Tóc bạn có thực sự khỏe mạnh sau mỗi lần gội đầu? Sự thật có thể khiến bạn bất ngờ! Một số thành phần trong dầu gội không nuôi dưỡng mà ngược lại, chúng đang âm thầm làm tóc bạn yếu dần, khô xơ và gãy rụng nhiều hơn. Hãy kiểm tra ngay xem dầu gội của bạn có chứa 13 thành phần gây rụng tóc mà Beaudy.vn đã tổng hợp. Nhưng đừng vội hoang mang – có những sự thật sẽ thay đổi cách bạn chăm sóc tóc mãi mãi!
Alcohol

Đầu tiên không phải cứ cồn là sẽ gây hại cho tóc và da – đây là quan niệm sai lầm hàng đầu mà nhiều bạn gặp phải. Các loại cồn béo như là: Cetyl Alcohol, Stearyl Alcohol và Cetearyl Alcohol lại có tác dụng dưỡng tóc và dưỡng ẩm cho da dầu khô xơ, dễ gãy rụng.
Vậy loại cồn nào là thành phần gây rụng tóc? Đó là những loại cồn khô, hay cồn có chuỗi carbon ngắn, điển hình như là Isoprolyl Alcohol hay Ethanol – đây là những tác nhân dễ khiến cho nhanh yếu, rụng tóc và làm bạc màu tóc nhuộm nhanh chóng.
Silicone

Hầu như các loại dầu gội đều có silicone, bởi đây là chất có tác dụng giữ ẩm và bao phủ lớp biểu bì của tóc vô cùng tốt. Nhờ có silicone mà tóc ít bị xơ rối, tăng độ bóng và bồng bềnh. Có nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các tác dụng của silicone thường chỉ mang tính chất tạm thời.
Thế nhưng, các loại silicone nặng như dimethicone, amodimethicone, stearoxy dimethicone, cyclomethicone – không tan được trong nước. Chính vì thế, chúng sẽ tồn tại và tích tụ ở các chân tóc, từ đó cản trở hấp thụ độ ẩm và dưỡng chất. Lâu ngày sẽ khiến tóc xơ xẹp, thiếu sức sống và dẫn đến khô, chẻ ngọn, rụng tóc.
Parabens

Một vài loại parabens phổ biến trên thị trường như: propylparaben, methylparaben, butylparaben, ethylparaben, isobutylparaben,… được sử dụng với mục đích bảo quản sản phẩm, kéo dài “tuổi thọ” được lâu hơn, đồng thời ngăn cản sự phát triển vi khuẩn vi nấm bên trong.
Tuy vậy, Parabens cũng từng gây nên sự đáng lo ngại về khả năng rối loạn nội tiết. Đó là vì, parabens có thể bắt chước các estrogen trong cơ thể, từ đó là nhân tố gây rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt và thai kì. Parabens còn có thể hấp thụ vào máu qua da đầu nữa. Ở Liên minh Châu Âu đã hạn chế việc dùng sản phẩm Parabens. Nhưng các nước Châu Á thì parabens vẫn được xem là an toàn.
Hương liệu tổng hợp Synthetic Fragrances

Cảm giác mùi thơm ngọt ngào, nồng nàn hay thư giãn mà các bộ dầu gội xả thật khó cưỡng. Thế nhưng, về mặt khoa học thì hương liệu tổng hợp vẫn có rủi ro cho những tình trạng da đầu bệnh lý, da đầu nhạy cảm. Do hương liệu tổng hợp là hỗn hợp phức tạp của rất nhiều chất tạo hương khác nhau, nên sẽ rất khó xác định đâu là tác nhân gây kích ứng.
Phthalates

Về quy định in ấn bảng thành phần trong mỹ phẩm, có thể bỏ qua Phthalates mặc dù nó có. Bằng chứng khoa học thì cho thấy Phthalates đáng lo ngại khi ảnh hưởng không tốt đến hệ thống sinh sản của cả nam giới và nữ giới, cũng như phát triển ở trẻ em. Tuy nhiên, chính vì sự không minh bạch thế nên cũng khó nhận ra sản phẩm đang dùng có Phthalates hay không.
Sulfates

Độ làm sạch có trong sản phẩm đôi khi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chính Sulfate này đấy. Các loại Sulfate dễ gặp trong dầu gội xả như: sodium lauryl sulfate (SLS), sodium laureth sulfate (SLES), ammonium lauryl sulfate (ALS), ammonium laureth sulfate (ALES),… Tuy nhiên, nếu nồng độ Sulfate quá cao chính là thách thức lớn cho da đầu.
Điều này đặc biệt không tốt với các bạn tóc khô, tóc xoăn và đã từng tẩy tóc. Bởi Sulfate ngoài lấy đi bụi bẩn, có kéo theo cả lớp dầu tự nhiên để bảo vệ tóc. Do đó, Sulfate có khả năng gây kích ứng nhiều hơn, làm nặng các vấn đề chàm hay vảy nến sẵn có.
Resorcinol

Resorcinol phổ biến nhiều hơn trong các sản phẩm thuốc nhuộm tóc, nhưng đôi khi cũng có trong dầu gội và dầu xả. Cơ chế của Resorcinol chính là tạo ra phản ứng peroxide có khả năng gây rối loạn nội tiết (tuyến giáp), gây độc cho hệ thần kinh và hệ hô hấp.
Ở EU, Nhật Bản Resorcinol thường bị hạn chế và bắt buộc phải ghi rõ ràng minh bạch nếu có. Tác dụng phụ của Resorcinol phổ biến như là: gây mẩn đỏ da, bong tróc, kích ứng và viêm da đầu.
Than đá (Coal Tar)

Một tên gọi phổ biến khác có nguồn gốc với thành phần này đó là Petrolatums, đây là sản phẩm phụ của dầu mỏ. Coal Tar hay được biết đến là hắc ín than đá, thường được dùng trong các loại thuốc nhuộm tóc truyền thống. Do có lượng hắc ín rất cao nên giữ màu rất lâu, và còn được biết đến với công dụng điều trị bệnh vảy nến da đầu.
Thế nhưng, Coal Tar lại rất mạnh do đó nếu dùng thường xuyên để gội đầu (đặc biệt các bạn có cơ địa nhạy cảm) sẽ rất dễ bị rụng tóc, bỏng rát, ngứa, châm chích, đỏ cả da đầu. Ngoài ra, thành phần này được khuyên rằng không nên dùng nếu bạn đang mang thai và cho con bú.
Polyethylene Glycols

Đây là một thành phần được dùng trong dầu gội đầu để tạo kết cấu đặc sánh cho sản phẩm. Trước đây, Polyethylene Glycols được đánh giá là an toàn khi dùng trong ngành làm đẹp. Thế nhưng hiện nay, các nhà nghiên cứu thấy rằng các dẫn xuất của Polyethylene Glycols như 1.4-dioxane có: khả năng gây ung thư, kích ứng da đầu nghiêm trọng, tổn thương da,…
Polyethylene Glycols thường được hiệu trong mỹ phẩm là PEG và kèm thêm một con số cụ thể. Ví dụ như PEG-40, PEG-20 Cocamine,…
Selenium Sulfide

Vốn dĩ Selenium Sulfide rất được tin dùng cho các vấn đề da đầu nhiều gàu, viêm da tiết bã, vẩy nến hay lang ben. Bởi thành phần này giúp kiểm soát các triệu chứng, đặc biệt là ngứa rất tốt và bình ổn hóa tốc độ bong tróc của tế bào da đầu.
Thế nhưng các tác dụng phụ tiềm ẩn nhưng lại dễ gặp của Selenium Sulfide khiến người dùng phải đau đầu. Đó có thể là: kích ứng da đầu, nang tóc, khiến da đầu nhờn hơn hoặc khô đi, làm đổi màu tóc, và dễ gây rụng tóc vĩnh viễn. Bạn có thể đổi qua những hoạt chất khác có tác dụng gần tương tự như: kẽm, chiết xuất tràm trà,…
Diethanolamine

Trong dầu gội xã thường có các chất tạo bọt, chất nhũ hóa hay chất điều chỉnh độ pH. Và Diethanolamine thường có mặt trong đó với vai trò này. Nguy cơ tiềm ẩn của Diethanolamine chính là phản ứng với Nitrites (chất bảo quản) gây ra các phản ứng bất lợi, là nguyên nhân dẫn đến ung thư.
Ở California thì Diethanolamine được liệt kê là chất gây ung thư, Canada coi Diethanolamine là mối quan tâm vừa phải với còn người. Riêng FDA Hoa Kỳ tuyên bố không có lý do cụ thể gì để lo ngại Diethanolamine, thay vào đó khuyên người dùng nên kiểm tra kỹ nhãn mác và sản phẩm chứa thành phần này.
Triclosan

Cũng tương tự như nhiều thành phần gây rụng tóc khác, mối quan tâm của Triclosan ở vấn đề sức khỏe do ảnh hưởng đến hệ nội tiết trong cơ thể. Mặc dù, Triclosan có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi rất tốt. Có một điều đặc biệt là FDA đã cấm Triclosan vào năm 2016 trong nước rửa tay do không có đủ bằng chứng về sự an toàn.
Formaldehyde

Ưu điểm của Formaldehyde hay các chất bảo quản có chứa Formaldehyde chính là bảo quản sản phẩm, và tạo hiệu ứng làm thẳng tóc thần kỳ. Thế nhưng, các tác hại của Formaldehyde lại rất lớn, điển hình như trên hệ hô hấp có thể dẫn đến ho, khó thở hay thậm chí hen suyễn. Đối với tóc thì Formaldehyde gây ra tình trạng viêm da đầu đáng kể, dẫn đến tóc gãy rụng nhanh hơn.
Thấy vậy đấy nhưng các nang tóc của chúng ta yếu lắm, nên dễ gãy rụng do tiếp xúc với hóa chất hàng ngày. Gội đầu là cần thiết và là bước làm sạch tóc không thể thiếu, thế nên hãy dành thời gian tìm hiểu và chọn lọc những sản phẩm chất lượng và an toàn. Không hẳn 13 thành phần gây rụng tóc này luôn luôn có hại, bởi chúng sẽ phụ thuộc vào cách điều chế, mong đợi của nhà sản xuất. Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sắp tới nhé.
Những bình luận của các bạn sẽ giúp cho bài viết trở nên sinh động hơn, hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn giúp mình nhé.