Có phải mắt bạn lúc nào cũng thâm quầng khiến bạn lúc nào trông cũng mệt mỏi và ốm yếu không? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu 9 nguyên nhân gây thâm mắt mà bạn không ngờ tới và cách xử lí vấn đề này nhé.
- 9 nguyên nhân gây thâm mắt
- 1. Mang thai
- 2. Di truyền
- 3. Dị ứng
- 4. Melanin trong da
- 5. Các mạch máu tăng lên
- 6. Một số loại thuốc
- 7. Tuổi tác
- 8. Phù nề
- 9. Môi trường xung quanh & Phong cách sống
- Làm thế nào để xử lí quầng thâm mắt?
- 1. Đảm bảo cho da cấp nước đầy đủ
- 2. Chọn tư thế ngủ phù hợp
- 3. Điều trị bằng thuốc
- 4. Một vài biện pháp khác:
- Cách ngăn chặn quầng thâm mắt
9 nguyên nhân gây thâm mắt
1. Mang thai
Hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp thay đổi trong màu da. Thông thường, các mảng tăng sắc tố xuất hiện trên vùng da thường sẽ có màu nâu hoặc xám, xuất hiện xung quanh mắt sẽ có màu đen.
2. Di truyền
Các nghiên cứu chỉ ra rằng gen di truyền có thể góp phần tạo ra các mảng tối trên da như mí mắt sẫm màu. Một vài người có quầng thâm quanh mắt từ khi còn trẻ và càng ngày càng sẫm màu hơn khi lớn lên.
3. Dị ứng
Các phản ứng kích ứng hoặc dị ứng được coi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thâm mắt. Một số người gặp phải tình trạng này do thói quen dụi mắt thường xuyên hoặc dùng móng tay cào vào mí mắt gây ra vết thương. Dị ứng thường dẫn đến việc tích tụ chất lỏng trong mắt và cuối cùng khiến mí mắt của bạn trở nên sẫm màu hơn.
4. Melanin trong da
Các tế bào hắc tố melanin chịu trách nhiệm về sắc tố và quyết định màu da của bạn. Những người mắc bệnh melanocytosis (hắc tố da) ở da thường có các đốm màu xám hoặc xanh xám xung quanh hoặc trên mắt.
5. Các mạch máu tăng lên
Da mỏng hoặc số lượng các mạch máu xung quanh mí mắt tăng lên cũng có thể gây ra tình trạng mí mắt sẫm màu. Các bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng tăng mạch máu dưới da bằng một cách đơn giản: nếu dùng tay căng nhẹ vùng da quanh mắt mà màu quầng thâm không bị nhạt đi hoặc chuyển hẳn sang màu trắng thì đây chắc chắn là do số lượng mạch máu quanh mắt tăng lên.
6. Một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ lên da của bạn. Một trường hợp điển hình là thuốc latanoprost (Xalatan) dùng để chữa bệnh tăng nhãn áp. Việc sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài có thể gây ra các mảng sẫm màu trên da, bao gồm cả việc tạo quầng thâm mắt.
7. Tuổi tác
Các nếp nhăn thường xuất hiện quanh mắt và mũi khi con người già đi do da mỏng đi và lớp cơ và mỡ bên dưới chảy xệ xuống. Các nếp nhăn này sẽ càng khiến vùng da quanh mắt sẫm màu trở nên nổi bật và rõ ràng hơn.
8. Phù nề
Một trong những tình trạng gây quầng thâm quanh mắt là phù nề do các mô quanh mắt bị viêm và sưng tấy.
9. Môi trường xung quanh & Phong cách sống
Một số nguyên nhân từ môi trường có thể gây ra hoặc khiến tình trạng quầng thâm mắt trầm trọng thêm, ví dụ như tiếp xúc với tia cực tím.
Các yếu tố như căng thẳng, uống rượu quá nhiều, hút thuốc có thể dẫn đến thiếu ngủ và khiến làn da của bạn trở nên nhợt nhạt, khiến các vùng da quanh mắt trở nên sẫm màu hơn.
Làm thế nào để xử lí quầng thâm mắt?
1. Đảm bảo cho da cấp nước đầy đủ
Uống đủ nước là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và làn da của bạn. Bạn nên uống ít nhất tám cốc nước mỗi ngày. Mất nước có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả quầng thâm và sụp mí mắt sụp.
2. Chọn tư thế ngủ phù hợp
Kê cao đầu khi ngủ cũng là một biện pháp khắc phục tình trạng mí mắt thâm quầng thường được khuyên dùng. Nâng cao đầu có thể giúp cơ thể lưu thông máu và giảm thiểu bọng mắt. Ngoài ra, việc duy trì thói quen ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm cũng rất có ích.
3. Điều trị bằng thuốc
Một vài loại thuốc có thể hỗ trợ điều trị quầng thâm quanh mắt như retinoid, axit kojic và hydroquinone (những hợp chất chống lão hóa mạnh). Tuy nhiên, các chất này khá mạnh và không nên sử dụng hàng ngày, nếu thật sự muốn thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ da liễu trước.
4. Một vài biện pháp khác:
- Chườm lạnh: giúp làm giãn các mạch máu, giảm sưng tấy, ngăn ngừa bầm tím do mạch máu bị vỡ. Bạn có thể dùng khăn sạch bọc đá lạnh và đặt nó lên mí mắt trong 5 đến 10 phút.
- Đắp cà chua/dưa chuột: giảm các vết thâm, tẩy trắng làm sáng da. Bạn có thể đắp trực tiếp một lát cà chua/dưa chuộtlên mắt trong 10 phút/lần, 3 lần/tuần để có kết quả tốt nhất.
- Túi trà: chất chống oxy hóa có trong trà xanh và trà đen giúp giảm viêm và đổi màu da. Bạn có thể đặt túi trà đã qua sử dụng vào tủ lạnh và đắp lên mắt trong 15 phút. Rửa sạch mắt sau khi lấy túi trà ra và thoa dầu hạnh nhân lên mí mắt để giữ độ ẩm cho vùng da quanh mắt.
Cách ngăn chặn quầng thâm mắt
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sử dụng kem chống nắng hoặc kem dưỡng ẩm có độ SPF cao cho da mặt và mí mắt hàng ngày. Che chắn cho da khi ra ngoài trời nắng mạnh như đội mũ rộng vành, mặc áo chống nắng, đeo găng tay.
- Hạn chế ăn mặn và tránh chạm vào mắt để giúp ngăn ngừa các bệnh dị ứng.
- Uống đủ nước, tập chế độ ăn uống cân bằng, giảm uống rượu và hút thuốc và ngủ đủ giấc mỗi đêm.