Một trong những vấn đề khiến chị em lo lắng nhất chính là rụng tóc. Khi tóc rụng nhiều mà không mọc lại sẽ dẫn đến bò liếm hai bên mai tóc hoặc nặng hơn là hói đầu, tóc mỏng và thưa. Vậy đâu là nguyên nhân rụng tóc ở nữ, những thói quen nào khiến tóc ngày càng rụng nhiều. Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nha!
Cách phân biệt rụng tóc nhiều và rụng tóc theo chu kì
Mỗi sợi tóc có một chu trình sống khác nhau, từ thời kì phát triển cho đến thời kì suy thoái. Sau khoảng 2-3 tháng tóc yếu sẽ tự rụng và nhanh chóng được thay thế bằng các nang tóc mới. Trung bình mỗi ngày tóc sẽ rụng từ 50 đến 100 sợi tóc, nhưng nếu số lượng này nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày hoặc tóc rụng từng mảng, từng chỏm một thì đây là biểu hiện của bệnh lý.
Chính vì thế các bạn nên hiểu rõ và phân biệt được đâu là rụng tóc bệnh lý và đâu là chu trình sinh lý bình thường của cơ thể. Đối với rụng tóc theo chu kì thì bạn chỉ cần giữ vững chu trình chăm sóc tóc và bổ sung độ ẩm cần thiết là được. Còn nếu là rụng tóc sinh lý thì cần xác định rõ nguyên nhân là gì để có được biện pháp khắc phục và có cách chăm sóc tóc phù hợp.
7 nguyên nhân rụng tóc ở nữ phổ biến nhất
1. Lựa chọn sai sản phẩm chăm sóc tóc
Trong một chu trình chăm sóc tóc cơ bản thường bao gồm dầu gội, dầu xả và một số sản phẩm chăm sóc tóc như serum, kem ủ tóc,… Tuy nhiên nếu không chọn được loại sản phẩm phù hợp hoặc an toàn thì có thể gây tác dụng ngược khiến tóc rụng và yếu dần. Dưới đây là một vài thành phần bạn cần tránh khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc.
- Sunfate: là một thành phần khá phổ biến trong dầu gội, tuy có khả năng làm sạch cao, loại bỏ dầu nhờn nhưng lại khiến da đầu bị khô và tóc mất đi độ ẩm cần thiết. Tóc quá khô sẽ dễ đứt gãy và rụng nhiều hơn.
- Methylisothiazolinone: là một chất bảo quản được sử dụng để tạo kết cấu và bảo toàn texture cho sản phẩm, lượng cho phép của chất này là 0.0015%. Nhưng nếu vượt quá thì có thể ảnh hướng đến phổi hoặc gây nhiễm độc thần kinh.
- Silicone: thường dùng để tạo kết cấu sản phẩm, tuy nhiên chúng lại khiến cho da đầu dễ bám bụi bẩn, khi nang tóc bị bít tắc thì tóc con không thể mọc lại được.
- Phthalates, hương liệu: đây đều là thành phần có khả năng gây ung thư hoặc làm cho da đầu bị kích ứng. Khi đó tóc sẽ rụng nhiều và khó mọc lại được.
- Dầu khoáng: có thể làm mất cân bằng ẩm trên da đầu và gây tắc nghẽn nang tóc, đó là lý do khiến tóc rụng kéo dài.
Những thành phần này tuy phổ biến nhưng không hẳn là sản phẩm nào cũng có, chính vì thế bạn nên ưu tiên sản phẩm chăm sóc tóc có nguồn gốc tự nhiên. Đặc biệt là những chiết xuất thực vật như gừng, xả, dầu dừa, hương nhu,… chúng vừa có khả năng nuôi dưỡng tóc mà lại không làm hư tổn tóc và nang tóc.
2. Căng thẳng, stress kéo dài
Cuộc sống bận rộn vời nhiều lo âu, căng thẳng khiến cho cơ thể mệt mỏi, tinh thần giảm sút và thường xuyên rơi vào trạng thái stress. Khi tình trạng này kéo dài cơ thể sẽ tự động sản sinh ra nhiều hormone Cortisol, đây được xem như khắc tinh của tóc bởi chúng sẽ đưa tóc vào trạng thái nghỉ ngơi. Một khi nang tóc rơi vào trạng thái nghỉ ngơi thì tóc sẽ rụng nhiều hơn mà không thể mọc lại được.
Bên cạnh rụng tóc do hormone thì nhiều người còn mắc hội chứng nghiện giựt tóc khi cảm thấy lo lắng căng thẳng. Nhiều người có thói quen sờ và kéo đứt tóc trong những lúc stress, điều này làm sợi tóc tổn thương, dễ gãy rụng nhiều hơn.
Mặc dù bộn bề lo toan nhưng bạn nên cố gắng giữ tinh thần thoải mái, hình thành các thói quen tốt như thiền, tập thể thao, vẻ tranh,… để giải tỏa căng thẳng. Bên cạnh đó nên bỏ đi các thói quen tiêu cực như bứt tóc, vò tóc mỗi khi cảm thấy tâm trạng tồi tệ.
3. Lạm rụng hóa chất thuốc nhuộm
Những mái tóc xoăn nhẹ nhàng cùng những tone màu bắt mắt giúp cho mái tóc và diện mạo của hội chị em thêm phần rạng rỡ. Tuy nhiên khi uốn nhuộm tóc sẽ phải chịu tác động nhiệt lớn và phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau. Điều này vô tình làm cho keratin trên tóc ngày càng ít dần, làm giảm độ chắc khỏe của sợi tóc. Thêm vào đó khi hóa chất tác động lên da đầu có thể khiến da đầu bị bít tắc và khó mọc tóc mới.
Dưới đây sẽ là một vài thành phần đóng vai trò chủ chốt trong thuốc uốn nhuộm:
- Paraphenylenediamin: thành phần này có mặt chủ yếu trong thuốc nhuộm với công dụng tạo màu. Tuy nhiên ở liều lượng cao thì da đầu sẽ ngứa ngáy, nổi mẩn và khiến tóc rụng.
- Amoniac: không thể thiếu trong mọi loại thuốc nhuộm, chúng có mùi hơi hắc và có tính ăn mòn cao. Chính vì thế có thể gây nên suy hô hấp, ngộ độc và khiến tóc đứt gãy.
- Propylenglyco: làm nhiệm vụ mở nang tóc để thuốc nhuộm và thuốc uốn đi vào bên trong. Chất này có thể làm tóc khô cứng, thiếu ẩm và dễ rụng hơn.
Và nếu muốn hạn chế rụng tóc thì bạn nên để tóc nghỉ ngơi 3-4 tháng trước khi tiến hành nhuộm hoặc uốn mới. Bởi vì đây chính là khoảng thời gian để cho tóc được nghỉ ngơi, phục hồi là keratin và độ mềm mại của sợi tóc. Đặc biệt hơn bạn nên chọn sản phẩm uốn nhuộm có chứa nhiều dưỡng chất, và thường xuyên dưỡng tóc bằng các dòng sản phẩm phục hồi.
4. Do rối loạn nội tiết tố
Tóc của chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi hoạt động của các hormone, và trải qua mỗi giai đoạn các hormone lại hoạt động theo cách khác nhau. Đối với cơ thể phái nữ thì Estrogen và Progesterone là hai hormone chính ảnh hưởng trực tiếp đến tóc. Đặc biệt là thời kì tiền mãn kinh và sau sinh, khi những hormone sinh dục này giảm mạnh sẽ khiến cho DHT ra tăng. DHT sẽ ức chế nang tóc phát khiến và làm tóc rụng nhiều hơn.
Ngoài ra còn phải nhắc đến hormone tuyến giáp, chúng đóng vai trò điều hòa sự trao đổi chất, chính vì thế nếu hormone này có hoạt động bất ổn thì mái tóc sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên. Biểu hiện khi rụng tóc do hormone tuyến giáp là tóc rụng đều và mỏng dần theo thời gian.
Khi rụng tóc là do nội tiết tố bạn cần xác định xem mình đang ở giai đoạn nào, bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào để có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra chị em nên giữ tinh thần thoải mái, tập thể dục thường xuyên và xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, giàu dưỡng chất như protein, vitamin B, omega-3.
5. Thiếu ngủ hoặc mất ngủ kéo dài
Ai cũng biết, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đến hoạt động của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Ngủ đủ giấc giúp tinh thần thoải mái, các loại hormone trong cơ thể hoạt động ổn định, và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Khi thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc thì HGH (hormone tăng trưởng ở người) sẽ bị sụt giảm. Điều này khiến cho tóc mỏng hơn, tóc rụng thành mảng và yếu đi.
Khi không được ngủ đủ 8h mỗi ngày thì quá trình trao đổi và hấp thụ chất của cơ thể trở nên yếu dần. Những mao mạch máu dưới da đầu, nơi cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của nang tóc sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt khi cơ thể thiếu ngủ. Cũng từ đó mà tóc khó có thể mọc lại, khó sinh ra những nang tóc mới.
6. Thói quen chăm sóc tóc sai cách
Có nhiều người thắc mắc tại sao họ không trải qua quá trình thay đổi nội tiết, không bị thiếu ngủ hay thiếu dưỡng chất, cũng chẳng căng thẳng lo âu vậy mà vẫn mắc phải tình trạng rụng tóc nhiều. Câu trả lời nằm ở thói quen chăm sóc tóc sai cách, khi thực hiện sai thao tác tóc sẽ càng ngày càng yếu dần và rụng nhiều hơn.
Vậy đó là những lỗi sai nào?
- Chà sát tóc quá mạnh: mỗi khi gội đầu hoặc lau tóc ướt nhiều người thường cố chà mạnh để tóc sạch. Nhưng điều này lại khiến tóc càng yếu hơn và dễ đứt gãy. Bạn chỉ nên tác dụng lực nhẹ nhàng, và dùng khăn mềm để lau tóc.
- Chải đầu sai cách: nhiều người có thói quen chải tóc từ đỉnh đầu xuống chân tóc chỉ trong một lần chải. Điều này khiến cho tóc không được gỡ rối mà lại có thể rụng từng mảng. Chính vì thế bạn chỉ nên chải đuôi tóc trước rồi mới chải từ chân tóc xuống.
- Dùng móng tay gãi da đầu: móng tay mà dùng để gãi tóc sẽ mang đến cảm giác vô cùng đã, nhưng thao tác này có thể khiến cho da đầu bị xước, hình thành vi khuẩn và nấm. Khi gàu nấm xuất hiện thì tóc càng dễ rụng hơn, và khó mọc tóc con được.
- Tác dụng nhiệt cao từ máy sấy và máy tạo kiểu: nhiệt lượng cao từ các loại máy làm tóc khiến cho độ ẩm của tóc bị thiếu hụt, lớp màng bảo vệ tóc yếu dần và dẫn đến rụng tóc.
Bạn có thể tham khảo các loại lược massage ở đây
7. Tác dụng phụ khi dùng thuốc tây
Trong quá trình bị bệnh hoặc phải điều trị bệnh bằng thuốc sẽ ảnh hưởng khá lớn đến các nang tóc và sự phát triển của tóc con. Khi lạm rụng thuốc quá đà có thể khiến tóc rơi vào trạng thái rụng tạm thời, nặng hơn là rụng lâu dài. Tác dụng phụ của thuốc tây là không hề nhỏ đối với mái tóc. Chính vì thế nếu không phải điều trị bệnh thì bạn nên hạn chế dùng một số loại thuốc như thuốc trị mụn, thuốc kháng sinh, thuốc nấm và thuốc huyết áp.
Bạn có thể xem thêm nhiều bài viết bên dưới đây:
- 8 cách uốn tóc tại nhà đơn giản, tiết kiệm mà xịn xò không kém gì ngoài tiệm
- 8 cách giúp tóc nhanh dài hiệu quả nhất mà lại an toàn cho sức khỏe
Làm đẹp là nhu cầu và là đặc quyền của mỗi người trong số chúng ta, và để có thể đón đầu những xu hướng làm đẹp mới nhất, hiệu quả nhất thì đừng quên ghé thăm chúng tớ mỗi ngày nha!