Dưỡng ẩm chính là chìa khóa cho làn da khỏe mạnh – khi da đủ ẩm từ sâu bên trong, vẻ rạng rỡ tự nhiên sẽ bừng sáng. Thế nhưng, liệu bạn có chắc mình đang dưỡng ẩm đúng cách? Rất nhiều người đã vô tình rơi vào những quan niệm sai lầm. biến quy trình chăm sóc da trở nên phản tác dụng. Kết quả là không chỉ thiếu ẩm mà còn đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng hơn. Mời bạn cùng Beaudy.vn khám phá 7 bí mật về dưỡng ẩm da và những lời giải khiến bạn bất ngờ!

Da của mỗi chúng ta đều có hàng rào bảo vệ bên ngoài (Skin Barrier), được cấu tạo từ các lipid (Cholesterol, axit béo và Ceramides) và Protein. Nhờ có các thành phần này mà da không bị mất nước ngược ra bên ngoài, hơn thế nữa, là có một tấm khiên mạnh mẽ chống lại những tấn công từ vi khuẩn vào bên trong da. Khi một làn da đủ ẩm thì sẽ giúp bạn ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm, điều tiết lượng dầu và nước giúp ngăn ngừa mụn, tối ưu hiệu quả của routine skincare hàng ngày.

Chỉ có da khô mới cần dưỡng ẩm

su that ve duong am da 2 415c8fe9
Bất kỳ làn da nào cũng cần được dưỡng ẩm đúng cách (nguồn: internet)

Bản chất của làn da khô là tuyến bã nhờn hoạt động kém hiệu quả, nên lớp lipid không ổn định để giữ nước cho làn da. Thế nên, việc dưỡng ẩm cho da khô là điều cần thiết và hầu như bắt buộc phải thực hiện hằng ngày. Thế nhưng, ngoài da khô thì bất kỳ loại da nào cũng cần được dưỡng ẩm hợp lý, dùng một lượng dưỡng ẩm nhiều hoặc ít tùy vào tình trạng da.

Bất kỳ làn da nào cũng đều có thể gặp tình trạng TEWL (Trans-Epidermal Water Loss), mất nước xuyên biểu bì của da. Khi hàng rào bảo vệ da suy yếu thì da có xu hướng mất nước nhiều và nhanh hơn, thế nên da dầu hay da hỗn hợp mất nước quá nhiều cũng có thể trở thành làn da khô. Dưỡng ẩm là một giai đoạn khép kín bao gồm cả việc dùng các sản phẩm: Humectants (chất hút ẩm), Emollients (chất làm mềm) và Occlusives (chất khóa ẩm).

Da dầu không cần dưỡng ẩm

Da dầu nhiều và thường xuyên nguyên nhân từ việc thiếu độ ẩm (nguồn: internet)

Quan trọng hơn nữa, đó là có những ý kiến cho rằng da dầu không cần dưỡng ẩm, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho làn da. Da dầu có cơ chế chính là do mất cân bằng dầu và nước, dẫn đến các tuyến bã nhờn phải tăng hoạt động mạnh hơn để bù đắp lại. Cũng chính vì da thiếu ẩm, các tuyến bã nhờn tăng sinh cả những tế bào chưa trưởng thành, làm chất lượng sợi bã nhờn không tốt (bã nhờn đặc quánh và kẹo lại như đường mạch nha). Chính vì điều này đã dẫn đến tình trạng mụn, viêm và lão hóa sớm.

Chỉ cần uống nước là đủ dưỡng ẩm cho da

Với những làn da khô căng thì nên dưỡng ẩm phù hợp thêm cho da (nguồn: internet)

Nước luôn được khuyến khích uống mỗi ngày từ 2 đến 3 lít (đối với người bình thường). Bởi nước là môi trường thuận lợi để các tế bào da được phát triển, tế bào hấp thụ đủ nước cũng căng mọng và đàn hồi hơn. Thế nhưng uống nước là giải pháp bổ sung độ ẩm từ sâu bên trong, tập trung ở lớp hạ bì (lớp sâu nhất của da), trong khi đó lớp thượng bì hầu như chỉ giữ được khoảng 15% đến 20%.

Do đó, bạn không thể chỉ để da phụ thuộc vào mỗi việc uống nước, mà thay vào đó bạn nên cấp nước thêm từ bên ngoài. Vì mỗi ngày da chúng ta không chỉ mất nước tự nhiên, mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ, môi trường, đặc biệt là tia UV càng mạnh da càng dễ mất nước và nhanh lão hóa sớm hơn. Thế nên, bạn có thể dưỡng ẩm bằng nhiều cách khác nhau như dùng toner (nước hoa hồng), serum (tinh chất chuyên sâu), kem dưỡng ẩm và đặc biệt là dùng kem chống nắng vào ban ngày.

Sản phẩm dưỡng ẩm nào cũng giống nhau

Mọi sản phẩm dưỡng ẩm tuy đều cấp nước và khóa ẩm tuy nhiên vẫn có sự khác biệt (nguồn: internet)

Sản phẩm dưỡng ẩm có rất nhiều dạng và nhiều công thức. Ví dụ như toner (nước hoa hồng) thì có kết cấu lỏng nhẹ, thấm nhanh và dùng để dưỡng ẩm tức thì trên bề mặt da. Hoặc serum (tinh chất) thì có loại kết cấu lỏng nhẹ như gel, có loại thì đặc hơn nhưng cơ chế dưỡng ẩm sâu hơn, tốt hơn cho da. Và kem dưỡng ẩm thường có kết cấu đặc nhất, dùng để khóa ẩm cho lớp thượng bì không bị mất hơi nước ra bên ngoài.

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Điều này chưa đề cập đến cả việc dùng thành phần trong sản phẩm như thế nào, có những sản phẩm sẽ chứa nhiều chất Humectants (Glycerin, Hyaluronic Acid,…) nên kết cấu thường lỏng nhẹ và phù hợp cho da dầu, da hỗn hợp. Ngược lại, trong thành phần có nhiều Occulsive hay Emollients sẽ có kết cấu dày hơn, phù hợp cho da khô và da dễ mất nước.

Dưỡng ẩm gây bít tắc lỗ chân lông

Nếu kết cấu dày dính thì nguy cơ bít tắc lỗ chân lông ở da dầu rất cao (nguồn: internet)

Không phủ nhận điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình dưỡng ẩm da. Nếu bạn chọn không đúng sản phẩm và kết cấu trong đó, sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông do da không thể thẩm thấu hết được. Một số thành phần dễ gây bít tắc lỗ chân lông trong mỹ phẩm như là: dầu khoáng, bơ hạt mỡ,…

Do đó, nếu lo lắng da có nguy cơ bị bít tắc hãy ưu tiên những thành phần dịu nhẹ và an toàn hơn. Trong mỹ phẩm có ký hiệu “Non-Comedogenic” để chỉ những loại kết cấu dưỡng ẩm da không chứa thành phần gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các bước tẩy tế bào chết đều đặn với BHA, AHA.

Kem dưỡng ẩm da càng đắt tiền càng hiệu quả

Một sản phẩm tốt không chỉ phụ thuộc vào mỗi giá thành (nguồn: internet)

Ngoài bảng thành phần chất lượng trong sản phẩm khiến giá sản phẩm nhỉnh hơn. Bên cạnh đó, một sản phẩm còn chịu nhiều yếu tố chi phối khác như bao bì, chiến dịch quảng cáo, công trình nghiên cứu đằng sau đó,… Ví dụ như các sản phẩm dưỡng ẩm da nếu được bọc thêm các công nghệ như Nano-Encapsulation sẽ tăng hiệu quả thẩm thấu vào trong da và giá thành sẽ đắt hơn.

Thế nên, không thể phủ nhận một sản phẩm đắt cũng có những điều xứng đáng. Tuy nhiên bạn không nên chỉ chăm chăm nhìn vào giá mà chọn bất kỳ sản phẩm nào. Thay vào đó, hãy đọc kỹ bảng thành phần, hiểu rõ vấn đề da đang gặp phải và dựa trên những đánh giá thực tế từ người dùng trước để có cách nhìn toàn diện hơn.

Không cần dưỡng ẩm khi da đang bị mụn

Da mụn vẫn nên dưỡng ẩm nhưng cần thực hiện đúng phương pháp (nguồn: internet)

Khi bị mụn da bị tấn công bởi nhiều vi khuẩn và các yếu tố từ bên ngoài dẫn đến hàng rào bảo vệ da tổn thương. Cũng chính thế mà da càng dễ mất nước, da mất nước phải tăng tiết dầu để bù trừ, tạo thành vòng lặp khiến da mụn mãi không khỏi. Dưỡng ẩm đầy đủ sẽ giúp phục hồi lại độ khỏe mạnh của hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa da thiếu độ ẩm và từ đó hỗ trợ giảm mụn hiệu quả hơn.

Thế nhưng, bạn cần lưu ý nho nhỏ khi chọn sản phẩm dưỡng ẩm cho da mụn. Ngoài tiêu chí “Non Comedogenic” không gây tắc nghẽn lỗ chân lông, thì cân nhắc bổ sung thêm các thành phần kháng viêm và phục hồi tốt cho da mụn (Niacinamide, Zinc, Aloe Vera, Panthenol). Và đừng quên kết cấu mỏng nhẹ sẽ là lợi thế khi dùng cho da mụn nhé.

Dưỡng ẩm không chỉ là 1 bước đơn giản kết thúc mọi quy trình chăm sóc da, mà đây còn là nền tảng cho làn da khỏe mạnh. Tránh được những quan niệm sai lầm về dưỡng ẩm da sẽ giúp bạn duy trì được hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh và làn da đẹp hơn từng ngày. Hi vọng với 7 sự thật về thói quen dưỡng ẩm da trong bài viết hôm nay, đã mang đến nhiều thông bổ ích. Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề sắp tới!

Bạn ơi, bài này hay chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Mình mong muốn được nghe những ý kiến của các bạn về bài viết này!

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version