trước sau đó bị viêm nhiễm gây nên. Vì thế bước làm sạch da cho mụn bọc vô cùng cần thiết. Sữa rửa mặt cho mụn bọc nên có độ pH ở mức 5.5 đến 6.0 kết hợp với các hoạt chất có đặc tính tẩy da chết, kháng viêm và làm sạch da. Đồng thời vẫn giữ được tính dịu nhẹ, tránh làm mụn tổn thương và dễ kích ứng.
AHA (Alpha Hydroxy Acid) và BHA (Beta Hydroxy Acid)
Các hoạt chất tẩy da chết trong sữa rửa mặt sẽ tác động lên da giúp lấy đi bụi bẩn và bã nhờn tích tụ lại. Từ đó giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông, giảm nguy cơ xuất hiện mụn mới. Đồng thời giúp làm mềm da và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Các loại dẫn xuất có thể dùng như: glycolic acid, mandelic acid, citric acid hay salicylic acid,…
Chiết xuất tràm trà và chiết xuất cây phỉ
Các thành phần từ thiên nhiên có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn như tràm trà và cây phỉ vẫn có thể cân nhắc dùng cho da có mụn bọc. Các chiết xuất này sẽ giúp làm sạch bề mặt da, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm nặng hơn về sau này.
Amino Acids và Coconut Betaine, enzyme trái cây
Các gốc làm sạch trong sữa rửa mặt đối da có mụn bọc vô cùng quan trọng vì thế nên cân nhắc các gốc làm sạch nhẹ nhàng từ dầu dừa, trái cây hay các gốc amino. Điều này sẽ ít tác động làm tổn thương bề mặt da, ít làm cho nốt mụn sưng viêm nhiều hơn và ngừa được mụn viêm nhiễm.
Mụn bọc nên dùng serum có thành phần nào?
Để ngăn ngừa và giảm mụn bọc bạn cần có thể các bước dưỡng đặc trị sâu hơn như dùng serum (tinh chất) cho da. Vì serum có thể thấm thấu sâu, cho kết quả nhanh chóng từ đó khắc phục được các vấn đề của da. Serum trị mụn bọc nên kết hợp giữa yếu tố đặc trị và phục hồi song song trong đó. Dưới đây là các thành phần có thể cân nhắc chọn lựa.
Niacinamide (Vitamin B3)
Niacinamide có thể kiểm soát dầu nhờn và cân bằng độ ẩm tốt cho da nhờ thế góp phần giảm tình trạng lỗ chân lông và tuyến bã nhờn bị bít tắc. Vitamin B3 còn hỗ trợ quá trình làm dịu da, giảm sưng viêm nên rất thích hợp cho nốt mụn sưng viêm như mụn bọc. Đồng thời còn giúp làm sáng da ngăn ngừa thâm sau mụn nữa đấy.
Retinol (dẫn xuất vitamin A)
Bên cạnh đó bạn có thể bổ sung serum có chứa retinol vì có đặc tính kháng viêm và làm bạt sừng hiệu quả. Retinol kích thích các tế bào giao tiếp với nhau từ đó dễ dàng bẽ gãy các liên kết yếu khiến mụn khó phát triển. Đồng thời tăng sinh biểu bì ngay bên dưới giúp da chắc khỏe và tăng cường sức đề kháng hơn.
AHA/BHA/PHA
Serum có chứa các hoạt chất tẩy da chết sẽ góp phần làm sạch da, kiềm dầu và cân bằng độ ẩm. Các bạn có thể cân nhắc kết hợp AHA/BHA/PHA cùng với các hoạt chất Niacinamide hay Retinol để tăng hiệu quả giảm mụn trên da giúp quá trình trị mụn cải thiện nhanh chóng hơn.
Hyaluronic Acid, Vitamin B5, Ceramide
Và dĩ nhiên đừng bỏ qua các thành phần có khả năng phục hồi da mạnh mẽ như HA, B5 và Ceramide. Tuy không trực tiếp tham gia quá trình điều trị mụn những các hoạt chất chất sẽ góp phần xây dựng nên các tế bào da khỏe mạnh, nuôi dưỡng các tế bào da, làm dịu da và giảm sưng viêm của mụn bọc được tốt hơn.
Mụn bọc nên dùng kem dưỡng có thành phần nào?
Kem dưỡng ngoài khả năng dưỡng ẩm giúp khóa lại các dưỡng chất thì còn có được bổ sung các thành phần để trị mụn tốt hơn. Các bạn đừng lo lắng và nghĩ mụn bọc không nên dùng kem dưỡng vì sợ bí bách da nhé, thực tế da thiếu ẩm sẽ tiết nhiều dầu hơn từ đó làm lỗ chân lông bít tắc gây mụn bọc và nhiều loại mụn khác nữa đấy.
Kháng sinh tại chỗ Clindamycin, Erythromycin, Dapsone
Để trị mụn bọc cách hiệu quả nhất đó chính là dùng kháng sinh kết hợp để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và mưng mủ của mụn. Tuy nhiên dùng kháng sinh nên được kê toa từ bác sĩ da liễu và có tần suất dùng phù hợp, tránh gây hiện tượng kháng kháng sinh về sau này.
Benzoyl Peroxide (BPO)
BPO thích hợp với các mụn bọc sưng viêm nhờ cơ chế cung cấp oxy ức chế môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. BPO thích hợp dùng cho mụn đang sưng viêm, chưa bể và đang gom cồi. Nên dùng BPO để chấm trực tiếp vào các nốt mụn vì BPO có thể các loại mụn chưa lên nhân bị xơ chai và khó nặn hơn.
Azelaic Acid
Bạn có thể bổ sung Azelaic Acid để trị mụn ở mức độ nhẹ nhàng hơn và hạn chế kích ứng hơn so với BPO và tránh lờn thuốc như kháng sinh. Nồng độ Azelaic Acid có thể dao động từ 10% đến 20% có thể bôi thoa cho toàn mặt. Bên cạnh đó Azelaic Acid còn tẩy da chết nhẹ nhàng, làm sáng da nên hạn chế được thâm mụn nữa đấy.
Lưu ý khi trị mụn bọc tại nhà
- Không nên tự ý nặn mụn bọc nếu như mụn chưa gom cồi vì khi dịch mủ có thể lây lan và gây nhiễm trùng nặng hơn.
- Luôn giữ cho nền da sạch thường xuyên vệ sinh chăn, ga, gối và các loại khăn lau mặt tránh tình trạng viêm nhiễm trên da.
- Nên tránh các thành phần dễ gây kích ứng, dễ gây nhạy cảm như cồn khô, hương liệu vì có thể làm mụn tổn thương hơn.
- Nếu tình trạng mụn bọc tiếp diễn không thuyên giảm nên đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn tránh gây sẹo rỗ về sau.
Bạn có thể xem thêm các bài viết khác tại đây:
- Nguyên nhân gây ra mụn bọc và cách điều trị mụn bọc không bị nhiễm trùng
- Da mụn có cần tẩy tế bào chết không? Cách tẩy tế bào chết cho da mụn đúng cách
- Tổng hợp các nguyên nhân gây mụn bạn nên biết ngay để bảo vệ da
Hi vọng bài viết đã cung cấp được thêm các thông tin và các tips dưỡng da bổ ích cho các bạn. Đừng quên theo dõi các bài viết sắp tới của mình nhé, cảm ơn các bạn rất nhiều.