Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt, nhưng khi nổi mụn ở má lại gây phiền toái cho rất nhiều cô nàng. Bởi mụn ở má chiếm diện tích lớn, khó che giấu và do nhiều nguyên nhân gây ra. Thế nên, trị mụn ở má không chỉ dừng lại ở việc bôi mỹ phẩm ngoài da, mà còn cần thấu hiểu sâu sắc để có giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng Beaudy.vn khám phá về chủ đề nổi mụn ở má: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất nhé!
Nổi mụn ở má có ý nghĩa gì?
Không đơn thuần mụn lại xuất hiện ở những vị trí khác nhau như trán, cằm, lưng, ngực hay cả má. Khi mụn nổi ở má có thể cho thấy rất nhiều vấn đề cả về thói quen chăm sóc da và sức khỏe của cơ thể. Về mặt sức khỏe, mụn nổi ở má là dấu hiệu cảnh bảo hệ tiêu hóa kém và chức năng gan đang gặp vấn đề nên được theo dõi. Đối với thói quen, mụn nổi ở má còn do tác động của môi trường, dùng điện thoại quá nhiều, chăm sóc da không đúng cách và đôi khi còn do rối loạn hormone.
Nguyên nhân gây nổi mụn ở má
Chạm tay lên má
2 vùng má tưởng chừng rất “thoải mái” nhưng lại là nơi dễ bị nổi mụn nhiều nhất, do diện tích tiếp xúc lớn với các tác nhân gây ô nhiễm từ bên ngoài, hay thói quen đơn giản nhất là nằm áp mặt lên gối nằm lâu ngày. Thêm vào đó, má là vùng mà nơi bạn tay chạm nhiều nhất, mà tay là nơi có nhiều vi khuẩn gây hàng đầu. Nên vùng má càng dễ bị nổi mụn so với các vùng da khác trên khuôn mặt.
Tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và vi khuẩn
Có thể nhiều cô nàng phải bất ngờ vì nổi mụn do má còn đến từ việc bấm điện thoại quá thường xuyên, hay từ chính chiếc gối thân yêu mỗi đêm. Về điện thoại, các xung động ánh sáng xanh rất dễ làm tổn thương hàng rào da, trong khi đó bụi bẩn bám trên màn hình điện thoại cũng dễ rơi vào da mặt nhiều hơn. Bên cạnh đó, chăn, ga, gối hay nệm cũng là nguyên nhân.
Trang điểm và cọ trang điểm
Việc makeup thường xuyên cũng tạo điều kiện cho nổi mụn ở má. Bởi các lớp trang điểm rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông, kèm theo đây là nơi có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nhiều tế bào chết. Cùng với đó, việc dùng cọ trang điểm không được rửa sạch thường xuyên cũng là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn P.Acnes trong đấy.
Thói quen chăm sóc da
Vùng da 2 bên má có thể nổi mụn đến từ việc dùng sản phẩm làm sạch quá mức khiến da bị khô căng. Ngoài ra da bị thiếu ẩm cũng gây tiết nhiều dầu thừa hơn, dễ bị tắc nghẽn lỗ chân lông làm gây mụn trứng cá. Các thành phần chăm sóc da có thể chứa vài thành phần dễ bị kích ứng gây mụn như là: cồn khô, hương liệu tổng hợp, parabens,…
Do di truyền hoặc rối loạn nội tiết tố trong cơ thể
Nổi mụn ở má còn đến từ thói quen di truyền qua nhiều thế hệ, tuy khó xác định chính xác tình trạng này, thế nhưng bạn có thể để ý nếu bố mẹ hay anh chị ruột bị nổi mụn thì nguy cơ bạn nổi mụn sẽ cao hơn bình thường. Đôi khi việc mất cân bằng các loại hormone trong cơ thể liên quan đến lối sống, sinh hoạt cũng dễ gây mụn trứng cá đỏ (Rosacea), viêm nang lông (Folliculitis),…
Cách trị mụn nổi ở má hiệu quả
- Benzoyl Peroxide (BPO): là thành phần hỗ trợ trị mụn phổ biến giúp kiểm soát cả mụn viêm hay không viêm. BPO tác động bằng cách ức chế vi khuẩn gây mụn trứng cá bằng cách cung cấp oxy tạo môi trường bất lợi. Bên cạnh đó, BPO còn giúp kháng viêm và giảm tình trạng sưng tấy đỏ của các nhân mụn trên da.
- Salicylic Acid (BHA): hay còn gọi là Beta Hydroxy Axit, cải thiện rất nhiều vấn đề như mụn ẩn, mụn đầu đen, viêm nang lông và hỗ trợ tẩy da chết hiệu quả. Cùng với đó BHA còn giúp làm sạch lỗ chân lông rất tốt, trả lại làn da thông thoáng và sáng khỏe hơn.
- Retinoids: là nhóm dẫn xuất của vitamin A tác động đến mụn qua rất nhiều cơ chế khác nhau: từ tẩy tế bào chết cho da, tăng tốc độ tái sinh tế bào mới, kiểm soát dầu thừa, hỗ trợ chống lão hóa và cải thiện sắc tố. Nên rất nhiều vấn đề của da mụn đều có thể giải quyết bằng Retinoids.
- Thuốc kháng sinh: được phân vào loại thuốc, thế nên kháng sinh cần được kê toa từ các bác sĩ da liễu có chuyên môn. Bạn có thể được kê dùng như: Tetracycline, Doxycycline,… để kiểm soát mụn.
Cách phòng ngừa nổi mụn ở má
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng nổi mụn trứng cá bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Bắt đầu từ việc uống nhiều nước hơn, ít nhất 2 đến 3 lít mỗi ngày. Bổ sung nhiều loại trái cây chứa các loại axit amin, khoáng chất và vitamin để có đủ sức đề kháng chống lại các tác nhân gây mụn.
Đừng quên xây dựng thói quen chăm sóc da thật tốt, đảm bảo các bước cơ bản nhất như làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng. Hãy chọn các sản phẩm nhẹ nhàng, không nên có quá nhiều thành phần kích ứng. Thay vào đó, hãy có những nhóm chất giúp kiềm dầu và kiểm soát mụn nhé. Cùng với đó, nguyên nhân gây mụn đến từ tế bào chết tích tụ lâu ngày, thế nên hãy tẩy da chết ít nhất 1 lần mỗi tuần với BHA/AHA.
Khi bắt đầu sử dụng một sản phẩm mới, bạn nên patch-test một vùng nhỏ trước, ví dụ như hai bên góc hàm để xem da có những biểu hiện kích ứng như: đỏ rát, châm chích, bong tróc hay không. Nếu không có bạn có thể yên tâm dùng trên da diện rộng. Và khi bạn thuộc tuýp da dễ nổi mụn hãy chú ý đến các công thức mỏng nhẹ, thấm nhanh và có các ký hiệu quan trọng trên nhãn dán mỹ phẩm như là: Oil-Free, Non-Comedogenic.
Mụn nổi ở má thường biểu hiện ra nhiều loại mụn như mụn ẩn, mụn nang, mụn mủ và mụn nang. Vị trí xuất hiện của mụn rất đa dạng, chiếm diện tích rộng và nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ rất lớn. Việc kiểm soát tình trạng nổi mụn ở má có thể bằng các nhóm thuốc không cần kê toa như BPO, BHA hay Retinoids, nếu mụn nặng cần có kháng sinh để điều trị hiệu quả hơn nhé. Beaudy.vn hi vọng bài viết hôm nay đã mang đến chủ đề làm đẹp thật hữu ích trên hành trình chăm sóc da của chính bạn nhé.
Mình muốn nghe thêm ý kiến của các bạn về bài viết này, hãy để lại bình luận để chúng ta cùng tìm hiểu và cải thiện hơn nhé!