Mụn ở trán là nỗi ám ảnh thường gặp ở thanh thiếu niên, khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất và lỗ chân lông dễ bị bít tắc. Ngoài ra, các yếu tố từ môi trường, chế độ ăn uống và việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp – đều có thể làm tình trạng mụn ở trán trở nên trầm trọng. Hãy cùng Beaudy.vn khám phá tất tần tật thông tin về mụn ở trán: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất nhé!

Sponsor

Các loại mụn ở trán thường gặp nhất

mun o tran 2 0dbda86f
Mụn ở trán là tình trạng rất phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên do tuyến bã nhờn hoạt động rất mạnh mẽ (nguồn: internet)

Mụn xuất hiện khi có tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, thế nên những vị trí nào tập trung nhiều lỗ chân lông thì nguy cơ bị mụn sẽ cao hơn. Và trong số đó, T-Zone là nơi có cả trán, mũi và cằm, và có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất. Thế nên, trán là nơi xuất hiện nhiều loại mụn khác nhau. Và đặc điểm mụn ở trán thường xuất hiện ở tuổi dậy thì và trung niên, giảm dần về sau đó. Nhưng nếu không điều trị tốt, mụn có thể để lại sẹo gây viêm nhiễm nặng nề.

Ở trán thường rất dễ xuất hiện các nhân mụn (Comedones), bao gồm mụn đầu đenmụn đầu trắng, nguyên nhân là do dầu thừa và tế bào chết cùng tích tụ lại gây tắc nghẽn cổ nang lông. Ngoài ra, nếu vi khuẩn gây mụn có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển, sẽ gây ra thêm 2 loại mụn mới là mụn viêm và mụn mủ. Việc đóng góp của vi khuẩn gây mụn trong nhóm mụn này sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm, dễ nhiễm trùng hơn, và quan trọng là có thể khiến vùng da xung quanh đỏ rát hay sưng tấy khó chịu.

Một loại mụn phổ biến cũng thường hay gặp ở vùng trán là mụn thịt (Milia). Đây không phải nhóm mụn trứng cá, mà là loại mụn hình thành do lớp keratin (lớp sừng dày) bị mắc kẹt bên dưới da tạo thành những nốt nhỏ. Đặc biệt mụn thịt không hình thành các phản ứng viêm như các nhân mụn khác, và không liên quan đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông luôn.

Nguyên nhân gây nổi mụn ở trán

Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn ở trán và vùng da nơi đây thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường (nguồn: internet)

Mụn ở trán là nhóm mụn không quá nghiêm trọng, thế nhưng nếu tập hợp cả 4 yếu tố thuận lợi thì sẽ gây viêm nhiễm nặng nề cho vùng trán: tuyến dầu hay tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tắc nghẽn cổ nang lông, vi khuẩn hay vi nấm phát triển và hiện tượng viêm xảy ra. Hãy cùng Beaudy.vn tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về những nguyên nhân gây mụn ở trán nhé.

  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức: có thể là do da khô mất nước, môi trường hoặc rối loạn nội tiết tố. Điều này khiến cho các sợi bã nhờn tăng tiết liên tục để đưa lượng dầu cấp ẩm cho da. Tuy nhiên dầu thừa khiến cho các cổ nang lông rất dễ bị tắc nghẽn, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tích tụ gây mụn.
  • Mồ hôi lắng đóng: mồ hôi xuất hiện để đào thải những độc tố khỏi cơ thể, là con đường trao đổi và loại bỏ vi khuẩn ra bên ngoài. Thế nhưng điều quan trọng là cần phải làm sạch da ngay sau đó, bởi mồ hôi rất dễ làm các lớp dầu dính lại trên da, càng dễ gây mụn ở trán hơn. Nhưng ngay sau khi làm sạch, mà không được cấp ẩm nhanh chóng, thì cũng dễ bị nổi mụn là bởi vì mồ hôi làm mất đi lượng độ ẩm cần thiết, từ đó da phải bù đắp lại bằng cách tăng tạo dầu thừa.
  • Tế bào chết tích tụ: nguyên nhân gây mụn không đơn giản chỉ đến từ dầu thừa, mà còn là tế bào chết. Các lớp da chết dày sừng khiến cho da luôn trong tình trạng bí bách, không có điều kiện thuận lợi để trao đổi với bên ngoài. Ngay cả khi không có sự xuất hiện của vi khuẩn, thì vẫn có thể bị mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng.
  • Stress: các yếu tố tác động đến cơ thể đó là tình trạng căng thẳng kéo dài. Stress làm tăng lượng hormone cortisol nhanh chóng, hormone cortisol kéo theo tăng tiết dầu thừa, sợi bã nhờn và làm tổn thương hàng rào bảo vệ da. Điều này, đã khiến cho da càng dễ bị mụn hơn và khó kiểm soát được hơn.

Cách điều trị mụn ở trán thành công

Quá trình làm sạch da và tẩy tế bào chết là những bước quan trọng để cải thiện tình trạng bít tắc lỗ chân lông (nguồn: internet)

Bước quan trọng đầu tiên để cải thiện tình trạng mụn ở trán nhanh chóng, đó là giảm dầu thừa và làm thông thoáng lỗ chân lông. Việc này có thể thực hiện bằng phương pháp tẩy da chết hóa học, với thành phần là BHA (Salicylic Acid). Đây là hoạt chất tan rất tốt trong dầu, thấm sâu vào trong da và làm đứt gãy các liên kết của tế bào già cỗi, sau đó đào thải chúng ra ngoài. Mang lại cho bạn làn da mềm mại, mịn màng, sạch mụn và lỗ chân lông thu nhỏ hơn.

Sponsor

Bước chăm sóc da không thể ngay cả khi bị mụn ở trán đó là dưỡng ẩm. Dưỡng ẩm là cách tốt nhất để cân bằng lượng dầu và nước, từ đó giảm hoạt động của tuyến bã nhờn. Bạn chỉ cần chọn một loại kem dưỡng mỏng nhẹ, có tính cấp nước như Glycerin, Hyaluronic Axit đã đủ cho da mụn ở trán. Nên tránh các thành phần khóa ẩm như dầu khoáng, dầu dừa, bơ hạt mỡ,…

Đôi khi tình trạng mụn ở trán trở nặng hơn thì nên thăm khám với các bác sĩ da liễu (nguồn: internet)

Cân nhắc bổ sung Retinol hay dẫn xuất của vitamin A trong routine skincare. Bởi nhóm hoạt chất này tác động được vào cả 4 cơ chế hình thành mụn. Cải thiện được hầu hết các loại mụn có thể gặp ở trán. Cùng với đó, Retinol còn giúp tăng sinh collagen giúp chống lão hóa, cải thiện tông da sáng khỏe hơn sau khi khỏi mụn.

Sponsor

Thế nhưng, nếu tình trạng mụn ở trán vẫn dai dẳng và khó điều trị dứt điểm hoàn toàn bằng các sản phẩm bôi tại chỗ. Bạn nên tìm kiếm đến các bác sĩ da liễu để có phác đồ điều trị phù hợp hơn. Có thể cân nhắc được dùng các loại thuốc uống như Isotretinoin, Spironolactone. Hoặc các hoạt chất trị mụn cần kê toa như Tretinoin. Đừng tự ý cạy nặn hay điều trị nếu mụn diễn tiến xấu đi, bởi điều này sẽ rất dễ để lại sẹo ngay sau đó.

Phòng ngừa mụn ở trán tái phát đúng cách

Hãy luôn giữ cho làn sạch, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý có thể phòng ngừa mụn ở trán (nguồn: internet)

Để tránh mụn ở trán tiếp tục tái phát, ngoài được bạn đã có quy trình chăm sóc đúng cách. Và nên hạn chế các phương pháp từ thiên nhiên, đặc biệt các loại dầu thực vật, hay thậm chí là các nhóm thực phẩm quá nhiều đồ ngọt, chất béo, thay thức ăn nhanh. Tình trạng này sẽ làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn và làm mụn trở nên trầm trọng hơn.

Đôi khi mụn ở trán còn có sự đóng góp bởi các sản phẩm chăm sóc tóc. Các thành phần hương liệu, góc làm sạch quá mạnh trong dầu gội. Hoặc đó có thể là các loại sáp, keo vuốt tóc chứa nhiều silicon và dầu khoáng. Hãy để ý và quan sát xem mụn ở trán lâu ngày không khỏi có phải do nguyên nhân này không nhé. Ngoài ra, với các bạn thường xuyên đội mũ bảo hiểm, băng đô cũng nên chú ý làm sạch các đồ vật này thường xuyên, tránh trở thành nơi trú ẩn cho vi khuẩn nhé.

Và đừng chạm tay lên mặt quá thường xuyên. Bởi đôi bàn tay nếu không được làm sạch, sẽ chứa hàng triệu triệu vi khuẩn ở trong đấy. Chính vì thế, vi khuẩn sẽ làm cho các nhân mụn phát triển nhiều hơn, không chỉ gây mụn ở trán mà còn lây lan các vùng da khác.

Mụn ở trán xuất hiện ở vị trí T-Zone (trán-mũi-cằm), nhưng đây là nơi tập trung nhiều tuyến bã nhờn nhất, thế nên rất dễ bị mụn. Không những thế, mụn ở trán còn xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân từ đơn giản có, cho đến phức tạp hơn cũng có. Thế nên việc hiểu và nhận biết được nguyên nhân gây mụn ở trán sẽ giúp các bạn có điều trị và phòng ngừa mụn ở trán hiệu quả nhất. Hi vọng bài viết hôm nay, Beaudy.vn đã mang lại thật nhiều thông tin bổ ích về chủ đề mụn ở trán, qua đó giúp các cô nàng có thêm nhiều tips chăm sóc da thật hữu ích nhé! Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề làm đẹp da sắp tới.

Sponsor
Bạn ơi, bài này tuyệt chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Nhận xét của bạn sẽ giúp cho mình có cơ sở để cải thiện và phát triển bài viết trong tương lai. Hãy chia sẻ nhé.

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version