Rosacea, hay còn gọi là bệnh trứng cá đỏ, là một vấn đề da khá phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Tình trạng này không chỉ gây phiền toái mà còn đi kèm những đợt bùng phát nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Điều gì là chìa khóa để giảm bớt triệu chứng bệnh trứng cá đỏ? Hãy cùng Beaudy.vn khám phá 10 sự thật bất ngờ về bệnh trứng cá đỏ và tìm ra bí quyết chăm sóc da khỏe mạnh ngay hôm nay nhé!
- Bệnh trứng cá đỏ là gì? Rosacea là gì?
- Bệnh trứng cá đỏ có đến 4 tuýp chứ không phải 1!
- Bệnh trứng cá đỏ không hoàn toàn liên quan đến ve Demodex
- Có ít nhất 5 nguyên nhân gây bệnh trứng cá đỏ Rosacea
- Điều trị bệnh Rosacea cần tập trung 2 bước quan trọng nhất
- Bôi kem chống nắng là không thể thiếu với bệnh Rosacea
- 4 yếu tố khác nhau giữa người bệnh trứng cá đỏ và da khỏe mạnh
- Bệnh trứng cá đỏ không chỉ là một vấn đề của da mặt
- Bệnh trứng cá đỏ có chữa khỏi hoàn toàn không?
- Có thể kiểm soát và phòng ngừa bệnh trứng cá đỏ
Bệnh trứng cá đỏ là gì? Rosacea là gì?
Bệnh trứng cá đỏ còn có tên gọi là Rosacea, được dùng để chỉ một tình trạng viêm da mãn tính, xuất hiện chủ yếu ở khuôn mặt. Rosacea thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ trung niên, ít có ở nam giới. Bên cạnh đó, Rosacea còn là một bệnh lý phức tạp, khó điều trị và dễ tái phát do đó cần hiểu đúng và có được sự tư vấn bởi bác sĩ da liễu có chuyên môn. Tuy nhiên, hiện này Rosacea lại chỉ được tập trung nói về vị trí xuất hiện trên khuôn mặt bởi vì nó ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người mắc bệnh, nhưng thực tế Rosacea xuất hiện ở nhiều cơ quan khác.
Bệnh trứng cá đỏ có đến 4 tuýp chứ không phải 1!
Bệnh trứng cá đỏ là tên gọi chung của tất cả thể bệnh, trong đó có tới 4 tuýp Rosacea khác nhau. Chính vì thế nhiều cô nàng hiểu nhầm về Rosacea dẫn đến điều trị không hiệu quả.
- Tuýp 1 (Erythematotelangiectatic): 2 biểu hiện chính của tuýp 1 chính là đỏ da và giãn mao mạch máu. Chúng tập trung chủ yếu ở các vùng mũi và 2 bên má. Các ban đỏ dai dẳng, kéo dài và có thể nhìn thấy mạch máu hoặc mao mạch bị vỡ bằng mắt thường. Đây cũng là giai đoạn da rất nhạy cảm, dễ tổn thương bởi các yếu tố từ bên ngoài. Phương pháp điều trị chủ yếu là: giảm viêm, laser mạch máu, và chống nắng.
- Tuýp 2 (Papulopustular): biểu hiện chính là sẩn mụn và mụn mủ, do đó dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá. Đặc điểm để phân biệt ở đây chính là Rosacea không đi kèm với mụn đầu đen, hoặc mụn đầu trắng. Mụn sẩn và mụn mủ xuất hiện nhiều hơn là do liên quan đến số lượng vi khuẩn Demodex trên da. Do đó, phương pháp điều trị giai đoạn này hướng đến sẽ là: kháng sinh, kháng nấm, kháng viêm và hạn chế các thành phần dễ gây kích ứng trong mỹ phẩm.
- Tuýp 3 (Phymatous): đặc biệt tuýp 3 Rosacea xuất hiện nhiều ở nam giới, đặc trưng với 2 biểu hiện: da dày sần sùi và mũi to hơn. Điều này liên quan mật thiết đến sự phát triển quá mất của mô liên kết. Hướng điều trị tuýp 3 bệnh trứng cá đỏ là: laser CO2 tái tạo da, kháng sinh, Retinoids, hoặc dùng AHA/BHA (cần kiểm soát kỹ nồng độ và theo hướng dẫn của bác sĩ).
- Tuýp 4 (Ocular): đây là tuýp bệnh trứng cá đỏ phức tạp và thường bị nhẫm lẫn với các bệnh lý của mắt. Biểu hiện tuýp 4 Rosacea chính là: mắt đỏ, ngứa, khô rát, chảy nước mắt hay sưng viêm mí mắt. Nếu điều trị không tốt ở thể bệnh này thì Rosacea có thể ảnh hưởng đến thị lực, viêm giác mạc. Do đó không nên tự ý điều trị mà cần có hướng dẫn từ bác sĩ da liễu.
Bệnh trứng cá đỏ không hoàn toàn liên quan đến ve Demodex
Trên bề mặt da người có một loại ve gọi là Demodex Folliculorum, đây là một loại ve tự nhiên và không gây hại. Tuy nhiên, nếu vì một tác nhân nào đó trên cơ thể khiến hàng rào bảo vệ da tổn thương, hệ miễn dịch da suy yếu sẽ làm tăng số lượng ve Demodex lên đáng kể. Khi chúng phát triển quá mức sẽ gây ra phản ứng viêm đỏ, ngứa rát ở người bệnh trứng cá đỏ. Thế nên, Demodex không là tác nhân chính, mà gây bệnh nằm ở tăng sinh số lượng của loại ve Demodex này.
Có ít nhất 5 nguyên nhân gây bệnh trứng cá đỏ Rosacea
Bệnh trứng cá đỏ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cùng tác động đến, và có ít nhất 5 nguyên nhân được tìm thấy có thể gây ra Rosacea: rối loạn hàng rào bảo vệ da, phản ứng viêm mãn tính, tăng sinh và giãn nỡ mạch máu, yếu tố di truyền và tăng số lượng ve Demodex trên bề mặt da. Do đó, kiểm soát bệnh Rosacea cần tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và chọn được phương pháp hợp lý nhất.
Điều trị bệnh Rosacea cần tập trung 2 bước quan trọng nhất
Nói điều trị bệnh Rosacea phức tạp cũng không hẳn, bởi 2 quy tắc quan trọng nhất để cải thiện Rosacea chính là: giảm viêm và tăng cường hàng rào bảo vệ da.
- Bạn có thể giảm viêm và tăng cường hàng rào bảo vệ da với các sản phẩm phục hồi, làm dịu da rất phổ biến như là: Ceramide, Niacinamide, Panthenol, Allatoin, Omega 3,… các thành phần này giúp tăng cường sức đề kháng của da trước những tấn công từ bên ngoài.
- Thế nhưng Rosacea thường biểu hiện giãn mao mạch và vỡ mao mạch dưới da, nền da có thể ửng đỏ. Bạn có thể thực hiện các liệu pháp laser, hoặc dùng thuốc ức chế giãn mạch máu (Brimonidine và Oxymetazoline được FDA chấp thuận). Tuy nhiên cần phải tham khảo và được điều trị bởi chính bác sĩ da liễu.
Bôi kem chống nắng là không thể thiếu với bệnh Rosacea
Dù ở thể bệnh nào đi nữa, thì dường như dùng kem chống nắng luôn là cần thiết với người mắc bệnh Rosacea. Kem chống nắng (hoặc các phương pháp chống nắng vật lý khác) sẽ giảm kích thích do tia UV gây ra, ngăn ngừa hiện tượng đỏ da và giãn mao mạch khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng vật lý thường được khuyến khích dùng ở người mắc bệnh trứng cá đỏ, vì chúng dịu nhẹ và an toàn hơn các loại kem chống nắng hóa học với nhiều màng lọc hữu cơ (làm tăng nguy cơ kích ứng, dẫn đến viêm da nặng hơn).
4 yếu tố khác nhau giữa người bệnh trứng cá đỏ và da khỏe mạnh
Đánh giá về cơ chế bệnh sinh, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy giữa da người khỏe mạnh và da của người bệnh trứng cá có sự thay đổi rõ rệt về 4 yếu tố cơ bản như sau:
- Lớp màng bảo vệ của người bệnh Rosacea có tính kiềm hơn, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Có sự rối loạn và mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi, và ve Demodex trên da người bệnh Rosacea.
- Hàng rào bảo vệ da suy yếu dẫn đến tổn thương cả lớp lipid kép, dẫn đến da dễ mất nước và dễ bị kích ứng.
- Tế bào miễn dịch gây viêm xuất hiện (thay vì các loại peptide kháng khuẩn) nhiều hơn trên người bệnh Rosacea dẫn đến da luôn ưng đỏ, và giãn mao mạch máu.
Bệnh trứng cá đỏ không chỉ là một vấn đề của da mặt
Rosacea biểu hiện tập trung ở da mặt, đặc biệt là vùng trung tâm có ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên được nhắc đến nhiều nhất. Nhưng thực tế, Rosacea có thể liên quan đến nhiều cơ quan khác như là ở mắt, hệ thống mạch máu, và tác động đến cả tâm lý. Do đó, người bệnh Rosacea phải được kiểm soát tốt về mọi mặt, cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài cơ thể.
Bệnh trứng cá đỏ có chữa khỏi hoàn toàn không?
Đáng buồn là Rosacea là một lý mãn tính và đến nay vẫn chưa chưa khỏi hoàn toàn. Khi một người mắc bệnh Rosacea phải trải qua các giai đoạn bùng phát, thuyên giảm. Thế nên đối với bệnh Rosacea cần phải kéo dài giai đoạn thuyên giảm và hạn chế các triệu chứng xảy ra. Đồng thời rút ngắn quá trình bùng phát để tránh các tổn thương.
Có thể kiểm soát và phòng ngừa bệnh trứng cá đỏ
Bạn có thể làm giảm triệu chứng của bệnh Rosacea và giảm các triệu chứng của bệnh bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, tránh các tác nhân kích thích (từ tia UV, nhiệt độ cao, mỹ phẩm có thành phần dễ kích ứng), xây dựng quy trình chăm sóc da (làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng), đồng thời tăng cường sức khỏe hàng rào bảo vệ da từ bên trong (Omega 3, các chất chống oxy hóa), và nên được tư vấn điều trị bởi bác sĩ da liễu.
Rosacea là bệnh lý trứng cá đỏ, biểu hiện bởi nhiều tuýp bệnh khác nhau và cần có cách điều trị phù hợp. Trong bài viết hôm nay, Beaudy.vn muốn mang đến một vài góc nhìn mới, hay đó là 10 sự thật phổ biến bao gồm các thông tin cơ bản nhất về bệnh trứng cá đỏ. Beaudy.vn chân thành cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành và hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề chăm sóc da sắp tới nhé!
1 phản hồi
Nhớ để lại bình luận giúp mình về bài viết này nha!