Mụn nội tiết là nhóm mụn trứng cá khó kiểm soát nhất, gây ra bởi sự thay đổi hormone trong cơ thể. Ngoài chu kỳ kinh nguyệt, mụn nội tiết còn phổ biến trong thời kỳ tiền mãn kinh và mang thai, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ lối sống hàng ngày. Đặc biệt, mụn nội tiết thường tập trung dày đặc ở cằm, gây sưng đỏ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của làn da. Nếu bạn cũng đang “đau đầu” về tình trạng mụn nội tiết ở cằm, đừng bỏ qua bài viết hôm nay. Hãy khám phá cùng Beaudy.vn tất cả các bí quyết để trị mụn nội tiết ở cằm một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!

Sponsor

Các loại mụn có thể xuất hiện ở cằm

tri mun noi tiet 2 e8b63afd
Mụn có thể xuất hiện với rất nhiều loại ở vùng cằm gây đau nhức và kém thẩm mỹ (nguồn: internet)
  • Mụn đầu đen: là tình trạng mụn phổ biến ở vùng chữ T (trán – mũi và cằm), nguyên nhân là do lỗ chân lông bị bít tắc bởi dầu thừa, cặn bẩn và tế bào chết. Các nhân mụn tiếp xúc với không khí bị oxy hóa trở nên có màu đen, nhưng cũng đồng thời làm nông rộng lỗ chân lông nên càng dễ bị tắc nghẽn nhiều hơn.
  • Mụn mủ: thuộc về nhóm mụn sưng viêm, là sự kết hợp của cả 3 yếu tố gây mụn là tế bào chết, dầu thừa và vi khuẩn gây mụn phát triển. Khiến vùng da trở nên đỏ rát, sưng tấy và dẫn đến mủ tích tụ bên dưới da.
  • Mụn nang: là những nhân mụn mủ có kích thước lớn và nằm sâu bên dưới da. Tính chất của mụn nang là làm da bị đỏ nhiều hơn, sưng to u cục, gây đau và dễ bị để lại sẹo.
  • Mụn nội tiết: thường gặp ở các bạn nữ trong độ tuổi 20 đến 50, do sự thay đổi các nhóm hormone trong cơ thể. Liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau và xuất hiện trong thời gian dài, khó điều trị và lâu khỏi nếu chỉ chăm sóc da thông thường.

Nguyên nhân gây mụn nội tiết ở cằm

Do tuyến bã nhờn ở nơi đây hoạt động rất mạnh nên bạn rất dễ bị mụn kèm theo đó là sự rối loạn hormone gây ra mụn nội tiết (nguồn: internet)

Đầu tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu mụn nội tiết là gì? Mụn nội tiết hay còn gọi là mụn hormone, liên quan đến sự thay đổi và mất cân bằng các yếu tố sinh học trong cơ thể như: Androgen, Cortisol, Estrogen, Progesteron,… Hormone thay đổi là nguyên nhân khiến tuyến bã nhờn hoạt động “sai lệch”, tăng tiết dầu nhiều hơn dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.

Nguyên nhân bị mụn nội tiết được đánh giá chủ yếu qua 3 nhóm yếu tố chính và căn bản nhất, đó là:

  • Sự thay đổi hormone: có thể đến từ bên trong hay bên ngoài cơ thể. Liên quan đến chu kỳ như thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mang thai. Và mụn nội tiết ở cằm còn chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đặc biệt là sữa hay kem tách béo trong khẩu phần ăn.
  • Không tẩy tế bào chết: sản xuất quá nhiều dầu tạo điều kiện gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da càng dễ bị mụn nhiều hơn. Ngoài ra, lớp sừng dày khiến da không mịn màng, còn cản trở hấp thụ các dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc da.
  • Vi khuẩn: xuất hiện ở nhóm mụn có nhân như mụn mủ, mụn nang là do vi khuẩn phát triển quá nhanh kích hoạt các cytokine tiền viêm trong cơ thể. Điều này không có lợi cho da, bởi sẽ làm da đỏ rát, sưng tấy và châm chích khó chịu.

7 cách điều trị mụn nội tiết ở cằm nhanh chóng và hiệu quả

Thăm khám và điều trị bằng thuốc với bác sĩ da liễu

Việc tìm đến các bác sĩ da liễu để được thăm khám và kê toa thuốc trị mụn nội tiết là rất quan trọng (nguồn: internet)

Trong 28 ngày của một chu kỳ kinh nguyệt đều, sự hành kinh diễn ra vào ngày 1 và kéo dài đến ngày 4 hoặc ngày 5. Và sau đó hormone estrogen bắt đầu tăng dần và đạt đỉnh vào ngày thứ 14. Nhờ hàm lượng estrogen cao đã giúp giữ cho làn da thông thoáng và luôn luôn mịn màng. Tuy nhiên, từ ngày 14 đến ngày 28 là lúc estrogen thấp nhất và mụn nội tiết sẽ xuất hiện vào 7 đến 10 ngày trước chu kỳ bắt đầu. Cũng trong thời gian này, nồng độ testosterone và progesterone tăng nhanh chóng, 2 hormone này lại làm tăng tiết dầu nhiều hơn, làm lỗ chân lông co lại gây tích tụ da chết.

Thế nên, để kiểm soát được quá trình này hiệu quả nhất và ngăn ngừa mụn nội tiết sau đó. Bạn sẽ cần được bác sĩ da liễu có chuyên môn kê những loại thuốc đặc biệt như thuốc tránh thai 28 ngày (để điều hòa và cân bằng lượng hormone); hoặc Spironolactone (để kiểm soát và làm giảm nồng độ testosterone).

Không nên uống sữa ngay trong giai đoạn mụn nội tiết

Những loại thực phẩm bạn ăn mỗi ngày đều có ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể, trong đó nhóm sữa bò và chế phẩm từ sữa là rõ ràng nhất. Thế nên, để giảm mụn nội tiết bạn nên cắt đi khẩu phần ăn có chứa sữa trong đấy, nhờ đó mà hàm lượng hormone testosterone không tăng cao quá mức. Nhưng ngay cả khi bạn chuyển sang dùng sữa hạt, sữa đậu nành thì nguy cơ nổi mụn nội tiết ở cằm vẫn có, chỉ là thấp hơn xíu thôi nhé.

Sponsor

Hãy chọn Retinoids làm hoạt chất chính

Retinoids là hoạt chất giúp bạn kiểm soát tình trạng mụn, ngừa mụn và kháng viêm (nguồn: internet)

Ngoài công dụng ngăn chặn hình thành nếp nhăn, giảm các dấu hiệu lão hóa sớm. Retinoids (nhóm dẫn xuất của vitamin A) còn là giải pháp hỗ trợ trị mụn nội tiết vô cùng hiệu quả. Retinoids có thể là Retinol, Retinal, Tretinoin có thể dùng tại chỗ để kiểm soát mụn, ngăn ngừa tình trạng bít tắc lỗ chân lông, tăng tái tạo tế bào mới cho da khỏe mạnh hơn.

Tẩy tế bào chết thường xuyên

Ưu tiên những hoạt chất tẩy da chết hóa học như BHA/AHA (Lactic Acid, Glycolic Acid). Bởi loại tế bào chết ít nhất 2 lần mỗi tuần, sẽ giúp lỗ chân lông luôn thông thoáng, đồng thời điều tiết lại lượng bã nhờn, kháng viêm cho tình trạng mụn nội tiết ở cằm. Khi kết hợp cùng các phương pháp khác sẽ cho hiệu quả trị mụn nhanh chóng hơn.

Sponsor

Kết hợp thêm các hoạt chất kiểm soát mụn khác

Nếu tình trạng mụn nội tiết nặng hơn có thể cân nhắc kết hợp 1 đến 2 thành phần làm dịu và phục hồi (nguồn: internet)

Đôi khi tình trạng mụn nội tiết quá nặng và khiến da luôn ửng đỏ và sưng tấy. Chính vì thế bạn nên cần có thêm các hoạt chất làm dịu và hồi phục da như là: Hyaluronic Acid (HA), vitamin B5 (Panthenol), Niacinamide (vitamin B3),… Hoặc có thể cân nhắc sử dụng Benzoyl Peroxide (nhưng lưu ý BPO rất dễ kích ứng và làm khô da nhiều hơn). Đôi khi bạn cần phải dùng các chất kháng viêm mạnh tại chỗ như là Hydrocortisone 1% trong thời gian ngắn.

Bảo vệ da bằng miếng dán mụn

Việc bảo vệ làn da trước những tác động từ môi trường như bụi bẩn, khói bụi thay thậm chí các vi khuẩn gây mụn là vô cùng quan trọng. Trong những phương pháp đó, miếng dán mụn có thành phần Hydrocolloid sẽ giúp hút đi lượng dịch từ dầu thừa, giảm lượng mủ và tránh mụn bùng phát nặng hơn. Ngoài ra, miếng dán mụn còn đóng vai trò bảo vệ để ngăn ngừa các bạn thường hay có thói quen cạy nặn mụn.

Routine skincare đơn giản và nhẹ dịu

Routine skincare càng tối giản sẽ giúp bạn càng giảm được nguy cơ kích ứng (nguồn: internet)

Bên cạnh đó, khi bị mụn nội tiết ở cằm bạn vẫn không nên nóng vội để dùng quá nhiều bước dưỡng da. Mà thay vào đó hãy giữ một routine skincare càng tối giản càng tốt. Hãy đảm bảo có được một sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, một loại serum có chứa thành phần dưỡng ẩm và kháng viêm trong đấy, và một kem dưỡng có chứa Retinol để kiểm soát mụn.

Mụn nội tiết ở cằm luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều cô nàng khi chăm sóc da, mụn kéo dài dai dẳng và thường hay tái đi tái lại. Cách kiểm soát mụn nội tiết tốt nhất là cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, đồng thời kết hợp thói quen chăm sóc da thật dịu nhẹ và lành tính. Hi vọng bài viết về chủ đề trị mụn nội tiết ở cằm đã mang lại nhiều thông tin bổ ích, giúp các bạn chăm sóc da khoa học và nhanh chóng lấy lại làn da tươi trẻ nhé!

Sponsor
Bạn thấy bài này thế nào?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Mình rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn về bài viết này.

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version