Da được xem là lớp màng bảo vệ hàng đầu của cơ thể như một tấm khiên vững chắc giúp da luôn khỏe mạnh trước mọi tấn công từ bên ngoài. Nhưng thực thế làn da lại vô cùng dễ bị kích ứng, dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại. Khi da bắt đầu biểu hiện những dấu hiệu như mẩn đỏ, ngứa ngáy hay khó chịu sau khi chạm phải các chất gây dị ứng, có thể đó là biểu hiện của viêm da tiếp xúc. Nếu bạn cũng quan tâm và muốn tìm hiểu về viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây của Beaudy.vn sẽ dành cho bạn đấy nhé!
Viêm da tiếp xúc là gì? Phân loại viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là một tình trạng viêm da khi da tiếp xúc với một chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Viêm da tiếp xúc có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: mẩn đỏ, ngứa, sưng hay nổi mụn nước,… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người gặp phải. Vì thế nhận biết và hiểu đúng về viêm da tiếp xúc là vô cùng quan trọng, khi hiện nay chúng ta phải thường xuyên đối mặt với nhiều tác nhân gây hại ở khắp mọi nơi.
Từ thống kê của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) có đến khoảng 20% dân số thế giới có nguy cơ mắc phải bệnh viêm da tiếp xúc. Và viêm da tiếp xúc xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tập trung nhiều nhất từ 20 đến 40 tuổi. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, và các bạn nữ là đối tượng có nguy cơ bị bệnh nhiều hơn.
Viêm da tiếp xúc được chia làm 2 loại chính là: viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: là dạng phổ biến nhất khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với một chất gây dị ứng. Điều đặc biệt ở đây có thể lần đầu tiên khi tiếp xúc với chất dị ứng nhưng cơ thể hoàn toàn không phản ứng và có biểu hiện gì cả. Nhưng từ lần thứ 2 trở đi, có thể bắt đầu sản sinh ra kháng thể IgE gây phản ứng viêm da.
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất gây kích ứng, các chất này gây tổn thương trực tiếp đến lớp biểu bì của da và gây nên tình trạng viêm da tiếp xúc.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc
Nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc được chia theo phân loại với tác nhân khác nhau.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: thường gặp nhất kim trong đó là niken và latex. Niken là một kim loại được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau, như đồ trang sức, đồng hồ, thắt lưng,… Và Latex là một loại protein có trong cao su tự nhiên, được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau, như găng tay, bao cao su, bóng bay,… Ngoài ra còn có các chất bảo quản như paraben, formaldehyde, hương liệu tổng hợp,…
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: thường gặp hơn với các loại xà phòng, chất tẩy rửa hay mỹ phẩm. Bởi xà phòng là một chất tẩy rửa có tính kiềm, có thể gây khô da và kích ứng da. Chất tẩy rửa là một chất có tính ăn mòn, có thể gây tổn thương da. Đồng thời có thể gặp những nhóm nguyên nhân khác như là: bột talc, cồn khô, kem chống nắng, dầu khoáng,…
Triệu chứng khi bị viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi cơ thể có tiếp xúc với dị nguyên, ở đây có thể hiểu là chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Các biểu hiện sẽ xuất hiện sau 12 đến 24 giờ và mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bạn có thể cùng Beaudy.vn tham khảo các triệu chứng của bệnh như:
- Mẩn đỏ
- Ngứa
- Sưng
- Nổi mụn nước
- Khô da
- Đau
- Các triệu chứng toàn thân nặng như: đỏ mắt, viêm mũi, hen suyễn,…
Viêm da tiếp xúc có thể biểu ở khắp cơ thể hay bất kỳ vùng da nào. Những vị trí thường xuyên gặp phải tình trạng này bạn có thể quan sát như: tay (thường do chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm), mặt (thường do mỹ phẩm, nước hoa), chân (thường do giày dép, thảm dậm chân),…
Nếu bạn gặp các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa,… trên da, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ da liễu sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, tiền sử tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng và kết quả xét nghiệm da để chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Cách điều trị viêm da tiếp xúc
- Dùng thuốc bôi ngoài da: có chứa kháng histamin, steroids, kháng viêm NSAID, thuốc kháng khuẩn sẽ giúp giảm các triệu chứng ngứa, sưng và viêm. Lưu ý không bên các vùng da trên vết thương hở. Thuốc bôi cũng có thể là tác nhân gây kích ứng và gây nên viêm da tiếp xúc nên cần patch-test trước khi bôi toàn thân.
- Dùng thuốc uống: dùng cho các hợp viêm da tiếp xúc nặng có chỉ định của bác sĩ có thể là thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh.
- Liệu pháp quang trị liệu: bằng cách dùng ánh sáng có tia UVB để giảm bớt các triệu chứng khi viêm da tiếp xúc nặng hoặc không đáp ứng và hỗ trợ các phương pháp điều trị khác.
Cách phòng ngừa viêm da tiếp xúc
- Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng: đây là bước quan trọng nhất trong việc điều trị viêm da tiếp xúc. Người bệnh cần tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích ứng để ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da an toàn: nên tối ưu thành phần trong mỹ phẩm, càng ít chất càng tốt cho người viêm da tiếp xúc để tránh các chất kích ứng. Đồng thời ưu tiên các sản phẩm sạch, có thể dùng mỹ phẩm thuần chay, các loại mỹ phẩm không chứa cồn hay hương liệu sẽ giúp giảm nguy cơ kích ứng da.
- Giữ da sạch và khô: da sạch và khô sẽ giúp giảm ngứa và viêm. Người bệnh nên tắm rửa bằng nước mát và sử dụng khăn mềm để lau khô da.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: giúp giữ ẩm cho da, ngăn ngừa da bị khô và bong tróc. Người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu hoặc chất bảo quản.
- Không gãi: vì khi gãi có thể khiến da bị tổn thương, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên cố gắng kìm chế không gãi.
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Beaudy.vn trong chủ đề làm đẹp về: Viêm da tiếp xúc. Hi vọng những chia sẻ trong bài viết giúp các bạn hiểu rõ hơn về viêm da tiếp xúc là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cơ bản. Khi nghi ngờ bị viêm da tiếp xúc bạn nên đến thăm khám các bác sĩ da liễu để được tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp thay vì tự ý điều trị tại nhà bạn nhé!
Bạn có ý kiến gì về bài viết này không? Hãy chia sẻ với mình và cùng nhau thảo luận nhé!