Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mỹ phẩm khi bôi lên da có thực sự hoạt động, hay cách chúng thẩm thấu vào da là gì? Thực tế, các hoạt chất có thể xâm nhập vào da qua nhiều con đường khác nhau, nhưng hiệu quả hấp thu lại phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng Beaudy.vn khám phá 4 con đường hấp thu hoạt chất qua da của bạn nhé!
Cấu tạo tế bào da và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ hoạt chất
Hệ thông các lớp của da
Đầu tiên chúng ta cần nhắc lại về một vài điểm chính của tế bào da trên cơ thể. Làn da bao gồm 3 lớp là: biểu bì, trung bì và hạ bì. Chúng ta không nhắc lại về chức năng của da, mà sẽ tập trung hướng đến 2 tầng quan trọng nhất có ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ hoạt chất qua da, đó là ranh giới giữa lớp trung bì và biểu bì. Tại đây có sự phát triển các mao mạch máu vô cùng phong phú, khi hoạt chất được hấp thụ sẽ phân bố đến các tế bào da và phát huy tác dụng.
Vai trò của hàng rào bảo vệ da
Một trong những lớp bảo vệ quan trọng nhất, được xem là tấm khiên chống lại những tấn công từ bên ngoài, nếu không có nó thì làn da sẽ tổn thương vô cùng nghiêm trọng, đó là hàng rào bảo vệ da. Hàng rào bảo vệ da bao gồm 2 thành phần chính là: gạch (tế bào da) và vữa (là lớp lipid kép bao gồm có ceramide, axit béo và cholesterol). Chúng tạo ra lớp màng lipid không cho phép các phân tử lớn có thể đi qua. Ngược lại các phân tử ưa dầu như Retinoids lại rất dễ tương tác với lớp lipid nên hoạt động thuận lợi.
4 con đường hấp thu hoạt chất qua da
Con đường giữa các tế bào
Tuy chỉ chiếm 0.1mm thế nhưng lớp biểu bì lại có cấu trúc vô cùng phức tạp. Đầu tiên phải kể đến là các tế bào Keratinocytes ở lớp sừng liên kết chặt chẽ với nhau, với mục đích bảo vệ da, nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn để các hoạt chất đi qua. Bởi tế bào Keratinocytes và Lipid tạo thành mạng lưới đặc biệt chỉ cho các phân tử nào ưa lipid qua được.
Thế nên, các nhóm chất như Retinoids, Salicylic Acid, vitamin E hay các thành phần chống oxy hóa,… nhờ tương thích với lớp lipid nên dễ dàng lướt qua các không gian gian bào và đi sâu vào trong da. Còn những thành phần ưa nước (Hydrophilic), Vitamin C (dạng Ascorbic Acid) nếu không có chất vật chuyển ưa dầu kèm theo thì khó hấp thụ hơn.
Con đường xuyên qua tế bào
Con đường thứ hai có tính khó nhằn hơn, đó là đòi hỏi các phân tử đi xuyên qua tế bào Keratinocytes mà không cần phải “luồn lách” như trước. Ngoài trừ các phân tử ưa dầu và có kích thước có thể đi qua, thì một giải pháp dành cho các phân tử ưa nước đó là sử dụng công nghệ bọc. Ví dụ như công nghệ liposome giúp bao bọc lấy các hoạt chất trong một túi nhỏ, tăng tính tương thích với màng tế bào và cho phép chúng dễ dàng thấm sâu vào bên dưới da.
Con đường qua nang lông và tuyến bã nhờn
Các tuyến bã nhờn và nang lông không chỉ có công dụng cân bằng độ ẩm, mà đây con là con đường cho các hoạt chất mỹ phẩm có thể đi qua. Vì bản chất của bã nhờn đã có sẵn các phân tử liphophilic (ưa dầu) nên chỉ cần các hoạt chất có tính tương thích với dầu (Retinol, Niacinamide, BHA) sẽ dễ dàng đi qua con đường này. Thế nhưng, bạn phải luôn điều tiết lượng bã nhờn một cách phù hợp, nếu chúng tiết ra quá mức ngược lại là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông khiến các hoạt chất càng khó hấp thu vào sâu trong da.
Con đường qua tác động cơ học
Đây là phương pháp xâm lấn da có chủ đích như lăn kim, phi kim,… bằng cách tạo ra những tổn thương nhỏ trên bề mặt da như một kênh dẫn giúp hoạt chất hấp thu vào da dễ dàng hơn. Thay vì phải dùng hàng loạt các công nghệ đắt tiền, các chất dẫn ưa dầu phức tạp thì việc mở ra một con đường sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Nhưng bên cạnh đó, người thực hiện phương pháp xâm lấn cũng sẽ phải đối mặt nguy cơ tổn thương da, khi hàm lượng collagen tăng sinh không đủ sẽ có nguy cơ sẹo lõm, ngược lại collagen tăng sinh quá mức thì gây ra sẹo lồi.
Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của da
Tính chất lý hóa của hoạt chất
Về mặt lý thuyết nghiên cứu chỉ cần phân tử có kích thước nhỏ hơn 500 Dalton thì có thể thẩm thấu tốt hơn, vì dễ dàng vượt qua được các lớp tế bào da. Vậy các phân tử có kích thước lớn sẽ cần có công nghệ bọc phân tử, hoặc tách nhỏ hoạt chất dưới dạng nano, dùng các chất dẫn ưa dầu để hòa tan độ thẩm thấu, hoặc dùng phương pháp cơ học để mở đường cho hoạt chất đi vào sâu trong da.
Tùy thuộc vào tình trạng da của từng người
Bên cạnh đó, bạn có thể thấy tùy vào cơ địa mà có bạn dùng mỹ phẩm rất hợp, có bạn lại dễ kích ứng. Đó là vì nền da của mỗi chúng ta không giống nhau. Ví dụ bạn có làn da khô thì da có xu hướng thiếu độ ẩm, bắt buộc các tế bào các xếp khít lại để tránh mất nước, từ đó khiến hoạt chất khó thẩm thấu hoàn toàn. Hoặc ngay cả khi bạn có làn da dầu nhưng không làm sạch tốt, thì lớp lipid lại có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo môi trường không thuận lợi cho hoạt chất có thể đi vào.
Điều kiện của môi trường
Cùng với đó, hoạt chất hay thành phần mỹ phẩm còn chịu ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài, đó là: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các tác nhân khác. Ví dụ như nhiệt độ tăng (bạn có thể trong spa thường dùng các phương pháp xông hơi da mặt, ánh sáng LED đỏ) mục đích giúp tăng hiệu quả thẩm thấu. Ngoài ra, với một vài hoạt chất như Retinoids, AHA khi bôi vào ban ngày sẽ làm tăng nguy cơ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Cho đến hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu, phát minh và cải tiến về mặt công thức giúp tăng khả năng thẩm thấu của hoạt chất vào sâu trong da. Thế nên, nếu chăm chỉ dưỡng da đầy đủ (không lạm dụng quá mức) thì làn da sẽ khỏe mạnh, mịn màng và tươi trẻ theo thời gian. Hi vọng với 4 con đường hấp thu hoạt chất qua da trong bài viết hôm nay, Beaudy.vn sẽ mang đến thêm góc nhìn mới về ngành làm đẹp. Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề chăm sóc da sắp tới nhé!
Mình mong muốn nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các bạn về bài viết này, hãy để lại bình luận để mình cảm ơn nhé.