Trong quá trình mang thai, nám da là một tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu có thể gặp phải, đặc biệt nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm. Nguyên nhân chính dẫn đến nám da khi mang thai là sự thay đổi hormone bên trong cơ thể, kết hợp với việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Hơn thế nữa, việc điều trị nám cho mẹ bầu gặp nhiều thách thức hơn vì cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Trong bài viết hôm nay, Beaudy.vn sẽ tiết lộ mọi điều bạn cần biết về nám da khi mang thai, đừng bỏ qua nhé!

Nám da khi mang thai là gì?

nam da khi mang thai 2 080e9773
Nám da xuất hiện là do tình trạng tăng sản xuất sắc tố melanin trong cơ thể (nguồn: internet)

Nám da là Melasma hay Chloasma, được dùng để chỉ những nốt, chấm và mảng màu nâu có thể xuất hiện trên mặt, với tên gọi là “mặt nạ thai kỳ”. Khi mang thai nám da dễ xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, nám da sẽ hình thành đậm và rõ hơn bởi 2 yếu tố quan trọng: sự thay đổi hormone trong cơ thể và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tính chất nám da khi mang thai là những chấm, nốt hay mảng đối xứng. Xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, nếu ở vùng mặt thì tập trung nhiều ở trán, hai bên má và môi trên. Đôi khi nám da có thể xuất hiện dọc hai bên hàm, xuống cổ và vai. Không chỉ có những màu nâu thường thấy, nám da có thể là những mảng đỏ. Ở những bạn có nền da sậm màu, da đen thì nguy cơ nám da cao hơn các bạn có làn da trắng sáng trước đó.

Nguyên nhân gây ra nám da khi mang thai

Nám da sẽ hình thành đậm hơn nếu thường xuyên tiếp xúc với tia UV (nguồn: internet)

Thay đổi hormone bên trong cơ thể

Trong cơ thể của phụ nữ khi mang thai, 2 hormone có vai trò ảnh hưởng rất lớn là estrogen và progesterone. Cả 2 đều đóng vai trò trong việc tăng tổng hợp melanin, đặc biệt mang thai khi trải qua thời gian dài trong 9 tháng, thì độ tập trung melanin càng nhiều hơn.

Nhạy cảm với tia UV

Có một điều đặc biệt là khi mang thai cơ thể của người phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Chính vì nhạy cảm hơn với ánh sáng dẫn đến việc da dễ bị tổn thương bởi tia UVA/UVB, thậm chí là cả ánh sáng xanh (thường có ở điện thoại hay máy tính) và tia hồng ngoại (thường xuất hiện do sức nóng từ việc nấu bếp). Tia UV không chỉ khiến da đen sạm đi mà còn làm đứt gãy các collagen cùng elastin bên dưới bề mặt da làm cho da nhanh chóng lão hóa.

Yếu tố di truyền

Nám da xuất hiện ở bất kỳ mọi đối tượng, thế nhưng dễ xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam, đặc biệt là nước da ngăm đen nhiều hơn nước da trắng. Chính vì thế, nếu trong gia đình có người bị nám da, thì nguy cơ khi mang thai sẽ dễ bị nám nhiều hơn, do đó cần phòng ngừa nám da khi mang thai càng sớm càng tốt.

Môi trường bên ngoài tác động

Đôi khi một số cô nàng có công việc đặc thù hoặc tâm lý nhạy cảm sẽ có nguy cơ căng thẳng (stress) cao hơn. Khi stress cơ thể sẽ tăng hoạt động hormone cortisol bên trong, dẫn đến hàng rào bảo vệ tự nhiên của da tổn thương, tăng độ tập trung melanin nhanh chóng. Dễ dẫn đến da bị nám nặng dù đã chăm chỉ bôi thoa rất nhiều mỹ phẩm nhưng vẫn không cải thiện.

Cách điều trị nám da khi mang thai hiệu quả và an toàn

Hãy lựa chọn phương pháp trị nám da an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ (nguồn: internet)

Tiêu chí quan trọng cho cả mẹ và bé được đặt lên hàng đầu

Đối với phụ nữ đang mang thai bất kỳ mỹ phẩm nào bôi lên da đều có thể ảnh hưởng cho cả và em bé. Do đó, tính an toàn trong chăm sóc da sẽ luôn được đề cao và quyết định có nên thực hiện hay không. Để đưa ra lựa chọn chính xác nhất, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu, hay bác sĩ sản khoa.

Một vài ví dụ về các thành phần có thể cải thiện sắc tố rất tốt nhưng mẹ bầu không thể sử dụng như: Retinol, Tretinoin, Hydroquinone, BHA nồng độ cao… Nếu không biết trước, việc tự ý sử dụng các loại mỹ phẩm này có thể sẽ gây dị tật cho thai nhi.

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Luôn luôn bôi kem chống nắng

Một mẹ bầu muốn cải thiện tình trạng nám hay ngăn ngừa nám tái phát, việc quan trọng đầu tiên đó là sử dụng kem chống nắng. Thế nhưng, với mẹ bầu không nên chọn màng lọc hữu cơ vì lo lắng sẽ thấm vào máu đi vào em bé. Do đó, các màng lọc vô cơ an toàn như: Titanium Dioxide, Zinc Oxide sẽ phù hợp hơn.

Hãy lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, tối thiểu PA (+++). Bên cạnh đó, thường xuyên bôi lại kem chống nắng, ít nhất 2 lần trong một ngày.

Chọn mỹ phẩm và phương pháp trị nám phù hợp

Tuy thành phần thiên nhiên không thể trị nám hoàn toàn, nhưng lại là lựa chọn phù hợp cho các mẹ bầu khi mang thai. Các nguồn nguyên liệu giúp làm sáng và làm dịu da như: nghệ, nha đam, mật ong, sữa chua, sữa tươi,…có thể được dùng để không làm nám da đậm màu hơn.

Một vài thành phần skincare có thể cân nhắc dùng được cho mẹ bầu để giúp ức chế hình thành sắc tố melanin như: vitamin C, Niacinamide, Tranexamic Axit, chiết xuất cam thảo,…

Các phương pháp trị nám da như: công nghệ laser, peeling hóa học, công nghệ IPL,… cho kết quả nhanh chóng. Thế nhưng không nên tự ý thực hiện mà cần có giám sát và chỉ định của bác sĩ.

Nám da khi mang thai có thể phòng ngừa được không?

Giữ cho tâm trạng thoải mái là cách ngăn ngừa nám da (nguồn: internet)

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa nám da khi mang thai, thế nhưng hiệu quả hoàn toàn không thể đạt được 100%, vì cơ địa của mỗi cô nàng là khác nhau. Một vài gợi ý quan trọng để giúp bạn ngăn chặn tình trạng nám da như:

  • Luôn có thói quen chăm sóc da đều đặn hàng ngày và tránh những thành phần gây hại cho mẹ bầu và em bé.
  • Luôn dùng kem chống nắng ít nhất 2 lần mỗi ngày và hạn chế tiếp xúc với tia UV càng nhiều càng tốt.
  • Ăn các thực phẩm có tính chống oxy hóa và nuôi dưỡng da như: vitamin C, vitamin E, Polyphenols có trong rau, củ, quả và trái cây,…
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các hoạt chất nên sử dụng trong chăm sóc da như: Niacinamide, vitamin C để cải thiện nám.
  • Giữ tâm lý tích cực, tránh căng thẳng và thường xuyên thư giãn sẽ cải thiện tình trạng nám da đáng kể.

Những lưu ý quan trọng về nám da khi mang thai

Nám da ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ nhưng không gây hại về sức khỏe (nguồn: internet)

Nám da khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé không?

Nám da không ảnh hưởng về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Thế nhưng, nám da khiến bề mặt trông xỉn màu, không đều màu vì thế rất dễ gây tâm lý căng thẳng, nhạy cảm cho người mẹ và có thể tác động đến thai nhi.

Sau khi sinh nám da có khỏi không?

Nám da có thể cải thiện và biến mất sau khi sinh, nhưng không phải luôn là như thế. Bởi tốc độ mờ nám nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là: thay đổi hormone sau sinh, cách chăm sóc da sau sinh, tình trạng nám da trước đó,…

Nám da sau khi mang thai có thể tái phát không?

Câu trả lời là có, vì nám da được hình thành từ bên trong biểu hiện ra bên ngoài bởi sắc tố melanin. Thế nên, nám da sẽ dễ xuất hiện nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, rối loạn nội tiết tố sau sinh, sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da không phù hợp.

Có đến 50% đến 70% phụ nữ trong thai kỳ đã gặp phải tình trạng nám da khi mang thai. Nguyên nhân của nám da là do thay đổi của hormone trong cơ thể và tia UV làm tăng hoạt động của sắc tố melanin. Ở một số cô nàng, nám da hoàn toàn có thể tự khỏi sau khi sinh, thế nhưng nếu chăm sóc không tốt thì nám da hoàn toàn có thể đậm lên và tái phát. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay Beaudy.vn hi vọng các bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc và ngăn ngừa nám da khi mang thai thật hiệu quả nhé!

Bạn thấy bài này hay không?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Hãy để lại ý kiến của bạn, đó sẽ là động lực để mình cải thiện và phát triển bài viết hơn nữa!

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version