Da dầu là loại da phổ biến của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nên bề mặt da thường bóng dầu và dễ tích tụ bụi bẩn. Chính bởi vậy, việc tẩy tế bào chết cho da là vô cùng cần thiết nếu muốn duy trì một làn da tươi trẻ, mịn màng. Vậy bạn đã biết cách lựa chọn sản phẩm cũng như thành phần tẩy tế bào chết cho da dầu chưa? Cùng Beaudy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
- Da dầu có đặc điểm gì?
- Da dầu nên dùng tẩy tế bào chết có thành phần nào?
- Da dầu không nên chọn tẩy tế bào chết có thành phần nào?
- Chất tạo màu và tạo mùi (Fragrance/Parfume)
- Sulfate
- Cồn khô (alcohol denat)
- Paraben
- Silicone
- Isopropyl Palmitate
- Cách tẩy tế bào chết cho da dầu để đạt hiệu quả cao
- Cần lưu ý gì khi sử dụng tẩy tế bào chết cho da dầu?
Da dầu có đặc điểm gì?
Đầu tiên chính là tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ so với tình trạng da khác và đây là đặc điểm rõ ràng và dễ nhận biết nhất về một làn da dầu. Do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nên bề mặt da thường sẽ có hiện tượng bóng dầu. Chủ yếu lượng dầu tiết ra hầu hết trên khuôn mặt nhưng tập trung chủ yếu ở vùng trán, mũi, má, và cằm,… Điều này rất dễ khiến da bị tích tụ bụi bẩn và dầu thừa, gây nên tình trạng mụn đầu đen, mụn trứng cá trên da.
Những người sở hữu làn da dầu thường có lỗ chân lông to hơn bình thường, đặc biệt là ở vùng mũi và hai bên má. Lý do chính đến từ việc tuyến bã nhờn hoạt động mạnh làm sản sinh lượng lớn dầu thừa trên da, khiến các lỗ chân lông phải giãn nở nhiều và khiến nó bị to ra. Bằng mắt thường, bạn hoàn toàn có thể quan sát đặc điểm này ở những người có làn da dầu.
Do bề mặt da bị tích tụ một lượng lớn dầu thừa nên thường gây cảm giác dính rít, làm tăng khả năng bám bụi từ môi trường. Điều này là nguyên nhân làm hình thành nên các loại mụn như mụn đầu đen, mụn đầu trắng,.. do lỗ chân lông bị bít tắc. Nếu không được làm sạch kỹ thì tình trạng sẽ trầm trọng hơn, có thể dẫn đến việc hình thành mụn mủ, mụn viêm sưng.
Da dầu nên dùng tẩy tế bào chết có thành phần nào?
Salicylic Acid (BHA)
Salicylic Acid là thành phần vàng được các nàng da dầu vô cùng yêu thích bởi khả năng điều tiết bã nhờn hiệu quả trên da. Cơ chế hoạt động của hoạt chất này đó là len lỏi sâu vào trong lỗ chân lông để loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn, từ đó giúp da được làm sạch tốt, giảm dầu rõ rệt. Thành phần này cũng có khả năng tẩy sạch tế bào chết trên da, giúp da luôn mềm mịn, thoáng mát.
Glycolic Acid
Glycolic Acid cũng là thành phần tẩy tế bào chết nhận được nhiều sự quan tâm, phù hợp sử dụng cho nhiều loại da, kể cả da dầu mụn. Thành phần này giúp điều tiết lượng dầu thừa trên da, đồng thời ngăn chặn tình trạng bít tắc lỗ chân lông, từ đó giảm thiểu nguy cơ hình thành mụn trên da. Bên cạnh đó, khi sử dụng Glycolic Acid đều đặn, kết hợp chu trình chăm sóc da đúng cách, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi khác biệt về màu da trên cơ thể nữa đó.
Lactic Acid
Lactic Acid được sử dụng nhiều trong các sản phẩm tẩy tế bào chết bởi mang lại lợi ích tuyệt vời cho làn da. Trong môi trường có độ pH phù hợp, thành phần này hoạt động một cách nhẹ nhàng, giúp phá vỡ các liên kết giữa các tế bào da chết, từ đó lấy đi lớp sừng trên da mà không khiến da bị tổn thương. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Lactic Acid còn giúp dưỡng ẩm và giữ ẩm cho da, giúp làm mờ các vết thâm nhanh chóng, khiến da lấy lại nét tươi trẻ, mịn màng.
Niacinamide
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Niacinamide có khả năng điều tiết, hấp thụ bã nhờn trên da rất tốt. Bên cạnh đó, thành phần này cũng giúp củng cố hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, tăng khả năng sản sinh collagen tự nhiên và tái tạo bề mặt da, giúp giảm tình trạng thâm nám, xỉn màu, lỗ chân lông to.
Zinc (kẽm)
Zinc là thành phần có khả năng điều tiết lượng dầu thừa trên da rất tốt, được sử dụng nhiều trong những trường hợp da đang bị mụn, da nhạy cảm, cần kháng khuẩn và phục hồi. Điểm đặc biệt của Zinc đó chính là khả năng ngăn ngừa mụn hiệu quả, giảm dầu thừa trên da, cực kỳ phù hợp với những cô nàng đang tìm kiếm một thành phần an toàn, lành tính, dễ sử dụng.
Da dầu không nên chọn tẩy tế bào chết có thành phần nào?
Chất tạo màu và tạo mùi (Fragrance/Parfume)
Chất tạo màu và tạo mùi là thành phần có khả năng gây kích ứng da cao nhất, đặc biệt đối với làn da dầu thì những sản phẩm chứa hai chất này sẽ làm tăng khả năng kích ứng da. Đồng thời sẽ làm xuất hiện tình trạng mụn nước, mẩn đỏ, da sần sùi, nhạy cảm.
Sulfate
Sulfate là chất hoạt động bề mặt có khả năng tẩy rửa và nồng độ cao. Điều này gây mất cân bằng dầu – nước trên da, khiến da bị khô và phải liên tục tiết dầu để cấp ẩm lại cho làn da. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng cảm giác sạch bong kin kít này mới làm cho làn da sạch bẩn hoàn toàn. Nhưng thực tế đây chỉ là cảm giác sạch giả và chỉ xuất hiện tối đa 3 – 5 phút sau khi rửa mặt, khiến da yếu hơn và nhanh lão hóa.
Cồn khô (alcohol denat)
Từ xa xưa, cồn đã được ứng dụng vào trong các loại mỹ phẩm như một thành phần giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều cô nàng gặp phải tình trạng kích ứng da, nổi mẩn đỏ và gây nên mụn. Do đó, nếu muốn làn da được an toàn nhất thì chắc chắn bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng những sản phẩm có chứa cồn nhé.
Paraben
Paraben được cấm ở nhiều quốc gia và mỹ phẩm vì đây là chất bảo quản được thêm vào với mục đích giúp ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và tình trạng phân hủy của các hoạt chất trong sản phẩm. Hoạt chất này cũng gây mất cân bằng nội tiết cơ thể và gây ung thư nên khi dùng thì cần đặc biệt cân nhắc. Nếu muốn đảm bảo sức khỏe cho bản thân thì các nàng hãy tránh sử dụng paraben nhé.
Silicone
Silicone thực chất có khả năng kiềm dầu và làm mịn da rất tốt, được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, đối với da dầu thì đây lại thành phần có khả năng gây mụn cao và làm bít tắc lỗ chân lông, đặc biệt là nếu sử dụng trong thời gian dài thì rất dễ khiến da bị sần sùi, thô ráp. Do đó, hãy hạn chế sử dụng silicone để có thể bảo vệ làn da tốt nhất nhé.
Isopropyl Palmitate
Thành phần này được sử dụng khá nhiều trong các loại kem chống nắng, giúp tạo cảm giác mềm mịn trên da. Tuy nhiên, đối với những làn da dầu, đặc biệt là khi da đang có mụn thì đây lại nguyên nhân khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn không thực sự chắc chắn liệu làn da có bị mụn khi sử dụng thành phần này hay không thì tốt nhất nên tránh xa nhé.
Cách tẩy tế bào chết cho da dầu để đạt hiệu quả cao
- Làm sạch da mặt bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt để lấy đi bụi bẩn, dầu thừa sâu trên da.
- Dùng khăn bông thấm khô mặt rồi lấy một lượng tẩy tế bào chết ra tay.
- Massage đều khắp khuôn mặt để sản phẩm hoạt động hiệu quả nhất.
- Sử dụng toner để cân bằng độ pH cho làn da.
- Tiến hành các bước dưỡng da tiếp theo.
- Sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi buổi sáng trước khi ra ngoài.
Cần lưu ý gì khi sử dụng tẩy tế bào chết cho da dầu?
Lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da
Tùy vào từng loại da mà các nàng sẽ có các sự lựa chọn khác nhau về tẩy tế bào chết. Tuy nhiên với làn da dầu thì dù là sản phẩm dạng hạt hay dạng gel đều có thể sử dụng được. Ưu tiên các loại tẩy tế bào chết có chứa BHA, thẩm thấu sâu vào trong lỗ chân lông giúp làm sạch sợi bã nhờn.
Không tẩy da chết quá thường xuyên
Các bác sĩ da liễu khuyến cáo rằng mỗi người chỉ nên thực hiện tẩy tế bào chết tối đa 2 – 3 lần/tuần để đảm bảo da được làm sạch hiệu quả. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến da trở nên mỏng và yếu hơn, khiến tình trạng mụn trên da trở nặng.
Kem chống nắng là thứ không thể thiếu
Sau quá trình tẩy da chết, da sẽ nhạy cảm hơn. Do đó, giai đoạn này sẽ cần sử dụng các biện pháp để bảo vệ làn da khỏi tác động từ ánh nắng mặt trời. Trong đó, kem chống nắng là người bạn không thể thiếu của mỗi người. Hãy đảm bảo thoa kem chống nắng đầy đủ 2 – 3 lần/ ngày để làn da được bảo vệ tốt nhất nhé.
Bạn có thể đọc thêm các bài viết liên quan tại đây:
- Vì sao da không đều màu? Bật mí cách dưỡng da trắng sáng, đều màu hơn
- Tổn thương da: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị kịp thời
- Nuôi dưỡng tóc đúng cách với những mẹo đơn giản và nhanh chóng
Trên đây là những chia sẻ về việc tẩy tế bào chết cho da dầu. Hy vọng rằng thông tin này đã hữu ích với bạn đọc, giúp bạn hiểu hơn về làn da cũng như tìm ra phương pháp tẩy tế bào chết phù hợp nhất. Đừng quên đón đọc các bài viết thú vị hơn tại chuyên mục Làm đẹp nhé.