Phấn nước hay cushion là một trong những sản phẩm trang điểm không thể thiếu trong quá trình trang điểm. Đây là một sản phẩm trang điểm nền dạng lỏng được chứa trong miếng đệm mút xốp, kèm theo bông mút chuyên dụng để dặm lên da. Cushion đã trở thành một vật bất ly thân của nhiều tín đồ làm đẹp nhờ sự tiện lợi và khả năng tạo lớp nền nhanh chóng. Dưới đây là phân loại chi tiết các loại cushion dựa trên hiệu ứng lớp nền (finish), độ che phủ, công dụng đặc biệt và loại da phù hợp. Tìm hiểu ngay nha!
Phân loại theo các loại cushion dựa vào lớp Finish
Một trong những điểm mà nhiều người chú ý khi chọn lựa phấn nước đó chính là lớp finish. Yếu tốt này rất quan trọng vì sẽ quyết định lớp nền của bạn có hiệu ứng như thế nào, và sẽ ảnh hưởng đến cả lớp makeup phía sau đó. Đây cũng là cách phân loại các loại cushion phổ biến nhất.
1. Cushion lì (Matte Finish)
Các dòng cushion matte có nghĩa là khi apply lên da sẽ mang lại lớp nền khô ráo, mịn lì, không bóng dầu. Thường có khả năng kiềm dầu tốt. Chính vì thế sẽ phù hợp với da dầu, da hỗn hợp thiên dầu, hoặc những ai sống trong môi trường nóng ẩm, muốn lớp nền bền lâu và không đổ bóng.

- Ưu điểm: Kiềm dầu tốt, lâu trôi, lớp nền trông mịn màng, che phủ lỗ chân lông hiệu quả.
- Nhược điểm: Có thể gây khô hoặc mốc nền nếu da thiếu ẩm, dễ làm lộ vân môi hoặc nếp nhăn nếu không dưỡng ẩm kỹ.
2. Cushion căng bóng (Dewy/Glowy Finish)
Vài năm gần đây các loại cushion căng bóng cực kì phổ biến, đặc biệt khi xu hướng clean girl makeup bùng nổ. Và như tên goi thì cushion căng bóng sẽ tạo hiệu ứng lớp nền bóng khỏe, căng mướt, phản chiếu ánh sáng tự nhiên như làn da được cấp đủ ẩm.
Đa số các dòng phấn nước này thì sẽ hợp da khô, da thường, hoặc những ai muốn có lớp nền trông tươi trẻ, rạng rỡ và glass skin (làn da thủy tinh) chuẩn Hàn.
- Ưu điểm: Cấp ẩm tốt, giúp da trông căng mọng, trẻ trung, rạng rỡ.
- Nhược điểm: Dễ đổ dầu hoặc trông bóng nhẫy nếu da dầu, có thể nhanh trôi hơn so với cushion lì.
3. Cushion bán lì (Semi-Matte/Satin Finish)
Bên cạnh phấn nước lì và căng bóng thì các thương hiệu trang điểm còn cập nhật thêm một bản phấn nước bán lì, tức là không quá bóng cũng không hẳn lì. Lớp nền mịn màng, khô ráo nhưng vẫn có một độ ẩm nhẹ, không lì đanh cũng không bóng quá mức. Hầu hết các loại da, đặc biệt là da hỗn hợp, da thường thì đây là lựa chọn an toàn và linh hoạt nhất.

- Ưu điểm: Tạo lớp nền tự nhiên, dễ sử dụng, che phủ tốt mà không gây nặng mặt, bền màu.
- Nhược điểm: Đôi khi không đủ kiềm dầu cho da siêu dầu hoặc không đủ độ căng bóng cho da siêu khô.
Phân loại theo Độ che phủ – Coverage
Tiếp theo sẽ là dựa vào độ che phủ của dòng cushion, mặc dù nhiều người hay cho rằng kem nền che phủ cao hơn cushion nhưng hiện nay các dòng phấn nước đã được cải thiện hơn nhiều.
Cushion che phủ mỏng nhẹ (Light Coverage)
- Đặc điểm: Lớp nền rất mỏng, nhẹ, chỉ đủ làm đều màu da và che phủ những khuyết điểm nhỏ li ti.
- Phù hợp với: Da ít khuyết điểm, muốn lớp nền tự nhiên như da thật, trang điểm hàng ngày.
- Ưu điểm: Cực kỳ tự nhiên, thoáng da, không gây bí.
- Nhược điểm: Không che được mụn, thâm nám rõ rệt.

Cushion che phủ trung bình (Medium Coverage)
- Đặc điểm: Che phủ được các nốt mụn nhỏ, vết thâm nhẹ, lỗ chân lông to. Vẫn giữ được sự tự nhiên nhưng đã có khả năng làm đều màu da rõ rệt hơn.
- Phù hợp với: Hầu hết các loại da, là lựa chọn phổ biến nhất cho trang điểm hàng ngày.
- Ưu điểm: Cân bằng tốt giữa che phủ và tự nhiên, dễ dặm thêm lớp để tăng độ che phủ.
Cushion che phủ cao (Full Coverage)
- Đặc điểm: Che phủ tốt các khuyết điểm rõ rệt như mụn viêm, thâm mụn, nám, tàn nhang, sẹo nhỏ. Lớp nền thường dày hơn.
- Phù hợp với: Da có nhiều khuyết điểm, muốn lớp nền hoàn hảo, trang điểm đi tiệc hoặc sự kiện quan trọng.
- Ưu điểm: Che phủ mạnh mẽ, tạo lớp nền hoàn hảo.
- Nhược điểm: Có thể gây cảm giác nặng mặt, dễ bị “cakey” (mốc nền) nếu không tán đều hoặc da thiếu ẩm.
Phân loại theo công dụng và đặc tính bổ sung
Cushion lâu trôi, kiềm dầu hay còn gọi là Long-lasting/Oil-Control Cushion. Công thức đặc biệt giúp lớp nền bám chặt vào da, hạn chế xuống tông và kiềm dầu hiệu quả suốt nhiều giờ. Phù hợp với da dầu, da hỗn hợp, những người thường xuyên hoạt động ngoài trời hoặc muốn lớp nền bền vững cả ngày.
Cushion dưỡng ẩm chứa các thành phần dưỡng ẩm cao như Hyaluronic Acid, Ceramide, chiết xuất thực vật,… giúp cấp nước và duy trì độ ẩm cho da. Ưu tiên dùng cho da khô, da thường, da thiếu nước, giúp lớp nền không bị mốc hay khô căng.

Cushion nâng tông có khả năng làm đều màu, cushion này còn có tác dụng nâng tông da lên một cách tự nhiên, giúp da trông sáng hơn. Thường có màu hồng nhạt hoặc tím nhạt. Cushion làm mờ lỗ chân lông chứa các hạt phấn siêu nhỏ hoặc công nghệ blurring giúp làm mờ hiệu quả các lỗ chân lông to, cho bề mặt da mịn màng hơn.
Cushion chống nắng được tích hợp chỉ số chống nắng cao (SPF/PA) giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Cushion dưỡng da có chứa các thành phần dưỡng da chuyên sâu như peptide, vitamin, chiết xuất thực vật quý hiếm,… giúp cải thiện tình trạng da theo thời gian. Sản phẩm phù hợp với những ai muốn trang điểm kết hợp dưỡng da, hoặc da nhạy cảm muốn sản phẩm lành tính.
Lời khuyên chung khi chọn cushion:
- Xác định loại da: Đây là yếu tố quan trọng nhất để chọn finish phù hợp (lì cho da dầu, căng bóng cho da khô, bán lì cho da hỗn hợp/thường).
- Nhu cầu che phủ: Bạn muốn lớp nền tự nhiên hay hoàn hảo?
- Màu sắc: Chọn tông màu tiệp với màu da hoặc sáng hơn nửa tông để tạo vẻ tươi tắn. Nên thử lên vùng quai hàm để kiểm tra độ hòa hợp.
- Thương hiệu và thành phần: Ưu tiên các thương hiệu uy tín và kiểm tra thành phần nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc dễ kích ứng.
Bình luận của các bạn sẽ giúp cho các bài viết của mình trở nên đa dạng và phong phú hơn, hãy để lại ý kiến của các bạn dưới đây nha!