Giai đoạn mãn kinh đánh dấu sự suy giảm rõ rệt của hormone estrogen và progesterone trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và chức năng của da. Những thay đổi dễ nhận thấy nhất của làn da ở tuổi mãn kinh bao gồm sự xuất hiện dày đặc các nếp nhăn, làn da trở nên khô hơn, nhạy cảm hơn, và sắc tố tăng lên rõ rệt. Chính vì vậy, Beaudy.vn sẽ đồng hành cùng bạn để khám phá những bí quyết chăm sóc da tuổi mãn kinh toàndieenj, không chỉ giúp bạn khắc phục các vấn đề hiện mà còn bảo vệ làn da khỏi những tác động trong tương lai!

Sponsor

Tuổi mãn kinh ảnh hưởng đến làn da như thế nào?

cham soc da tuoi man kinh 2 e5fcd918
Bước sang độ tuổi mãn kinh làn da phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hormone estrogen và progesterone (nguồn: internet)

Những thay đổi của làn da không chỉ được phản ánh từ bên ngoài, mà còn liên quan trực tiếp đến những thay đổi mạnh mẽ từ bên trong. Đặc biệt đối với phụ nữ khi bước sang độ tuổi mãn kinh, những thay đổi nghiêm trọng của hormone estrogen và progesterone trong cơ thể, dẫn đến những biểu hiện không mong muốn của làn da.

  • Da xuất hiện nếp nhăn và chảy xệ: chỉ 5 năm đầu tiên sau mãn kinh, cơ thể đã mất đi 30% lượng collagen cần thiết. Dẫn đến hình thành các nếp nhăn và khiến da trở nên chảy xệ rõ rệt. Các biểu hiện nếp nhăn thường tập trung vùng quanh trán, mắt, miệng.
  • Mất độ ẩm và khô da: tất cả các vấn đề của da đều bắt nguồn từ việc thiếu hụt estrogen. Mất đi estrogen cơ thể mất khả năng tự tiết dầu tự nhiên, dẫn đến mất nước nghiêm trọng qua lớp biểu bì. Từ đó không chỉ khiến da khô căng bong tróc, mà lâu dài còn làm suy yếu hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện cho những tấn công từ bên ngoài.
  • Da dễ bị kích ứng và nhạy cảm: đặc biệt hơn, các vấn đề mụn không quá nổi bật, thế nhưng da dễ mẩn đỏ và ngứa rát lại trở nên nghiêm trọng ở tuổi mãn kinh. Đó là vì lớp hàng rào bảo vệ da (Skin Barriers) bị yếu đi, do mất đi sự bảo vệ của 2 loại collagen và elastin.
  • Tình trạng tăng sắc tố diễn ra mạnh mẽ: các biểu hiện sạm, nám, tàn nhang, đồi mồi thường diễn ra cực kỳ nhanh chóng với các bạn nữ sau mãn kinh. Đó là vì sự tập trung melanin và da chịu nhiều ảnh hưởng bởi tia UV nếu trước đó không bôi kem chống nắng thường xuyên.

Cách chăm sóc da tuổi mãn kinh toàn diện từ A đến Z

Làm giảm và ngăn chặn nếp nhăn phát triển

Hãy bổ sung các hoạt chất giúp làm tăng lượng collagen và elastin của da (nguồn: internet)
  • Peptides: là một hoạt chất sinh học được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực làm đẹp nói chung, chống lão hóa da nói riêng. Thành phần Peptides trong mỹ phẩm kích thích tăng sinh collagen nhanh chóng, giúp làm mờ các nếp nhăn và rãnh nhăn hiệu quả. Peptides thường có mặt trong các dạng serum và kem dưỡng ẩm. Hãy dùng Peptides thường xuyên khi chăm sóc da tuổi mãn kinh.
  • Retinol: là một retinoids của vitamin A, có công dụng giảm nếp nhăn đã hình thành và ngăn ngừa nếp nhăn mới xuất hiện. Chính vì thế, Retinol thường được khuyên dùng càng sớm càng tốt. Nên duy trì tần suất dùng retinol tối thiểu 2 lần mỗi tuần. Dùng vào các buổi tối để giảm nguy cơ kích ứng và nhạy cảm của da.
  • Kem chống nắng: không có gì bảo vệ làn da tốt hơn bằng việc bôi kem chống nắng mỗi ngày. Kem chống nắng không chỉ giúp hạn chế xuất hiện các nếp nhăn, còn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng tăng sắc tố da hiệu quả. Hãy bôi kem chống nắng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Ưu tiên kem chống nắng phổ rộng chống được cả tia UVA/UVB.

Cải thiện tình trạng khô da và mất nước

Càng lớn tuổi da càng dễ bị mất nước do các mô liên kết đã trở nên lỏng lẻo hơn so với trước, đặc biệt ở phụ nữ tuổi mãn kinh mất nước càng nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Do đó, rất cần bạn sử dụng các thành phần giúp khôi phục lại độ ẩm của da. Trong đó, 3 thành phần quan trọng nhất nên có trong routine skincare hằng ngày bao gồm: Hyaluronic Acid (HA), Glycerin và Ceramides.

Phục hồi da và làm dịu các tổn thương và kích ứng

Hãy luôn có các thành phần dưỡng ẩm và hồi phục da đi kèm (nguồn: internet)
  • Salicylic Acid (BHA) và Glycolic Acid (AHA): mụn không phải là vấn đề nổi bật như còn trẻ, thế nhưng vẫn có thể hoàn toàn xuất hiện. Do đó, bạn vẫn nên duy trì tần suất sử dụng AHA/BHA hợp lý, ít nhất 1 lần mỗi tuần. Không những thế, AHA/BHA còn giúp tẩy tế bào chết hiệu quả, tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất vào bên trong da, hỗ trợ chống lão hóa.
  • Vitamin B5, Peptides, Ceramides, Hyaluronic Acid và các chiết xuất thực vật: hãy có ít nhất 1 thành phần phục hồi cũng như làm dịu da trong suốt quá trình chăm sóc da của bạn. Hãy dùng chúng liên tục ngày này qua ngày khác, có thể bạn chỉ cảm nhận được hiệu quả cấp ẩm. Thế nhưng, các hoạt chất này đang âm thầm bảo vệ làn da tuyệt vời, giúp kháng viêm, nuôi dưỡng và phục hồi hàng rào bảo vệ da khỏi những tổn thương mà bạn đang không thể nhìn thấy bằng mắt thường được.

Phòng ngừa tình trạng tăng sắc tố của da

Sự thay đổi các hormone kèm theo đó là những tổn thương gây ra bởi tia UV tích tụ lâu ngày, dẫn đến tình trạng tăng sắc tố trên da ngày càng nhiều. Lúc này đây, bạn hãy bổ sung thêm các hoạt chất chống oxy hóa, nổi bật nhất trong số đó là vitamin C. Hãy dùng vitamin C vào mỗi buổi sáng trước khi bôi kem chống nắng, vitamin C sẽ giúp trung hòa các gốc tự do gây hại, bảo vệ collagen và elastin trước tác hại của ánh nắng mặt trời, đồng thời tăng khả năng chống nắng của các màng lọc chống tia UV. Ngoài ra, bạn có thể chọn các thành phần chống oxy hóa khác như là: Glutathione, vitamin E, chiết xuất cam thảo,…

Lưu ý khi chăm sóc da tuổi mãn kinh

Hãy chăm sóc da tuổi mãn kinh thật cẩn thận với từng bước sẽ giúp da được nuôi dưỡng toàn diện (nguồn: internet)

Phải kiên nhẫn thực hiện từng bước một

Giống như việc giảm cân, chăm sóc da tuổi mãn kinh đòi hỏi sự kiên nhẫn trong thời gian dài. Thế nhưng không cần phải có 7749 bước skincare phức tạp, bạn chỉ cần xây dựng quy trình chăm sóc da phù hợp nhất với tình trạng da đang gặp phải là được. 4 bước quan trọng nhất trong chăm sóc da bạn có thể lưu ý để áp dụng hằng ngày:

Sponsor
  • Rửa mặt nhẹ nhàng với các sản phẩm làm sạch có độ pH 5.5. Vào buổi tối hãy áp dụng phương pháp double cleansing với 2 bước tẩy trang và sữa rửa mặt. Trong một tuần hãy dành ra 1 đến 2 buổi tẩy da chết hóa học với AHA hoặc BHA.
  • Dưỡng ẩm cho da thật đầy đủ với các thành phần cấp nước và khóa ẩm như là: Hyaluronic Acid (HA), Ceramide, Glycerin.
  • Vào ban ngày bắt buộc dùng kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 và bôi lại sau mỗi 2 đến 3 tiếng khi hoạt động ngoài trời quá nhiều. Đừng quên kết hợp với vitamin C trước đó.
  • Khi về đêm hãy dưỡng da chuyên sâu với các hoạt chất chống lão hóa như: Peptides, Retinol.

Đừng ngần ngại và hãy bắt đầu ngay hôm nay

Với các bạn bước sang tuổi mãn kinh đã phải đối mặt với những thay đổi “chóng mặt” của làn da, chính vì thế rất dễ tự tin và mặc cảm với làn da của mình. Thế nhưng, đừng lo lắng, hãy bắt đầu dưỡng da ngay hôm nay với các phương pháp đơn giản và phù hợp nhất cho bản thân của mình. Và đừng quên trước khi bắt đầu với một sản phẩm bất kỳ, hãy patch-test thật kỹ để tránh bị kích ứng với các thành phần trong mỹ phẩm. Tốt nhất, hãy đến thăm khám và được tiến hành soi da bởi các bác sĩ da liễu để đánh giá toàn diện các vấn đề da đang gặp phải để có cách chăm sóc da phù hợp.

Ở độ tuổi mãn kinh khi các hormone estrogen và progesterone bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến các vấn đề lão hóa, khô da, kích ứng và tăng sắc tố. Thế nên, quy trình chăm sóc da tuổi mãn kinh không chỉ tập trung cải thiện các vấn đề da đang gặp phải mà cần phòng ngừa chúng phát triển nặng hơn trong tương lai. Hi vọng bài viết hôm nay Beaudy.vn đã mang lại thật nhiều thông tin bổ ích, giúp các cô nàng chăm sóc da khoa học và có kết quả thật tốt. Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sắp tới nhé!

Bài này có tuyệt không bạn?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Mình rất cần sự đóng góp của các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn, hãy để lại bình luận để mình có thể cải thiện bài viết hơn nhé.

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version