Tia UV từ ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến da bị tổn thương làm da lão hóa, sạm nám. Ngoài việc che chắn thật kỹ để tránh ánh nắng trực tiếp khi ra ngoài, các cô nàng có thêm một giải pháp hoàn hảo hơn đó là dùng kem chống nắng. Hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu SPF là gì? PA là gì? Cách sử dụng kem chống nắng đúng cách để bảo vệ da tốt nhất. Đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Sponsor

Tia UV là gì? Tác hại của tia UV đối với làn da như thế nào?

Tia UV là nhân tố khiến làn da bị tổn thương nặng nề làm da xuất hiện nếp nhăn, lão hóa và sạm nám khó trị (nguồn: internet)
Tia UV là nhân tố khiến làn da bị tổn thương nặng nề làm da xuất hiện nếp nhăn, lão hóa và sạm nám khó trị (nguồn: internet)

Tia UV hay còn gọi là tia cực tím, tia tử ngoại là những tia có mặt tự nhiên trên trái đất. Đặc điểm của tia UV là có bước sóng ngắn, tần số thấp và không thể nhìn được bằng mắt thường. Bao gồm 3 loại tia là: UVA, UVB và UVC. Trong đó tia UVA là tia ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và có tới 95% lượng tia cực tím, UVA là nguyên nhân chính làm da bị tổn thương, còn UVB sẽ làm da nóng đỏ và bỏng rát nhiều hơn. Đối với tia UVC không đi xuống được do bị tầng ozon ngăn cản.

Tiếp xúc tia UV trong thời gian dài và liên tục làn da sẽ chịu tổn thương như: sạm đen, thâm nám, lão hóa,,… nặng hơn có thể gây ung thư da. Lớp sừng của da ở bên ngoài sẽ có hiện tượng thay mới, loại bỏ lớp da bị cháy nắng và sản sinh tế bào mới. Càng về lâu dài da càng chịu tổn thương nặng nề, do đó các thương hiệu mỹ phẩm bắt đầu tạo ra các loại kem chống nắng có chứa các chỉ số SPF, PA, Broad Spectrum,… để thể hiện cho khả năng bảo vệ da.

Chỉ số SPF và PA trong kem chống nắng là gì?

Khi chọn mua kem chống nắng hiện nay các nàng luôn sẽ bắt gặp trên bao bì luôn có 2 chỉ số cơ bản nhất đó là SPF và PA. Đây dường như trở thành tiêu chuẩn để các cô nàng muốn chọn sản phẩm bảo vệ da trước tia UV. Cùng mình tìm hiểu thật kỹ về hai chỉ số này nhé.

Chỉ số SPF là gì?

SPF là chỉ số đặc trưng cho khả năng chống lại tác hại của tia UVB làm giảm tình trạng bỏng rát và đỏ da (nguồn: internet)

SPF (Sun Protection Factor) có khả năng chống lại tác hại của tia UVB. Chỉ số được tính theo số giờ và tỷ lệ phần trăm ngăn cản sự xâm nhập vào da. Trên thị trường hiện nay chỉ số SPF sẽ dao động từ 15 cho đến 100. Trong đó 1 SPF sẽ bảo vệ da trong khoảng 10 phút, ví dụ như SPF 50 sẽ bảo vệ da được 500 phút (tương đương 8 tiếng đồng hồ).

Xét về phần trăm khả năng bảo vệ da dưới tia UVB, một kem chống nắng có chỉ số SPF 15 sẽ giảm được lượng tia UVB lên 93,4% , SPF 30 sẽ là 96,7%, SPF 50 sẽ lên tới 98%. Và tỷ lệ này cũng chỉ có tính tham khảo tương đối trong một khoảng thời gian nhất định, vì sẽ phải phụ thuộc vào nhiều yếu như loại kem chống nắng bạn đang dùng, lượng bôi kem và cách bôi kem nữa đấy.

Chỉ số PA là gì?

PA biểu thị cho khả năng chống lại tác hại tia UVA – yếu tố chính gây nên sạm nám và lão hóa da (nguồn: internet)
Sponsor

PA (Protection Grade of UVA) là một trong những chỉ số thể hiện cho khả năng chống lại tia UVA. PA được xây dựng và phát triển từ Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản – nơi có lịch sự lâu đời về việc sản xuất kem chống nắng tránh tác hại của tia UV, đối với kem chống nắng của Châu Âu, Úc thường sẽ không đề cập chỉ số PA này. PA trên kem chống nắng sẽ được kí hiệu bằng dấu cộng (+), PA càng cao chỉ số chống tia UVA càng tốt. Và hiện nay PA được chia làm 4 loại đó là:

  • PA (+): hạn chế tia UVA từ 40% đến 50%
  • PA (++): hiệu quả ngăn tia UVA lên 60% đến 70%
  • PA (+++): giảm tia UVA chiếu vào da lên đến 90%
  • PA (++++): cao nhất hiện nay chống tia UVA đến 95%

Cách chọn kem chống nắng có chứa SPF và PA

Chúng ta luôn có xu hướng tin rằng chọn những loại có chỉ số càng cao sẽ càng tốt cho da, càng bảo vệ da hiệu quả. Tuy nhiên thực tế chọn kem chống nắng cần phải quan tâm nhiều hơn đến tình trạng của da khi đấy và cân nhắc cho phù hợp.

Chọn kem chống nắng bạn cần cân nhắc theo tình trạng da như thế nào vì mỗi làn da sẽ có nhu cầu dùng kem chống nắng khác nhau (nguồn: internet)
Sponsor
  • Da bạn đang có mụn sưng viêm, nên ưu tiên các loại có chỉ số SPF từ 15 đến 30, PA (+++) trở lên khi đấy sẽ ít gây bết dính và giảm bết dính tốt hơn, bù lại khả năng chống nắng sẽ không cao.
  • Nếu bạn có làn da thường và không có nhiều vấn đề có thể cân nhắc chọn các loại có chỉ số SPF 30 đến 50, PA từ (+++) trở lên để bảo vệ da trước tia UV được tốt hơn.
  • Đặc biệt đối với làn da đang treatment – đang sử dụng các hoạt chất như AHA/BHA nồng độ cao, Retinol, Tretinoin nên cân nhắc chọn kem chống nắng SPF 50, PA (++++) và có thêm các màng lọc hiện đại (Uvinul T150, Tinosorb S, Tinosorb M, Mexoryl,…).

Cách dùng kem chống nắng bảo vệ da đúng cách

Thoa kem chống nắng trước 20 phút khi tiếp xúc tia UV

Đối với kem chống nắng hóa học để bảo vệ da tốt nhất nên thoa trước từ 20 đến 30 phút. Riêng kem chống nắng vật lý sẽ không cần đợi quá lâu (nguồn: internet)

Làn da của chúng ta sẽ chịu tổn thương ngay từ những phút đầu tiên khi tiếp xúc với ánh nắng vì thế các cô nàng cần phải thoa kem chống nắng trước 20 đến 30 phút. Điều đó không sai đối với kem chống nắng thuần hóa học bảo vệ da theo cơ chế hấp thụ vì các thành phần cần thời gian chuyển hóa sau khi thoa. Đối với kem chống nắng vật lý hoạt động theo cơ chế phản xạ tia UV nên sau khi bôi sẽ mang đến hiệu quả lập tức.

Cần dùng gì trước khi bôi kem chống nắng?

Bôi các hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng độ ổn định của kem chống nắng trên da (nguồn: internet)

Để kem chống nắng có thể phát huy hiệu quả bảo vệ da tối ưu nhất bạn sẽ cần bổ sung thêm các thành phần có tính chống oxy hóa cao như vitamin C, chiết xuất thực vật,… Và nên hạn chế layers các treatment quá mạnh nếu không cần thiết như AHA dạng phân tử Glycolic Acid, Retinol, Tretinoin vào buổi sáng.

Và dùng kem chống nắng để có lớp finish đẹp và căng mướt các cô nàng nên cần dưỡng ẩm một lớp mỏng nhẹ. Lúc này làn da sẽ có một lớp base lót giúp kem chống nắng apply mượt hơn, không bị cakey hay vón cục.

Sử dụng lượng kem chống nắng phù hợp

Đối với da mặt bạn sẽ cần 2ml kem chống nắng, vùng da body nên từ 6ml đến 8ml nhé (nguồn: internet)
Sponsor

Lượng dùng kem chống nắng cũng quyết định đến hiệu quả bảo vệ da rất nhiều nữa đấy. Nếu bạn dùng một loại kem chống nắng xịn nhưng lượng bôi không đủ, không dàn trải trên toàn bộ bề mặt da lúc này cũng sẽ không bảo vệ tối ưu được. Trung bình sẽ cần 2ml (tương đương 1 đồng xu hay 2 lóng ngón tay) cho phần mặt và 2ml cho phần da cổ. Và 6ml đến 8ml cho phần da body (tương đương 3 đến 4 đồng xu) nhé.

Bôi kem chống nắng đúng cách

Đừng quên bôi kem chống nắng cho cả các phần khác như: cổ, tay, chân vì đây là các vùng da dễ bắt nắng (nguồn: internet)

Cách bôi kem chống nắng không còn như xưa nữa đâu nhé, đó là chúng ta không dùng hết toàn bộ lượng kem cho một lần mà chia nhỏ từng đợt ra. Cách bôi kem này sẽ không làm da bị vón, ít gây bóng dầu và đặc biệt có thể đảm bảo các vùng da trên mặt đều có kem chống nắng cả. Ngoài bôi cho mặt đừng quên bôi cho cả phần cổ vì rất dễ bị lão hóa nữa. Và thoa kem chống nắng ngay cả khi trong nhà.

Thoa lại kem chống nắng không bao giờ là thừa

Đừng quên dặm lại kem chống nắng để tăng khả năng bảo vệ da trước tia UV hiệu quả hơn nhé (nguồn: internet)

Đối với kem chống nắng bạn nên thoa lại sau 3 đến 4 tiếng để làn da được bảo vệ tốt nhất. Vì khói bụi, thời tiết hay mồ hôi bám lại trên da mặt đều làm giảm đi tác dụng của kem chống nắng trên da, và có thể gây mụn nữa. Thoa lại kem chống nắng rất đơn giản, bạn có thể dùng nước tẩy trang, hay nước hoa hồng lau sạch qua và re-apply. Hoặc dùng trực tiếp kem chống nắng trên nền da sẵn có và nhớ làm sạch thật kỹ vào cuối ngày nhé!

Bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề làm đẹp tại đây:

Sponsor

Cảm ơn các bạn đã đồng hành và xem hết bài viết. Đừng quên theo dõi nhiều bài viết khác để cập nhật liên tục xu hướng làm đẹp và dưỡng da hiệu quả nhất nhé!

Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
Có 3 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version