Nhiều người tin rằng làn da khỏe mạnh là làn da không có vi khuẩn hay vi khuẩn luôn luôn có hại và cần bị tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên, với sự ra đời của xu hướng chăm sóc da Microbiome, chúng ta nhận ra rằng da là nơi cư ngụ của cả vi khuẩn có lợi và có hại. Mục tiêu quan trọng nhất không phải là loại bỏ vi khuẩn, mà là duy trì sự cân bằng. Hôm nay, Beaudy.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu hệ vi sinh vật trên da là gì? Cách cân bằng hệ vi sinh vật khỏe mạnh để làn da khỏe đẹp mỗi ngày nhé!

Hệ vi sinh vật trên da là gì?

he vi sinh vat tren da 2 d8c54a36
Da là một tập hợp của đủ các loại vi sinh vật có lợi và có hại (nguồn: internet)

Nghe có vẻ khá đáng sợ, nhưng bề mặt da của chúng ta được ví như là một cộng đồng phát triển sung túc của tất cả các loại: vi khuẩn, nấm, vi-rus, ve,… Tập hợp tất cả những thành phần vi sinh vật trên da gọi là Microbiome. Điều này cho thấy luôn luôn có sự tương tác qua lại một cách mạnh mẽ các hệ thống miễn dịch của da, để tạo ra hàng rào tự nhiên với mục đích duy nhất là bảo vệ da.

Nhắc đến hệ vi sinh vật trên da, chúng ta cần biết một yếu tố có mối liên hệ mật thiết đó là lớp màng axit bảo vệ da. Ở điều kiện bình thường và lý tưởng nhất, độ pH của da sẽ ở mức 4.7 đến 5.6 để có được một hệ vi vật khỏe mạnh. Nếu độ pH quá thấp, hoặc quá cao thì lớp màng này sẽ tổn thương dẫn đến hệ vi sinh vật bị rối. Từ đó dẫn đến các vấn đề như: viêm da, mụn trứng cá hay lão hóa da.

Cũng chính nhờ tạo hóa đặc biệt này mà làn da của chúng ta luôn khỏe mạnh. Các loại vi khuẩn có hiện tượng cạnh tranh sinh học tự nhiên về dinh dưỡng hay môi trường sống. Ví dụ như tụ cầu Staphylococcus Epidermidis tiết ra chất ức chế tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus ngăn ngừa mụn trứng cá.

Lợi ích của hệ vi sinh vật đối với sức khỏe của làn da

Chăm da theo xu hướng Microbiome hướng đến làn da bền vững và khỏe mạnh theo thời gian (nguồn: internet)

Bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại

Mỗi ngày làn da của chúng ta phải đối mặt với những tổn thương từ ánh nắng mặt trời, khói thuốc lá, bụi mịn, các hóa chất độc hại,… chúng làm tăng các gốc tự do gây viêm da và cuối cùng suy yếu hàng rào bảo vệ da. Lúc này, khi các vi khuẩn có lợi phát triển đủ về số lượng và chất lượng chúng sẽ hoạt động như một tấm chắn để cản trở những tác nhân gây hại này.

Hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo da

Trước đây quan điểm điều trị mụn trứng cá thường sẽ chú ý đến việc dùng kháng sinh mạnh ngay từ đầu để tiêu diệt tất cả vi khuẩn. Thế nhưng kháng sinh làm mất cả vi khuẩn có lợi và có hại, dẫn đến da bị tổn thương về sau này. Chính vì thế, xu hướng Microbiome hướng đến một giải pháp chăm sóc da tiến bộ hơn, sau liệu trình điều trị bằng kháng sinh, sẽ cung cấp ngay các hệ vi sinh có lợi để củng cố lại lớp lipid tái tạo bề mặt da.

Điều chỉnh hệ miễn dịch của da

Đây là một cơ chế phức tạp và không thể nhìn thấy được hiệu quả chỉ sau vài ngày, mà còn thời gian dài kiên trì sử dụng. Nghiên cứu cho thấy, khi hệ vi sinh vật trên da khỏe mạnh giúp điều hòa lại các tế bào Lympho T và đuôi gai không cho phản ứng miễn dịch diễn ra quá mức. Từ đó giảm các giảm các triệu chứng nghiêm trọng ở giai đoạn bùng phát của các bệnh lý như: viêm da cơ địa, vảy nến, phản ứng dị ứng.

Sponsor

4 thành phần cân bằng hệ vi sinh vật trên da khỏe mạnh

Probiotic

Probiotics là những vi khuẩn khỏe mạnh giúp kìm hãm sự phát triển vi khuẩn gây hại cho da (nguồn: internet)

Probiotic là các vi sinh vật sống (nhưng được bất hoạt để không gây hại cho da), hoặc đó là các mảnh vi khuẩn xuất hiện trong quá trình lên men. Cung cấp Probiotics cho da giống như việc bạn bổ sung một lượng lớn các lợi khuẩn cần thiết, để nâng cao về mặt số lượng. Các lợi khuẩn thường được dùng trong mỹ phẩm như là: Lactobacillus, Bifidobacterium, Streptococcus Thermophilus,…

Prebiotic

Prebiotics là nguồn nguyên liệu cần thiết cho Probiotics phát triển khỏe mạnh (nguồn: internet)
Sponsor

Prebiotic không phải vi sinh vật, mà là nguồn dinh dưỡng có lợi để cho các các Probiotic tiêu thụ. Nếu như bạn chỉ bổ sung mỗi Probiotic mà không cho chúng nguồn thức ăn thì chúng vẫn không thể phát triển khỏe mạnh được. Và các Prebiotic đảm nhiệm vai trò nuôi dưỡng giúp các Probiotics phát triển và duy trì hệ vi sinh vật trên da được cân bằng. Các dạng Prebiotics điển hình trong skincare như là: Ceramide, chiết xuất keo yến mạch, các loại lipid, đường (Polysaccharides, Fructooligosaccharides,…)

Posbiotic

Posbiotics là những thành phần phụ có tác dụng nuôi dưỡng da do Probiotics sinh ra (nguồn: internet)

Các Probiotics sau khi sử dụng Prebiotics và phát triển thì chúng sẽ sản sinh ra những chất cơ lợi để nuôi dưỡng da, gọi là Posbiotic. Thế nên các Postbiotics thật chất là những sản phẩm phụ được sinh ra sau đó, có những tác dụng tương đồng với Prebiotics. Các Posbiotics thường là các: enzyme, peptit kháng khuẩn, các phân tử hữu cơ nhỏ, axit lactic, axit béo,… tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.

Thành phần có tính axit

Duy trì lớp màng axit bảo vệ da ổn định để hệ vi sinh vật phát triển (nguồn: internet)

Đồng thời để giúp cho hệ sinh vật trên da khỏe mạnh hơn bao giờ hết, bạn phải có được môi trường ổn định, hay đó là duy trì màng axit bảo vệ da trong mức trung tính (từ 4.7 đến 5.6). Ngoài việc dùng các thực phẩm lên men (có tính axit nhẹ giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột), bạn có thể kết hợp thêm các hoạt chất khác như là (Axit Glycolic, Axit Salicylic, Axit Ascorbic) trong chăm sóc da.

Không nên chỉ tập trung vào việc kìm hãm thay ức chế vi khuẩn trên bề mặt da, mà chúng ta cần hướng đến thấu hiểu cơ chế bảo vệ da tự nhiên, đó là cân bằng hệ vi sinh vật trên da. Và có 2 giải pháp chính để chăm sóc da theo xu hướng Microbiome, đó là: nâng cao số lượng của vi khuẩn có lợi (Prebiotics/Probiotic/Postbiotic) và duy trì độ pH cân bằng của làn da (hoạt chất có tính axit). Hi vọng qua bài viết hôm nay, Beaudy.vn đã mang đến thêm những góc nhìn mới về cách chăm sóc da khoa học. Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề làm đẹp sắp tới nhé!

Sponsor
Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn, và mình rất mong muốn các bạn chia sẻ những suy nghĩ và ý kiến của mình ở phần bình luận.

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version