Hiểu rõ vòng đời của mụn không chỉ giúp bạn chăm sóc da đúng cách trong từng giai đoạn, mà còn rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa các hậu quả không mong muốn do mụn để lại. Để một nốt mụn thực sự xuất hiện trên da, nó phải trải qua ít nhất 4 giai đoạn: hình thành nhân mụn, phát triển thành mụn, viêm nhiễm và sau cùng là thuyên giảm. Hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu vòng đời của mụn trải qua 4 giai đoạn như thế nào, và cách khắc phục hiệu quả nhất nhé!

Mụn là gì?

vong doi cua mun 2 87f5b393
Mụn là một bệnh lý da liễu rất phổ biến và thường gặp bởi nguyên nhân tắc nghẽn lỗ chân lông (nguồn: internet)

Mụn đã được xem là một bệnh lý về da liễu, đây là tình trạng vô cùng phổ biến và trải đều ở khắp mọi lứa tuổi. Đặc điểm chung của các loại mụn đều bắt nguồn từ việc tắc nghẽn lỗ chân lông, mất cân bằng giữa quá trình tăng tiết dầu và bã nhờn. Một nốt mụn được hình thành sẽ cần có sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản: dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn gây mụn (P.Acnes, C.Acens,…). Một nốt mụn nhẹ đến trung bình có thể mất 6 đến 7 tuần để khỏi hoàn toàn, và các nốt mụn nặng có thể kéo dài hàng tháng tùy vào vòng đời của nó.

Ngay khi nổi mụn đã khiến cho làn da trở nên mất thẩm mỹ, làm vùng da không còn mịn màng. Đặc biệt ở giai đoạn sau đó, các cô nàng còn phải đối mặt với nguy cơ thâm mụn, sẹo mụn vô cùng nan giải. Thế nên, ngay từ bước đầu tiên nên tìm hiểu thật chi tiết về các loại mụn và quá trình hình thành của một nốt mụn như thế nào để có cách xử lý đúng nhất.

4 vòng đời của mụn từ khi hình thành đến kết thúc

Giai đoạn 1: hình thành nhân mụn

Mụn ẩn ở giai đoạn đầu rất khó để phát hiện (nguồn: internet)

Đây là giai đoạn tiến triển âm thầm nhất của các nốt mụn đến mức nhiều cô nàng không nhận ra đã có những thay đổi xảy ra bên dưới da. Do đó, giai đoạn này thường gọi là giai đoạn mụn ẩn, bởi cơ chế hình thành chỉ đến từ việc lỗ chân lông bị bít tắc do tắc nghẽn của dầu thừa và tế bào chết lâu ngày không được làm sạch. Nếu càng để lâu và không có cách chăm sóc da mụn đúng cách, thì đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn P.Acnes và C.Acnes xâm nhập vào bên dưới da.

Cách khắc phục cho giai đoạn hình thành nhân mụn, đó là bạn thường xuyên duy trì tần suất tẩy tế bào chết với AHA (Alpha Hydroxy Axit), hoặc BHA (Beta Hydroxy Axit) 1 đến 2 lần mỗi tuần. Và bổ sung các loại serum hoặc kem dưỡng có chứa Niacinamide để giúp điều tiết lại lượng dầu hàng ngày. Cùng với đó, nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ bị mụn cao, hãy cân nhắc các sản phẩm đang dùng không chứa dầu (Oil Free), không bít tắc lỗ chân lông (Non Comedogenic).

Giai đoạn 2: phát triển của mụn đầu đen và mụn đầu trắng

Sự xuất hiện của mụn đầu đen cho thấy nhân mụn đã bị oxy hóa từ bên ngoài (nguồn: internet)

Trải qua quá trình nằm yên bên dưới da, đến giai đoạn 2 thì mụn bắt đầu xuất hiện dưới dạng mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng. Nhưng đây là nhóm mụn chưa sưng viêm và không có sự tiếp xúc của vi khuẩn, mà vẫn chủ yếu là do tăng tiết dầu thừa và tế bào chết tích tụ lại, nhưng đã nhiều hơn trước.

Sponsor

Cách khắc phục cho giai đoạn này, ngoài việc duy trì thói quen tẩy tế bào chết và dùng Niacinamide. Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm các hoạt chất như Retinoids (đặc biệt là Retinol, Tretinoin hay Adapalene), hoặc Benzoyl Peroxide (có nồng độ từ 2.5% đến 5%). Có thể cân nhắc đi lấy nhân mụn, hoặc thực hiện các biện pháp peel da hóa học. Nếu xử lý tốt ở giai đoạn này thì có thể ngăn ngừa mụn tiến triển lên giai đoạn 3 hay 4.

Giai đoạn 3: xuất hiện tình trạng mụn sưng viêm

Và kế đến mụn mủ và mụn sưng viêm bắt đầu phát triển (nguồn: internet)

Đã đến lúc các vi khuẩn P.Acnes hay C.Acnes tấn công vào da bằng môi trường thuận lợi, chính là lỗ chân lông đang bị tắc nghẽn. Chúng kích hoạt các phản ứng viêm trên cơ thể, hình thành nên các nhân mụn mủ (Pustules) hoặc mụn viêm nhưng không có mủ (Papules). Nếu không điều trị tốt thì rất dễ để lại sẹo về sau.

Sponsor

Cách chăm sóc da mụn lúc này đây có thể cần kết hợp kháng sinh như Clindamycin hoặc Erythromycin theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Vẫn duy trì thói quen dùng AHA/BHA, Retinoids, Niacinamide hay Benzoyl Peroxide đúng cách và đúng tần suất.

Giai đoạn 4: mụn trưởng thành và thuyên giảm

Nếu trị mụn không tốt sẽ để lại sẹo và thâm mụn (nguồn: internet)

Có những bạn sẽ thấy rằng dù vẫn không điều trị nhưng mụn vẫn có thể tự khỏi. Thế nhưng, hậu quả để lại luôn là nỗi ám ảnh sau đó. Bên cạnh tình trạng thâm mụn nặng thì các vấn đề sẹo rỗ, sẹo lõm xuất hiện dày đặc. Không chỉ khiến cho da bị mất thẩm mỹ mà còn tốn nhiều chi phí để phục hồi da lại sau đó.

Giai đoạn phục hồi mụn ngoài việc ngăn ngừa mụn tái phát, thì cần có những thành phần làm dịu và phục hồi da. Các nhóm hoạt chất rất tốt để chữa lành da sau mụn như là: chiết xuất rau má, Peptides, Ceramide, Hyaluronic Axit, Vitamin B5,… Khi mụn đã ổn định hoàn toàn, có thể cân nhắc sử dụng vitamin C để chống oxy hóa và mờ thâm.

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến vòng đời của mụn

Thói quen chăm sóc da rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa mụn (nguồn: internet)

Thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể

Mụn khi nổi lên trên bề mặt da, đó không chỉ là nhất thời tại thời điểm đấy, mà đây là cả một quá trình âm thầm diễn tiến từ rất lâu. Trong đó, những thay đổi bên trong cơ thể liên quan đến hormone estrogen và testosterone có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành mụn. Khi nồng độ testosterone tăng cao và estrogen giảm sút, sẽ làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn rất mạnh mẽ, tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông.

Sponsor

Có một nhóm mụn được gọi là mụn nội tiết, do những thay đổi liên tục của hormone cơ thể. Nhóm mụn này thường là mụn viêm, mụn nang và mụn bọc. Cần phải có can thiệp từ bác sĩ da liễu và quy trình chăm sóc da thật cẩn thận và tỉ mỉ nhất.

Chế độ ăn uống và tác động của môi trường

Cùng với đó, một vài bạn sẽ gặp tình trạng nổi mụn liên quan đến chế độ ăn uống hằng ngày. Nếu bạn để ý kỹ, sau những hôm ăn nhiều đường, tinh bột trắng thì bạn sẽ rất dễ bị nổi mụn. Đó vì chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng hoạt động của hormone Insulin tăng tiết IGF-1 Insulin, dẫn đến tuyến bã nhờn tăng tiết dầu. Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa, hoặc sữa nguyên chất cũng là yếu tố nguy cơ gây mụn đáng kể.

Cách bạn chăm sóc da hàng ngày

Và dĩ nhiên, quy trình chăm sóc da đóng yếu tố then chốt trong việc kiểm soát và ngăn ngừa các nốt mụn hình thành. Một quy trình chăm sóc da đầy đủ các bước từ làm sạch tốt, tẩy da chết 1 đến 2 lần mỗi tuần, dưỡng ẩm đầy đủ và chống nắng kỹ càng. Là một quy trình khép kín vừa giúp thanh lọc làn da, giải quyết tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc, bảo vệ làn da trước tia UV – tất cả đều giúp ngăn ngừa mụn phát triển.

Hiểu rõ vòng đời của mụn rất quan trọng, không chỉ giúp các bạn biết cách chăm sóc da mụn đúng cách mà còn hỗ trợ phòng ngừa các nốt mụn quay trở lại. Trên hết, có 4 giai đoạn quan trọng mà một nốt mụn có thể trải qua, việc tìm hiểu và nhận biết mụn ở giai đoạn nào sẽ giúp các cô nàng tối ưu hiệu quả trị mụn tốt hơn. Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề làm đẹp sắp tới, hứa hẹn sẽ có bài viết hay ho và thật hữu ích hơn nữa nhé!

Bạn thấy bài này thế nào?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Mình hy vọng các bạn sẽ chia sẻ những cảm xúc của bạn về bài viết này để mình có thể viết hay hơn.

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version