Theo thời gian làn da dần trở nên khô hơn, thiếu sức sống và luôn xỉn màu đó là vì da luôn trông tình trạng thiếu ẩm. Và những lúc thế này thay vì phải loay hoay 7749 bước skincare phức tạp, các cô nàng hoàn toàn có thể giải quyết nhanh chóng chỉ bởi một lần đắp mặt nạ. Với hàng trăm loại mặt nạ khác nhau, đa dạng chất liệu và công dụng thần kỳ, vậy làm thế nào để biết đâu là chân ái của bạn. Hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu cách phân loại mặt nạ dưỡng da theo dạng bào chế phổ biến nhất và từ đó chọn được sản phẩm phù hợp nhất nhé.
Mặt nạ dưỡng da là gì?
Mặt nạ dưỡng da là bước chăm sóc da được thiết kế như một liệu trình tại spa, bởi lượng dưỡng chất đầy tinh túy có trong miếng mặt nạ gần bằng dung tích của một chai serum. Mặt nạ được tạo ra như một giải pháp chăm sóc da nhanh chóng và tiện lợi nhất, bởi chỉ cần từ 10 đến 30 phút làn da như được “hồi sinh” ngay tức thì bởi các hoạt chất được chọn lọc vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận nhất như: vitamin C dưỡng sáng da, Peptides chống lão hóa, Hyaluronic Acid đa phân tử cấp ẩm sâu và đa chiều,…
Đối với những cô nàng không thích 7749 bước skincare nhưng vẫn muốn có được làn da đẹp. Hay bạn có thể thấy các thần tiên tỷ tỷ ở các nước Đại Lục và siêu sao quốc tế với lịch trình dày đặc đều dành thời gian để đắp mặt nạ mỗi ngày. Bởi một miếng mặt nạ có thể cấp nước cho da nhanh chóng nhất, đưa các dưỡng chất sâu bên trong và ngăn ngừa được lão hóa rất tốt nếu bạn muốn chống lão hóa một cách lâu dài.
Với những hiệu quả vượt trội đến như thế nên hầu như mặt nạ dưỡng da luôn chiếm một góc trong tủ đồ skincare của nhiều cô nàng hiện nay. Và cũng từ đấy, mỗi làn da đều cần chăm sóc khác nhau, thành phần khác nhau và dĩ nhiễn một loại mặt nạ khác nhau. Hiện nay, đã có hơn hàng trăm nghìn miếng mặt nạ giấy, hàng chục nghìn hũ mặt nạ đất sét, hàng nghìn tuýp mặt nạ ngủ được cho ra mắt mỗi ngày. Vậy làm thế nào để phân loại được mặt nạ dưỡng da phù hợp với bản thân? Cùng Beaudy.vn tìm hiểu tiếp nhé.
Cách phân loại mặt nạ dưỡng da theo dạng bào chế phổ biến nhất
Phân loại mặt nạ theo dạng bào chế là cách phân loại đơn giản nhất bởi bạn hoàn toàn có thể nhận thấy bằng mắt thường, đọc được trực tiếp trên bao bì và nhận diện rõ ràng kết cấu của sản phẩm. Từ đó, giúp tối ưu hiệu quả và thời gian để chọn lựa loại bào chế mặt nạ phù hợp cho tình trạng da ngay lúc này. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cách phân loại mặt nạ khác nhau theo công dụng, thành phần, mục đích sử dụng,… do đó sẽ có nhiều nhóm mặt nạ đa dạng hơn mà có thể bài viết chưa đề cập đến.
Mặt nạ giấy
Là nhóm chất liệu phổ biến nhất ở những năm trước đây, đặc trưng của mặt nạ giấy là có độ dày nhiều và trọng lượng lớn nên chứa được nhiều dưỡng chất. Dễ dàng thấy các dạng mặt nạ giấy thường có một lượng tinh chất rất nhiều, thấm đẫm cả miếng mặt nạ và dư ra để đắp cho vùng da khác.
Chất liệu của mặt giấy có 2 loại chính là: cotton và microfiber. Cotton là lựa chọn phổ biến bởi 100% sợi bông tự nhiên, giá thành rẻ, tuy nhiên sau khi đắp để nhiều xơ bông và rất mau khô dưỡng chất. Microfiber được kết hợp từ Polyester và Polyamide nhẹ thoáng hơn cotton nhưng không thân thiện với môi trường.
Mặt nạ giấy là lựa chọn cho những bạn mới bắt đầu dưỡng da, chưa có quá nhiều chi phí để đầu tư cho mặt nạ, chỉ cần các sản phẩm cấp ẩm da mỗi ngày thì có thể cân nhắc sử dụng.
Mặt nạ vải
Khi nhu cầu làm đẹp càng cao thì chất liệu mặt nạ được cải tiến trở nên cao cấp hơn. Và hiện nay, mặt nạ vải chiếm đại đa số và lựa chọn yêu thích của rất nhiều cô nàng. Giá thành phải chăng phù hợp với đại đa số mọi người, chất lượng tốt và đặc biệt dưỡng chất được “tẩm” vào miếng mặt nạ vừa đủ, khiến da được nuôi dưỡng hợp lý và không dày bí hay khó chịu như mặt nạ giấy trước đây.
Chất liệu làm nên mặt vải hiện nay là Tencel và Lyocell được tổng hợp từ gỗ của cây bạch đàn rất thân thiện cho da và môi trường. Cảm giác khi đắp các loại mặt nạ vải thế này là vừa ôm khít, vừa như “tàn hình” trên mặt, và có cảm giác mát lạnh nhẹ nhàng. Chất liệu cao cấp trong các loại vải là Silk, được làm nên từ sợi tơ tằm với 18 loại acid amin rất tốt cho làn da.
Vì thế mặt nạ vải là lựa chọn rất tốt cho những bạn muốn chăm sóc da chuyên sâu hơn. Có thể dùng được cho các bạn có làn da nhạy cảm vì chất liệu thân thiện ít bị kích ứng, dưỡng chất không khô nhanh và kéo dài độ ẩm được lâu hơn.
Mặt nạ dạng bột
Bạn sẽ bắt gặp loại bào chế mặt nạ này trong các spa, bởi các loại bột được nghiền mịn và xay nhuyễn thường có từ thiên nhiên. Ví dụ như lá từ cánh hoa cúc, trà xanh, bột cà phê, chiết xuất rau má,… được pha với một loại dưỡng chất hoặc nước lọc, tạo thành hỗn hợp có dạng huyền phù sánh mịn đắp lên da.
Mặt nạ dạng bột hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà, bạn có thể dùng vào các ngày muốn thay đổi quy trình chăm sóc da gần gũi thiên nhiên và lành tính so với các loại mặt nạ có dạng bào chế khác.
Mặt nạ đất sét
Thành phần bắt buộc luôn có của mặt nạ đất sét đến từ các thành phần Kaolin, Clay, Bentonite,…công dụng nhất của loại mặt nạ này chính là hút dầu và giúp thanh lọc làn da. Các bụi bẩn, dầu thừa tích tụ lâu ngày dẫn đến hình thành mụn đầu đen li ti, hoàn toàn có thể giải quyết được bằng các loại mặt nạ đất sét. Ngoài ra, thời gian đắp mặt nạ đất sét chỉ khoảng 5 đến 10 phút, không để lâu hơn vì dễ gây khô da.
Vì tính chất làm sạch tốt, hút ẩm và dầu cùng lúc nên mặt nạ đất sét sẽ phù hợp hơn cho các bạn da dầu, da hỗn hợp thiên dầu, da có lỗ chân lông to, da đang bị mụn đầu đen, da bị bít tắc sợi bã nhờn chưa được làm sạch.
Mặt nạ dạng gel
Đây được xem là dạng mặt nạ đắt tiền trong các nhóm mặt nạ hiện nay. Bởi ngoài chất liệu Hydrogel vốn đã tốn nhiều chi phí sản xuất, còn được mix thêm các thành phần dưỡng ẩm sâu, công nghệ hiện đại với mục đích nuôi dưỡng làn da tốt nhất. Trong một miếng mặt nạ Hydrogel đã có hơn 90% thành phần chính là dưỡng chất, pha thêm một ít Gelatin và phụ gia. Do đó hiệu quả mang lại tốt hơn rất nhiều. Nhưng nhược điểm là cảm giác đắp trên da rất dễ bị rơi ra ngoài, bám không quá tốt, kỹ thuật đắp cũng cầu kỳ hơn.
Mặt nạ dạng gel thường được dùng cho những lúc da đang trong quá trình nhạy cảm, da sau khi thực hiện các liệu trình xâm lấn, sau laser, sau phi kim lăn kim, hay các thủ thuật khác nhau,… Chỉ với một miếng mặt nạ Hydrogel bạn dường như cảm thấy da giảm đỏ hẳn, da được phục hồi tức thì.
Mặt nạ dạng than
Đây không phải là loại mặt nạ phổ biến vì rất ít khi xuất hiện bày bán trong siêu thị hay các tiệm mỹ phẩm. Bởi mặt nạ dạng than phổ biến trong các spa và được thực hiện bởi các chuyên gia thẩm mỹ. Thành phần chính của chất bột màu đen như than đến từ Carbon, được bôi trước khi thực hiện thủ thuật trên da. Trong đó, Laser Nd:YAG thường đi kèm với mặt nạ dạng than Carbon để tăng hiệu quả, làm sạch sâu và giảm tiết dầu rất rõ rệt.
Mặt nạ ngủ
Xu hướng dùng mặt nạ ngủ nổi lên bởi thủ đô chăm sóc da ở Hàn Quốc Ưu điểm của mặt nạ ngủ dành cho các cô nàng mong muốn da được nuôi dưỡng chuyên sâu, muốn đắp mặt nạ vỗ về làn da cả đêm, đỡ bí bách da hơn và ít chất dầu khoáng như kem dưỡng ẩm. Bạn hoàn toàn có thể để những loại mặt nạ này qua đêm, sáng hôm sau rửa lại và cảm nhận da được cấp ẩm tốt, căng mọng không thua kém bất kỳ loại kem dưỡng nào cả.
Cách sử dụng mặt nạ dưỡng da hiệu quả nhất
Đầu tiên bạn cần xác định xem bản thân đang có tuýp da như thế nào và mong muốn khi chọn loại mặt nạ dưỡng da trước. Ví dụ bạn thuộc tuýp da khô và thiếu ẩm thì nên ưu tiên mặt nạ dạng vải, mặt nạ ngủ. Ngược lại da dầu và da đang có lỗ chân lông to thì chọn nhóm mặt nạ đất sét hoặc mặt nạ dạng than Carbon. Với tình trạng da nhạy cảm và da sau treatment nên cân nhắc dùng mặt nạ Hydrogel.
Bên cạnh đó, thành phần của mặt nạ cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến kết quả. Chẳng hạn như bạn đang muốn làm mờ thâm và giảm sạm nám thì chọn các loại mặt nạ có vitamin C, Arbutin, Tranexamic Acid. Thêm vào đó, nếu bạn muốn chống lão hóa chuyên sâu thì cân nhắc thêm Retinol, Peptides, Ceramide. Muốn thanh lọc da thì chọn lựa AHA, BHA,…
Và thời gian đắp mặt nạ cũng cần được chú ý lắm đấy nhé. Cách tốt nhất là đắp theo thời gian quy định của nhà sản xuất, và không đắp quá thời gian tối đa cho phép. Ví dụ như mặt nạ giấy nếu đắp quá lâu sẽ khiến da bị khô căng, hút ẩm ngược lại lúc này da vừa bị mất nước mà không được đủ dưỡng chất nuôi dưỡng da.
Trên đây là cách phân loại mặt nạ theo dạng bào chế phổ biến nhất hiện nay, nhưng trên thị trường vẫn còn có nhiều loại mặt nạ khác nhau và có nhiều công dụng tốt. Hôm nay, Beaudy.vn chỉ giới thiệu giúp các cô nàng dễ dàng chọn lựa những loại mặt nạ dễ dùng nhất cho từng mục đích da khác nhau. Hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề sắp tới, hứa hẹn sẽ vô cùng thú vị luôn đấy nhé!
Các bạn có ý kiến gì về nội dung bài viết này? Hãy chia sẻ để mình được biết.