Tẩy tế bào chết cho da là bước quan trọng, xuất hiện trong hầu hết các routine skincare. Mặc dù phổ biến nhưng khá nhiều người vẫn hiểu sai và chưa biết cách tẩy tế bào chết sao cho đúng. Điều này dẫn đến tình trạng kích ứng, mỏng da do lạm dụng tẩy tế bào chết hay đỏ da do chọn sai loại. Trong bài viết này, Beaudy.vn sẽ giúp tất cả các bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng và những lưu ý khi tẩy tế bào chết, cùng xem nhé!

Công dụng chính khi tẩy tế bào chết

luu y khi tay te bao chet 0 0c21c700
Tẩy tế bào chết là bước khá quan trọng trong quy trình skincare, với nhiều công dụng có lợi cho da (Ảnh: Beauty.vn).

Một vài công dụng tuyệt vời mà tẩy tế bào chết mang lại cho da như:

  • Loại bỏ tế bào chết: việc tẩy tế bào chết sẽ giúp lấy đi lớp da đã bong tróc (hay còn gọi là lớp tế bào chết), tạo điều kiện cho các tế bào mới phát triển tốt hơn.
  • Làm thông thoáng lỗ chân lông: ngoài tế bào chết, các vi khuẩn, bụi bẩn còn sót lại sâu trong lỗ chân lông cũng sẽ được lấy đi trong bước này. Từ đó giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn, cải thiện các vấn đề da như: mụn ẩn, mụn viêm,…
  • Đều màu da: lớp tế bào chết tồn tại trên bề mặt da quá nhiều sẽ khiến da trông không đều màu và tối đi khá nhiều. Chính vì vậy, nếu bạn làm sạch tế bào chết thường xuyên sẽ giúp da trông sáng hơn, các tế bào mới phát triển cũng giúp da đều màu.
  • Tăng hiệu quả của các bước phía sau: vi khuẩn, bụi bẩn, đặc biệt là các lớp tế bào chết bám trên da là vật cản lớn nhất khiến các dưỡng chất, thành phần đặc trị phía sau. Nên nếu bạn “dọn dẹp” các vật cản này thì sẽ giúp quá trình nuôi dưỡng da của bạn trở nên hiệu quả hơn đấy.

Tác dụng phụ khi tẩy tế bào chết sai cách

Mặc dù đây là bước quan trọng và mang lại nhiều công dụng tuyệt vời trên da nhưng việc tẩy tế bào chết cũng tồn tại rất nhiều “tác dụng phụ” riêng biệt. Những tác dụng phụ này đến từ việc lạm dụng tẩy tế bào chết quá nhiều lần, tẩy tế bào chết sai cách,…

Một vài tác dụng phổ biến phụ khi tẩy tế bào chết sai cách gây nên (Ảnh: Beauty.vn).

Da mỏng, yếu hơn

Khi lạm dụng việc tẩy tế bào chết quá nhiều sẽ khiến da bị bào mòn vì không chỉ các lớp tế bào chết đã bong tróc được loại bỏ mà còn tác động đến cả các tế bào mới trên da. Kết quả là khiến da trở nên mỏng đi nhiều và giảm khả năng tự bảo vệ trước các yếu tố gây hại từ môi trường. Đây là điều khá nguy hiểm, thậm chí có thể khiến da kích ứng nặng và trở nên nhạy cảm hơn nhiều lần.

Da mẩn đỏ, dễ kích ứng

Da bị bào mòn do tẩy tế bào chết quá nhiều còn gây ra một hậu quả khác đó là khiến da dễ mẩn đỏ và kích ứng. Ngoài ra, thao tác khi tẩy tế bào chết quá mạnh cũng có thể khiến tế bào trên da bị tổn thương, thậm chí phá vỡ lớp màng bảo vệ tự nhiên trên da. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng da ửng đỏ, đau rát khi chạm vào và nhạy cảm hơn với các thành phần dưỡng da khác.

Khô da, xuất hiện tình trạng ngứa rát

Tẩy tế bào chết có công dụng loại bỏ đi lớp giao thừa và bụi bẩn trên da, giúp mang lại làn da khô thoáng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng lớp màng ẩm hay mang bảo vệ trên da sẽ biến mất. Điều này khiến giá trở nên khô, căng rát và khó chịu hơn. Đặc biệt là đối với các bạn có làn da khô cho đến hỗn hợp thiên khô thì tình trạng này sẽ nặng hơn rất nhiều.

Da nhiều dầu, dễ nổi mụn

Tương tự, đối với làn da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu, lớp màng ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm và giúp điều tiết dầu thừa trên da. Khi lớp màng ẩm biến mất do lạm dụng tẩy tế bào chết thì tình trạng bóng nhờn sẽ trở nên nặng hơn. Và việc bóng nhờn xuất hiện trên da dầu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và bụi bẩn bám vào lỗ chân lông, từ đó gây nên tình trạng mụn.

Sponsor

13 lưu ý khi tẩy tế bào chết giảm nguy cơ kích ứng, an toàn nhất

Để hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra trên da, bạn có thể note những lưu ý dưới đây khi tẩy tế bào chết nhé.

1. Chọn loại tẩy tế bào chết phù hợp

Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm tẩy tế bào chết được chia làm hai dạng chính, gồm: tẩy tế bào chết vật lýtẩy tế bào chết hóa học. Ngoài ra còn một dạng khác nữa đó là tẩy tế bào chết lai hóa học và vật lý hay còn gọi là tẩy tế bào chết sinh học. Có thể phân biệt các dạng tẩy tế bào chết như sau:

  • Tẩy tế bào chết vật lý (tẩy tế bào chết cơ học): là dạng tẩy tế bào chết sử dụng lực ma sát bằng hạt mịn,…để loại bỏ các lớp tế bào chết trên da. Dạng tẩy tế bào chết này được khá nhiều người yêu thích với khả năng làm sạch sâu trên da. Ngoài ra giá thành hợp lý cũng là một ưu điểm lớn để dạng tẩy tế bào chết này trở nên phổ biến trên thị trường.
Tẩy tế bào chết vật lý (tẩy tế bào chết cơ học) (Ảnh: Beauty.vn).
Sponsor
  • Tẩy tế bào chết hóa học: dạng tẩy tế bào chết này sẽ sử dụng các thành phần có công dụng loại bỏ tế bào chết như: nhóm AHA/ BHA, Retinol,… Những thành phần này sẽ đi sâu vào lỗ chân lông, phá vỡ liên kết của các tế bào cũ từ đó làm sạch sâu mà không cần tác động vật lý lên da. Việc sử dụng dạng tẩy tế bào chết hóa học còn giúp hỗ trợ điều trị các loại mụn như mụn đầu đen, mụn trứng cá,… và cải thiện các vấn đề liên quan đến lỗ chân lông.
Tẩy tế bào chết hóa học (Ảnh: Beauty.vn).
  • Tẩy tế bào chết sinh học: là dạng tẩy tế bào chết sử dụng các thành phần có chiết xuất từ thiên nhiên hoặc các enzim, an toàn và lành tính hơn so với các thành phần ở dạng tẩy tế bào chết hóa học. Tuy nhiên ở dạng này bạn vẫn cần phải tác động cơ học lên da, nhưng khác ở chỗ trong thành phần sẽ không có các hạt mịn hoặc các thành phần tạo lực ma sát.
Tẩy tế bào chết sinh học không chứa hạt hay các thành phần tẩy tế bào chết (Ảnh: Beauty.vn).

Hầu hết các loại da đều sử dụng được tất cả các dạng tẩy tế bào chết hiện nay, tuy nhiên cần phải chú ý mật độ các hạt trong tẩy tế bào chết vật lý và nồng độ thành phần tẩy tế bào chết hóa học.

  • Với da dầu mụn: nếu da bạn không có mụn thì có thể sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý có hạt ở mức vừa, nếu có mụn thì nên chọn những sản phẩm có hạt mịn và mật độ ít để tránh gây tổn thương. Da dầu cũng nên ưu tiên sử dụng các dòng tẩy tế bào chết hóa học có thành phần thuộc nhóm BHA (nồng độ từ thấp đến cao) để hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị mụn nhé!
  • Với da khô: hạn chế các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý có hạt quá to, thay vào đó nên chọn các hạt siêu mịn để giảm bong tróc. Đối với tẩy tế bào chết hóa học, nên ưu tiên nhóm thành phần AHA với hiệu quả tẩy tế bào chết nhẹ nhàng mà không làm giảm độ ẩm trên da.

Với các loại da khác cũng tương tự, tùy vào tình trạng da để chọn dạng tẩy tế bào chết phù hợp. Nếu da quá nhạy cảm, bạn có thể chọn dạng tẩy tế bào chết sinh học với các thành phần thiên nhiên lành tính hơn.

2. Kết cấu sản phẩm tẩy tế bào chết

Kết cấu sản phẩm tẩy tế bào chết cũng vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu quả trên da. Với dạng tẩy tế bào chết vậy lý, bạn vẫn nên ưu tiên các sản phẩm có kết cấu dạng kem không quá đặc, mật độ hạt nhiều và mịn để không gây tổn thương da. Với tẩy tế bào chết hóa học, bạn có thể chọn loại mỏng nhẹ như nước của toner hoặc serum chứa thành phần tẩy tế bào chết mỏng nhẹ trên da. Và cuối cùng, dạng tẩy tế bào chết sinh học, bạn nên chọn kết cấu dạng gel dễ massage trên da.

Kết cấu sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp sẽ giúp tăng hiệu quả cải thiện da (Ảnh: Beauty.vn).
Sponsor

3. Tránh lạm dụng tẩy tế bào chết

Hầu hết các tác dụng phụ do tẩy tế bào chết gây ra đều liên quan chủ yếu đến việc lạm dụng bước này. Vì sau mỗi lần tẩy tế bào chết da trông sáng hơn và mềm mịn nên sẽ có nhiều bạn lạm dụng, tăng tần suất lên.

Điều này sẽ khiến da xuất hiện các tác dụng phụ như: mỏng da, tăng kích ứng và khiến da khô hơn,… Chính vì vậy, để duy trì hiệu quả của tẩy tế bào chết tốt nhất trên da, bạn chỉ nên thực hiện với tần suất vừa phải, tránh “dụng tốc bất đạt” bạn nhé!

Lạm dụng tẩy tế bào chết sẽ khiến da gặp các vấn đề khác (Ảnh: Beauty.vn).

4. Tần suất tẩy tế bào chết hợp lý

Tế bào chết trên da sẽ xuất hiện khá nhanh, nhưng không phải vì vậy mà bạn tẩy tế bào chết hằng ngày đâu nhé. Nguyên nhân là do ở độ tuổi dưới 30 thì lớp tế bào chết sẽ tự động bong ra, chỉ một số ít là còn bám lại trên da. Vậy nên, bạn không nên lạm dụng tẩy tế bào chết quá nhiều. Thay vào đó nên thực hiện với tần suất hợp lý:

  • Tẩy tế bào chết vật lý: nên thực hiện từ 2-3 lần/ tuần để mang lại hiệu quả làm sạch tối ưu cho da. Như vậy da bạn sẽ được cải thiện tốt hơn mà không gặp các vấn đề da khác do lạm dụng tẩy tế bào chết.
  • Tẩy tế bào chết hóa học: với dạng này, tần suất phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đầu, bạn vẫn nên duy trì tần suất từ 2-3 lần/ ngày. Cho đến khi đã quen với các thành phần tẩy tế bào chết hóa học, bạn có thể sử dụng hằng ngày để hỗ trợ điều trị các vấn đề trên da. Cho đến khi da đã được điều trị xong, bạn nên quay trở lại duy trì ở mức 2-3 ngày/ tuần nhé!
Tần suất tẩy tế bào chết tối ưu nhất (Ảnh: Beauty.vn).

5. Thời gian tẩy tế bào chết

Với các sản phẩm làm sạch như sữa rửa mặt, thời gian duy trì trên da chỉ từ 20-30 giây để không làm mất lớp màng bảo vệ da. Nhưng với tính chất của tẩy tế bào chết, bạn có thể duy trì việc massage trên da trong khoảng từ 1-2 phút để không làm tổn thương và làm khô da sau khi thực hiện.

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Thời lượng này chỉ áp dụng với tẩy tế bào chết vật lý và sinh học chứ không áp dụng cho các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học các bạn nhé!

Thời gian duy trì tẩy tế bào chết trên da (Ảnh: Beauty.vn).

6. Thao tác tẩy tế bào chết vật lý

Thao tác massage khi thực hiện tẩy tế bào chết cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc “dọn” sạch da chết. Tương tự các bước làm sạch, việc loại bỏ da chết đòi hỏi sự nhẹ nhàng, không quá nóng vội hay dùng nhiều lực.

Khi bạn thực hiện massage quá mạnh hay chà sát quá nhiều sẽ làm tổn thương da, góp phần khiến da trở nên chảy xệ, lão hóa về sau. Bạn có thể thực hiện động tác massage theo chiều kim đồng hồ, sử dụng lực nhẹ nhàng để lướt trên da. Điều này vừa giúp quá trình loại bỏ da chết tốt hơn mà không gây ảnh hưởng đến da.

Để việc tẩy tế bào chết phát huy được công dụng hữu hiệu quả, đừng quên thực hiện đúng kỹ thuật. Giống như kỹ thuật rửa mặt, tẩy tế bào chết cần được thực hiện bằng động tác nhẹ nhàng, không chà xát làm da bị xước và tổn tổn thương. Tuyệt đối, không kéo căng da mặt mà chỉ nên dùng đầu ngón tay di chuyển thật nhẹ nhàng.

Massage da mặt theo chiều xoắn ốc là động tác căn bản của việc tẩy tế bào chết (Ảnh: Beauty.vn).

7. Nồng độ tẩy tế bào chết hóa học

Nồng độ cũng là vấn đề bạn cần quan tâm, đặc biệt là những bạn chuyên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết hóa học. Các thành phần tẩy tế bào chết như: AHA, BHA,…đều được chia theo từng nồng độ phù hợp với từng loại da và từng vấn đề da khác nhau. Bạn có thể dựa vào đó để lựa chọn nồng độ hợp lý cho da khi sử dụng.

Nếu bạn chưa xác định được nồng độ thì có thể sử dụng theo nguyên tắc “nồng độ thấp đến nồng độ cao”. Theo đó, bạn có thể chọn nồng độ thấp nhất để làm quen với hoạt chất đó, cho đến khi bạn cảm thấy phù hợp thì có thể nâng nồng độ cao hơn để tăng công dụng cải thiện da tốt hơn.

Nồng độ tẩy tế bào chết hóa học tùy vào tình trạng và nhu cầu của da (Ảnh: Beauty.vn).

8. Tẩy tế bào chết buổi sáng hay tối

Buổi tối chính là thời điểm các tác nhân gây hại như: mặt trời, khói bụi,…ít đi nên sẽ là điều kiện tốt để thực hiện tẩy tế bào chết. Nguyên nhân là do sau khi tẩy tế bào chết, da sẽ trở nên yếu hơn và dễ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh.

Ngoài ra, ban đêm còn là thời gian chúng ta nghỉ ngơi, đây cũng là lúc tế bào hoạt động mạnh nhất. Từ đó, da sẽ có thể hoạt động bình thường vào ngày mai mà không sợ ảnh hưởng bởi các yếu tố gây hại từ môi trường.

Nên tẩy tế bào chết buổi tối để hạn chế các tiếp xúc không cần thiết của da với môi trường (Ảnh: Beauty.vn).

9. Tránh tẩy tế bào chết vùng mắt

Tẩy tế bào chết là quá trình loại bỏ lớp da chết trên da, hay nói cách khác là một bước làm sạch sâu và mạnh mẽ trên da. Quá trình này đối với các vùng da mỏng như vùng da quanh mắt là điều vô cùng nguy hiểm. Vậy nên, trong quá trình sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết, bạn nên tránh vùng da quanh mắt ra nhé!

Tránh tẩy tế bào chết vùng mắt (Ảnh: Beauty.vn).

10. Nên tẩy tế bào chết cho da mụn không?

Tẩy da chết là quá trình mang lại công dụng cho da nên cần thực hiện cho mọi loại da, kể cả da mụn. Tuy nhiên, cần cẩn trọng và xem xét tình trạng mụn thật kỹ để lựa chọn các dạng tẩy tế bào chết phù hợp.

  • Với các loại mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn đầu đen: bạn nên tẩy tế bào chết khoảng 2 lần/ tuần với các dòng tẩy tế bào chết vật lý. Hoặc ưu tiên các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học chứa thành phần BHA có khả năng hỗ trợ điều trị mụn.
  • Với mụn sưng, viêm nhẹ: bạn nên sử dụng tẩy tế bào chết hóa học dịu nhẹ từ 2-3 lần/ tuần ở dạng toner có chứa BHA, AHA để loại bỏ tế bào chết dịu nhẹ, cho đến khi mụn giảm đi thì tăng nồng độ và tần xuất lên.
  • Với mụn bọc, mụn viêm nặng: bạn có thể ngưng các dạng tẩy tế bào chết hóa học và vật lý một thời gian và làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ cho đến khi da ổn hơn. Lúc này, bạn có thể bắt đầu tẩy tế bào chết bằng các sản phẩm gel tẩy tế bào chết sinh học không làm tổn thương da.

11. Không dùng tẩy tế bào chết body cho mặt

Câu trả lời là không bạn nhé! Đa số các sản phẩm tẩy tế bào chết body có các hạt khá lớn với tần suất dày, chỉ phù hợp với da body mà thôi. Da mặt chúng ta mỏng hơn rất nhiều so với phần da body nên các sản phẩm được sản xuất dành riêng da body hoàn toàn không phù hợp khi dùng cho da mặt. Nếu bạn vẫn cố sử dụng sẽ gây nên rất nhiều tác hại như kích ứng, tổn thương da,…

12. Cấp ẩm sau khi tẩy tế bào chết

Các bước cấp ẩm, dưỡng ẩm hay phục hồi da là điều không thể thiếu sau mỗi lần tẩy tế bào chết. Với thời gian duy trì tẩy tế bào chết từ 1-2 phút thì lớp màng ẩm trên da sẽ mất hoàn toàn. Chính vì vậy, chúng ta cần bổ sung độ ẩm ngay cho da để tránh bong tróc cho da khô và tình trạng bóng nhờn trên da dầu.

Cần bổ sung độ ẩm ngay cho da để tránh bong tróc cho da khô và tình trạng bóng nhờn trên da dầu (Ảnh: Beauty.vn).

13. Chống nắng kỹ khi dùng tẩy tế bào chết

Vì lớp da chết trên bề mặt da được loại bỏ nên lớp da mới yếu hơn sẽ xuất hiện. Mặc dù điều này giúp da trông đều màu nhưng tình trạng bắt nắng của da cũng sẽ tăng lên. Đặc biệt là dạng tẩy tế bào chết hóa học, các thành phần như AHA, BHA,…đều có tác dụng phụ là gây bắt nắng nên buộc bạn phải sử dụng kem chống nắng thường xuyên hơn.

Chống nắng kỹ khi dùng tẩy tế bào chết (Ảnh: Beauty.vn).

Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng:

  • Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30-50, PA trên +++ để đảm bảo khả năng bảo vệ tốt trên da.
  • Ưu tiên các màng lọc chống nắng hiện đại, màng lọc thế hệ mới,…vừa giúp bảo vệ mạnh hơn, vừa an toàn cho da.
  • Chọn kem chống nắng có kết cấu phù hợp cho từng loại da, như da dầu ưu tiên dạng gel, sữa,…da khô thì ưu tiên dạng kem,….
  • Nên chọn các sản phẩm chống nắng có khả năng kháng nước, kháng mồ hôi cho mùa hè.
  • Cần bôi lại kem chống nắng sau 2-3 giờ.
  • Sử dụng tẩy trang để làm sạch da khi dùng kem chống nắng nhé!

Tổng kết

Bước tẩy tế bào chết đóng vai trò khá quan trọng, giúp mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho da. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng bước này vì rất dễ gây nên các tác dụng phụ khác ảnh hưởng đến da. Hy vọng với những lưu ý trên, bạn sẽ biết cách tẩy tế bào chết sao cho an toàn và ít gặp phải tác dụng phụ nhất có thể nhé!

Cám ơn bạn rất nhiều vì đã đón xem bài viết, Beaudy.vn sẽ tiếp tục cấp nhập nhiều bài viết bổ ích hơn nữa đến các bạn nên nhớ ghé thăm chúng mình thường xuyên nhé!

Bạn thấy bài này hay không?
Có 7 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Các bạn có thể giúp mình nâng cao chất lượng bài viết bằng cách đánh giá và để lại bình luận phía dưới được không?

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
Payu

Xin chào

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version