Làm sao để làn da mình luôn đẹp, luôn rạng rỡ dù cuộc sống có bận rộn, có stress đến mấy? Nếu bạn đã quá quen với cảnh da “biểu tình” mỗi khi áp lực, bài viết này chính là giải pháp. Hôm nay, Beaudy.vn sẽ bật mí bí quyết có làn da đẹp, làn da kiên cường hơn, “miễn nhiễm” với tác động của stress và mất ngủ. Cùng mình khám phá ngay nhé!
Nhìn lại tác động của stress và mất ngủ lên da

Trước hết, stress không làm da bạn “xấu” đi – nó làm hệ miễn dịch của da rối loạn, từ đó khiến da mất kiểm soát ngay khi bạn mệt mỏi. Thế nên, chúng ta cần nhìn nhận ở một cơ chế sâu hơn, stress và mất ngủ đang ảnh hưởng đến làn da như thế nào.
- Tình trạng này kéo dài dẫn đến tăng cortisol máu trong cơ thể. Cortisol khi tăng lên sẽ dẫn đến biểu hiện viêm, làm da trở nên nhạy cảm, hình thành mụn và sạm nám ngày càng rõ.
- Thêm vào đó, stress và mất ngủ kích hoạt thụ thể TRPV1 (liên quan đến nhiệt và cảm giác trên da). Dẫn đến hiện tượng da dễ bỏng rát, ửng đỏ, nổi mẩn ngay cả khi bạn skincare đúng cách.
- Làm giảm đi lượng serotonin, và làm tăng norepinephrine gây rối loạn tuần hoàn của da. Khiến các mạch máu nuôi da bị co lại, giảm dưỡng chất và kết quả da bị xỉn màu.
- Gây lão hóa vi mô từ sâu bên trong tế bào, ảnh hưởng quá trình tái tạo da, giảm lượng collagen và elastin. Biểu hiện đầu tiên ra ngoài với các rãnh da nông nhanh trước tuổi.
- Đặc biệt, làm tăng hormone ACTH gây mất cân bằng tiết dầu trên da. Thế là, lượng dầu sinh ra quá nhiều gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn trứng cá và làm da dễ viêm hơn.
Liệu rằng, với những thay đổi sâu bên trong da, thậm chí vi tế tới mức từng tế bào, từng hormone – có mỹ phẩm chăm sóc da nào can thiệp được quá trình này không? Chúng ta sẽ tạm để ở đây và tìm câu trả lời sau nhé! Beaudy.vn mời bạn cùng nhìn thêm những biểu hiện bên ngoài khi stress và mất ngủ nhé.
Những biểu hiện thường gặp khi stress và mất ngủ

Stress và mất ngủ không giống như các biểu hiện cơ chế của mụn trứng cá là do bít tắc lỗ chân lông, hay sừng hóa bề mặt da. Mà chúng gây nên những rối loạn nội tiết trong cơ thể. Thế nên, khi nổi mụn, các nhân mụn thường tập trung ở vùng cằm và quai hàm.
Khó chịu nhất và khiến các cô nàng phải loay hoay tìm đủ các bước skincare đắp vào, chính là hiện tượng: khô sần, bong tróc và mốc nền khi makeup. Đó là do da bị mất nước liên tục, và hàng rào bảo vệ da không được tái tạo.
Nhìn vào trong gương, những bạn hay stress và thiếu ngủ sẽ thấy rất rõ làn da trở nên xỉn màu, đục đục dù đã bôi đủ các chất chống oxy hóa. Nhưng gốc tự do đang xâm chiếm bên trong cơ thể, nếu không cải thiện từ gốc rễ thì da khó lòng đẹp lên được.
Cảm giác bôi mỹ phẩm vào da không thấm được, các hoạt chất cứ “trơ trơ” trên da, thậm chí dùng mỹ phẩm đắt tiền và nồng độ cao cũng không hiệu quả. Chính vì da đang giảm phản ứng sinh học, “từ chối” nhận sự chăm sóc từ bên ngoài, mà cần bạn quay về bên trong.
Bí mật để có làn da đẹp “ứng phó” với stress và mất ngủ
Phục hồi da không chỉ bằng hoạt chất – mà bằng nhịp sinh học

- Đầu tiên, nếu bạn thường xuyên mất ngủ tâm lý sẽ dẫn đến tình trạng tìm gì đó loay hoay cả đêm, bấm điện thoại, lướt tin tức, xem mạng xã hội. Cứ thế kéo dài ngày qua ngày và ta cứ bị mất ngủ.
- Trước hết, chúng ta cần chấp nhận sự thật này và bắt đầu thay đổi. Hãy xây dựng thói quen đi ngủ trước 23 giờ mỗi ngày, ít nhất 5 trong 7 ngày làm được điều này. Bạn biết không, ngủ đủ giấc thôi sẽ giúp tăng sinh collagen đáng kể, do tăng GHS là một chất chống oxy hóa nội sinh.
- Bạn cần giảm hoạt động của hệ trục não – da, đó là HPA. Nếu có thời gian, bạn có thể tìm hiểu về phương pháp như thiền định, mỗi ngày 5 đến 10 phút, tập hít thở sâu trong 4 đến 7 giây.
- Quan trọng hơn nữa, là giảm dopamine tiêu cực, chẳng hạn như đừng soi gương quá nhiều, nếu nhìn vào gương bạn có thể mỉm cười và cảm ơn chính bản thân mình.
Điều chỉnh routine theo từng giai đoạn sinh lý

- Nếu bạn thường xuyên mất ngủ kéo dài, lúc này hàng rào bảo vệ da đang rất yếu. Thế nên, đừng dùng active để cứu vãn gì lúc này cả, vì nó chỉ làm tăng nguy cơ kích ứng thêm thôi. Thay vào đó, chú trọng đến phục hồi và kháng viêm nhẹ nhàng từ: Squalane, Ceramide, Panthenol, chiết xuất hoa cúc, chiết xuất rau má,…
- Ở giai đoạn dần ổn định, bạn chỉ bị stress nhẹ và tần suất không nhiều. Bạn có thể bắt đầu lại với active nhẹ nhàng, như retinol nồng độ thấp để giúp tạo ra tế bào mới. Thay dùng Niacinamide dưới 5% để kháng viêm, giảm dầu và phục hồi da lại. Có thể kết hợp với AHA dưới 5% để loại bỏ lớp da chết xỉn màu.
- Giai đoạn phục hồi sau đợt stress, ngoài những bước cơ bản trong routine skincare. Bạn có thể kết hợp thêm các hoạt chất chống thâm mạnh mẽ hơn, để ức chế lượng melanin dư thừa. Nhưng đừng mạnh bạo quá để da bị kích ứng là không hay đâu nhé.
Xây dựng lại hệ miễn dịch tâm lý cho làn da

Chúng ta cần phải ngó lại vào bên trong, mọi thứ tốt nhất mà chúng ta tìm kiếm đều ở đây cả. Bạn biết không, da chúng ta có đủ Ceramide, đủ Hyaluronic Acid, thậm chí dư thừa collagen và elastin nếu chúng ta sử dụng chúng đúng cách. Mất ngủ và stress ảnh hưởng đến các thành phần này rất nhiều – thế nên, chúng ta nhận ra tác hại và đừng lo lắng, tìm cách sửa dần dần lại.
Một routine sống lành mạnh quan trọng hơn một routine skincare 77 49 bước. Không có gì quý hơn một cơ thể khỏe mạnh. Không có gì quý hơn sức khỏe cả. Hãy xem skincare, các hoạt chất như một món gia vị thêm vào cho bữa ăn phong phú và tận hưởng nó thôi nhé.
Có những căn nhà đơn sơ nhưng được xây bằng gạch chắc, vữa dày và lớp sơn đúng nên bất chấp bão đến. Tương tự như thế, một làn da đẹp không chỉ đến từ việc đắp thêm các bước skincare, mà phải xây dựng sức khỏe từ bên trong. Thế nên, không có gì thay thế hoàn toàn được một giấc ngủ đủ hay một tinh thần thoải mái, mỹ phẩm hay makeup chỉ là hỗ trợ tạm thời thôi. Beaudy.vn hi vọng bạn sẽ quay về yêu thương bản thân, ôm lấy nó và dịu dàng hơn nhé!
Nếu các bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng biết nhé!