Kem chống nắng vật lý là lựa chọn hàng đầu của các cô nàng mới bắt đầu chăm sóc da vì dễ sử dụng, hiệu quả bảo vệ da tốt. Đồng thời kem chống nắng vật lý giúp làm đều màu da, nâng tone và có thể sử dụng ngay tức thì mà không cần phải chờ đợi quá lâu như kem chống nắng hóa học. Nếu như bạn đang có hứng thú muốn tìm hiểu sâu hơn về kem chống nắng vật lý là gì? Công dụng và cách sử dụng kem chống nắng vật lý hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

Sponsor

Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý còn được gọi là kem chống nắng khoáng hay là kem chống nắng vô cơ. Đây là dạng kem chống nắng được lựa chọn khá nhiều, không thua kém gì kem chống nắng hoá học. Kem chống nắng vật lý thường chứa các thành phần chủ yếu là hoạt chất hoạt động bảo vệ da như: Titanium dioxide, zinc oxide,… Những thành phần khoáng chất này có khả năng tạo một lớp màng mỏng nhẹ giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, tia cực tím,…

(Ảnh: Internet).
Kem chống nắng vật lý là kem chống nắng vô cơ có chứa các thành phần phản xạ ánh nắng mặt trời (Ảnh: Internet).

Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý giúp bảo vệ da hiệu quả bằng cách cản trở các tia của hại từ mặt trời bằng cách tạo nên một màng chắn vô hình ngăn cản mọi tấn công có hại từ ánh nắng mặt trời có chứa các loại tia điển hình như: UVA, UVB,…. Cơ chế này giúp các tia nắng có hại không xuyên qua da được, từ đó bảo vệ da an toàn hơn. So với kem chống nắng hoá học có khả năng hấp thu và chuyển hoá năng lượng bức xạ của mặt trời thì kem chống nắng vật lý hoàn toàn ngược lại.

Kem chống nắng vật lý có những màng lọc vô cơ từ kẽm và titanium giúp bảo vệ da trước các tia UVA, UVB,…khi da tiếp xúc với mặt trời (Ảnh: Internet).

Thành phần thường thấy trong kem chống nắng vật lý

ZinC Oxide

ZinC Oxide được xem là một trong những thành phần có khả năng chống nắng thường thấy trong kem chống nắng vật lý. Đây là hoạt chất có rất nhiều công dụng trên da như: khả năng chống nắng phổ rộng, phòng ngừa nhiễm trùng, phục hồi vùng da bỏng, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá… Ngoài ra, thành phần này còn giúp che khuyết điểm nhẹ cho những bạn có thâm mụn, sẹo trên da. Hơn nữa, đây còn là chất cực kỳ phù hợp cho những bạn da dầu mụn vì không gây bít tắc lỗ chân lông và không gây lên mụn nữa đấy.

ZinC Oxide là thành phần thông dụng nhất trong kem chống nắng vật lý (Ảnh: Internet).

Titanium Dioxide

Ngoài ZinC Oxide, thì Titanium Dioxide cũng là thành phần thường gặp trong các dòng kem chống nắng vật lý. Titanium Dioxide sẽ không thẩm thấu vào da, mà ngược lại, chúng sẽ nằm trên bề mặt da và tạo nên lớp bảo vệ trên da, ngăn ngừa tia cực tím, tia UV trên da. Với các hạt phân tử siêu nhỏ, nên những sản phẩm chứa thành phần này sẽ không tạo các vệt trắng trên da khi sử dụng.

Ngoài ZinC Oxide, thì Titanium Dioxide cũng là thành phần thường gặp trong các dòng kem chống nắng vật lý (Ảnh: Internet).
Sponsor

Ưu điểm, nhược điểm của kem chống nắng vật lý

Để biết bạn có phù hợp với kem chống nắng vật lý không thì hãy xem đặc điểm dưới đây nhé (Ảnh: Internet).

Ưu điểm

  • Hầu như có hiệu quả chống nắng lập tức sau khi bôi nên không cần đợi thấm lâu như kem chống nắng hoá học.
  • Bảo vệ da khá toàn diện, chống lại tia UVA và UVB.
  • Tạo màng chống nắng trong thời gian dài
  • Khả năng gây kích ứng trên da khá thấp nên phù hợp cho các bạn da nhạy cảm.
  • Thành phần trong kem chống nắng vật lý có khả năng làm dịu da khá tốt, phù hợp với những bạn tiếp xúc thường xuyên với mặt trời.

Nhược điểm

  • Dễ trôi khi ra mồ hôi, nước,…
  • Chất kem có độ dày khá cao nên có thể gây bí da hoặc gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Khả năng thấm vào da khá thấp nên thường sẽ tạo vệt trắng khi dùng.
  • Khó cùng tone màu với lớp makeup.

Phân biệt kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học

Phân biệt kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học (Ảnh: Internet).

Kem chống nắng vật lý

  • Kem chống nắng vật lý là loại chống nắng vô cơ hay còn gọi là kem chống nắng khoáng hoạt động theo cơ chế chủ đạo là phản xạ ánh sáng.
  • Thành phần chính: ZinC Oxide, Titanium Dioxide.
  • Thường có dòng chữ Sunblock trên sản phẩm.
  • Cơ chế hoạt động: tạo lớp màng phản xạ tia UV không cho “thấm” vào da và tán xạ lại ra bên ngoài môi trường.

Kem chống nắng hoá học

  • Là kem chống nắng được tạo ra từ các thành phần hoá học với cơ chế hấp thu và chuyển hóa tia UV.
  • Thành phần chính: Oxybenzone, Avobenzone, Tinosorb, Octocrylene,…
  • Thường có dòng chữ Sunscreen trên sản phẩm.
  • Cơ chế hoạt động: Hấp thu và chuyển hoá năng lượng của các tia sáng gây hại, cho phép các tia xuyên qua da với năng lượng thấp hơn và không gây hại cho da.

Nên lựa chọn kem chống nắng vật lý hay hoá học?

Hai dạng kem chống nắng vật lý và hoá học đều có những tính năng, đặc điểm riêng biệt nên phù hợp với từng loại da khác nhau. Vì vậy, để biết bản thân phù hợp với dạng nào thì bạn cần biết loại da, tình trạng da và nhu cầu sử dụng của bản thân.

Sponsor
Bạn có thể dựa vào đặc điểm của từng loại để chọn dạng kem chống nắng phù hợp với bản thân nhé (Ảnh: Internet).

Nếu bạn là người có làn da nhạy cảm, dễ gặp tình trạng kích ứng hoặc dễ đỏ mặt thì nên ưu tiên kem chống nắng vật lý. Không chỉ vậy, những bạn có làn da thường, da khô cũng có thể sử dụng kem chống nắng vật lý nữa đấy.

Còn nếu bạn sở hữu làn da dầu mụn thì không nên lựa chọn kem chống nắng vật lý mà hãy ưu tiên chọn kem chống nắng hoá học. Kết cấu mỏng nhẹ, dễ thấm và không tạo vệt trắng trên da sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Trên thị trường hiện nay cũng xuất hiện những sản phẩm kem chống nắng dạng lai giữa hoá học và vật lý. Theo đó, những sản phẩm lai sẽ được tích hợp các thành phần chống nắng vật lý lẫn hoá học. Chính vì vậy, những ưu, nhược điểm của cả hai dạng cũ đều xuất hiện ở dạng lai này.

Bạn nên nhớ, dù môi trường thế nào cũng phải thường xuyên bôi kem chống nắng (Ảnh: Internet).

Kem chống nắng là sản phẩm vô cùng quan trọng. Dù bạn có chống nắng kỹ như thế nào thì cũng phải bôi kem chống nắng bởi vì tia UV có thể xuyên qua các vật dụng chống nắng thông thường đấy nhé!

Sponsor

Cách dùng kem chống nắng vật lý hiệu quả

  • Bước 1: Làm sạch da bằng sữa rửa mặt, sau đó cân bằng da bằng toner nếu có.
  • Bước 2: Tiến hành các bước serum dưỡng da,…tùy vào tình trạng và nhu cầu da của bạn.
  • Bước 3: Bôi một lớp kem dưỡng mỏng nhẹ lên da và chờ 10 phút để sản phẩm thấm trên da.
  • Bước 4: Lấy một lượng kem chống nắng vật lý vừa đủ bôi đều lên da. Chú ý bôi vùng mắt, vùng cổ và sau gáy nữa nhé.
  • Bước 5: Lưu ý bôi lại kem chống nắng sau 2-3 tiếng nhé!

Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng vật lý

  • Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày: dù bạn có làm việc văn phòng hoặc thời tiết râm mát,…thì tia UV cũng có thể xuyên qua được đấy nhé.
  • Bôi lại kem chống nắng sau 2 giờ: tác dụng kem chống nắng trên da trong khoảng thời gian có hạn nên để tối ưu, bạn nên bôi lại kem chống nắng sau 2-3 giờ nhé.
Nhớ vùng cổ khi bôi kem chống nắng để tránh nhăn vùng cổ nhé (Ảnh: Internet).
  • Đừng quên vùng cổ khi chống nắng: đây là vùng da khá mỏng nên cần được chăm sóc kỹ hơn, nếu không tình trạng cổ nhăn nheo sẽ xuất hiện rất nhanh đó.
  • Thứ tự dùng kem chống nắng: vào buổi sáng, ở vị trí cuối cùng trong chu trình skincare. Sau bước rửa mặt, toner, kem dưỡng 10 phút bạn bôi một lượng vừa đủ lên da. Lưu ý là hạn chế sử dụng các chất khác để tránh làm mất công dụng của kem chống nắng.

Xem thêm các bài viết liên quan tại đây:

Cám ơn bạn thật nhiều vì đã dành thời gian theo dõi bài viết, hy vọng rằng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều điều bổ ích. Và nhớ ghé thăm chúng mình để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Bạn ơi, bài này ok không?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
Payu

Xin chào

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version